Dựa vào lược đồ hình 7 và tư liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn diễn biển trận chiến trên sông Bạch Đằng

Tải xuống 2 2.9 K 1

Với giải câu hỏi 6 trang 85 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu hỏi 6 trang 85 Lịch Sử lớp 6: Dựa vào lược đồ hình 7 và tư liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn diễn biển trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 trên lược đồ.

Dựa vào lược đồ hình 7 và tư liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn diễn biển trận chiến

Dựa vào lược đồ hình 7 và tư liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn diễn biển trận chiến

Lời giải:

- Diễn biến trận Bạch Đằng (938):

Nhận được tin này, Lưu Hoằng Tháo sẽ kéo quân vào nước ta theo đường biển, Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa sông Bạch Đằng.

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.

Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.

+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.

Lý thuyết Ngô Quyền và khúc tráng ca sông Bạch Đằng

a. Kế hoạch đánh giặc

- Hoàn cảnh:

+ Năm 938, vua Nam Hán cử Hoằng Tháo chỉ huy quân thủy tiến sang xâm lược nước ta

+ Ngô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa biển Bạch Đằng.

- Kế hoạch của Ngô Quyền:

+ Lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Vạt nhọn cọc lớn, đầu vạt bịt sắt, sau đó đóng ngầm cọc ở cửa biển. 

+ Lợi dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch.

b. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng

- Diễn biến:

+ Khi nước biển dâng cao, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy; chiến thuyền của quân Nam Hán va vào cọc, vỡ và bị chìm. Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X | Kết nối tri thức

- Ý nghĩa: chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

ịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 80 Bài 18 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời...

Câu hỏi 1 trang 81 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo...

Câu hỏi 2 trang 81 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa gì...

Câu hỏi 3 trang 82 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin kết hợp với khai thác lược đồ, em hãy trình bày...

Câu hỏi 4 trang 84 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 6 và khai thác đoạn tư liệu 1, em hãy cho biết Ngô Quyền...

Câu hỏi 5 trang 84 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc...

Câu hỏi 7 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, nét độc đáo trong các tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền...

Câu hỏi 8 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào tư liệu 3, em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Lựa chọn một trong hai yêu cầu dưới đây và thực hiện...

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống