Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 20 (Kết nối tri thức): Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Tải xuống 5 2.3 K 5

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Mở đầu trang 70 Bài 20 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em bé khi mới sinh có chiều dài trung bình là 50cm. Theo thời gian, em bé lớn dần thành người trưởng thành với chiều cao trung bình (của người Việt Nam) là 164,4cm (ở nam) và 154cm (ở nữ). Quá trình nào đã giúp con người cũng như các sinh vật khác lớn lên như vậy?

Lời giải:

Nhờ có sự lớn lên và phân chia của tế bào mà con người cũng như các sinh vật khác có thể lớn lên.

Câu hỏi 1 trang 70 Bài 20 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 20.1 và trả lời các câu hỏi:

1. Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi tế nào sau khi tế bào lớn lên?

2. Tế bào có lớn lên mãi được không? Tại sao?

Quan sát hình 20.1 và trả lời các câu hỏi

Lời giải:

1. Kích thước tế bào chất và nhân tăng dần lên sau khi tế bào lớn lên.

2. Tế bào không thể lớn lên mãi vì:

- Khi kích thước tế bào gia tăng thì tỉ lệ S/V giảm khiến cho quá trình trao đổi chất với môi trường giảm. 

- Ngoài ra khi tế bào có kích thước lớn thì khả năng kiểm soát của nhân đối với hoạt động của tế bào giảm. (khi kích thước lớn thì sẽ tốn nhiều thời gian trong việc truyền thông tin từ phần này đến phần kia của tế bào) 

→ Những điều này khiến cho tế bào gặp khó khăn trong việc sinh trưởng, phản ứng với những biến đổi của môi trường

Câu hỏi 2 trang 70 Bài 20 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 20.1 và 20.2 để trả lời các câu hỏi sau:

1. Khi nào thì tế bào phân chia?

2. Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tế bảo được hình thành từ quá trình nào?

Quan sát hình 20.1 và 20.2 để trả lời các câu hỏi sau

Lời giải:

1. Khi tế bào lớn lên đạt kích thước giới hạn thì sẽ phân chia.

2. Hàng tỉ tế bào trong cơ thể chúng ta được hình thành nhờ quá trình phân chia của tế bào.

Câu hỏi 3 trang 71 Bài 20 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 20.3 và cho biết cây ngô (là cơ thể đa bào) lớn lên nhờ quá trình nào?

Quan sát hình 20.3 và cho biết cây ngô (là cơ thể đa bào) lớn lên nhờ quá trình nào

Lời giải:

Cây ngô lớn lên nhờ sự lớn lên và phân chia tế bào.

Câu hỏi 4 trang 71 Bài 20 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 20.3 – 20.4, thảo luận và trả lời câu hỏi:

1. Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì?

2. Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, các tế bào bị tổn thương?

Quan sát hình 20.3 – 20.4, thảo luận và trả lời câu hỏi

Quan sát hình 20.3 – 20.4, thảo luận và trả lời câu hỏi

Lời giải:

1. Ý nghĩa của sự sinh sản của tế bào:

- Giúp cơ thể lớn lên

- Thay thế các tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương

2. Nhờ có quá trình sinh sản tế bào mà các tế bào già, tế bào chết, tế bào bị tổn thương được thay thế.

Em có thể 1 trang 72 Bài 20 Khoa học tự nhiên lớp 6: Vận dụng được những hiểu biết về ý nghĩa của sự sinh sản tế bào đối với cơ thể để có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lí giúp cơ thể đạt được chiều cao tối ưu.

Lý thuyết Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

I. Sự lớn lên của tế bào

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào | Kết nối tri thức

- Nhờ có quá trình trao đổi chất mà kích thước và khối lượng của tế bào tăng lên.

II. Sự sinh sản (phân chia) của tế bào

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào | Kết nối tri thức

- Mỗi tế bào sau khi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con.

- Công thức tính số tế bào con (N) được tạo ra sau n lần phân chia: N = 2n

III. Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào

- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tổn thương hoặc chết.

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống