Giải SGK Công nghệ lớp 6 Bài 1 (Kết nối tri thức): Khái quát về nhà ở

Tải xuống 5 3.6 K 4

Với giải bài tập Công nghệ lớp 6 Bài 1: Khái quát về nhà ở chi tiết bám sát nội dung sgk Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Công nghệ 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 1: Khái quát về nhà ở

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 8 Công nghệ lớp 6Cuộn sống của con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà ở? Tại Việt Nam, nhà ở có đặc điểm gì chung và có những kiến trúc đặc trưng nào?

Lời giải:

- Những khó khăn mà con người gặp phải khi không có nhà ở là:

+ Con người không có chỗ ở ở, không được bảo vệ trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội và không có nơi để phục vụ nhu cầu về sinh hoạt cá nhân hay hộ gia đình.

+ Con người không cảm nhận được cảm giác thân thuộc, không cùng nhau tạo niềm vui, không cảm nhận được cảm giác riêng tư.

- Đặc điểm chung của nhà ở Việt Nam là:

+ Về cấu tạo, nhà ở thường bao gồm các phần chính như: móng nhà, sàn nhà, khing nhà, tường nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.

+ Về cách bố trí không gian bên trong nhà, nhà ở thường phân chia thành các khu vực như: khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh, …

+ Ngoài ra, nhà ở còn mang tính vùng miền, phụ thuộc vào vị trí địa lí, khí hậu, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Kiến trúc đặc trưng của nhà ở Việt Nam là:

Kiến trúc đặc trưng của nhà ở Việt Nam có

+ Nhà ở nông thông

+ Nhà ở thành thị: nhà ở mặt phố, nhà ở chung cư.

 + Nhà ở các khu vực đặc thù: nhà sàn, nhà nổi.

Khám phá trang 8 Công nghệ lớp 6: Quan sát Hình 1.1 và cho biết vì sao con người cần nhà ở?

Quan sát Hình 1.1 và cho biết vì sao con người cần nhà ở

Lời giải:

Con người cần có nhà ở vì:

Nhà ở có vai trò rất quan trọng đối với con người. Nhờ có nhà ở mà mang đến cho con người cảm giác thân thuộc, ở đó mọi người có thể cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực, mang đến cho con người nhiều cảm giác riêng tư, cùng nhau ăn cơm, cùng nhau xem phim, đi ngủ, vui chơi....

Khám phá trang 10 Công nghệ lớp 6: Quan sát Hình 1.4, em có thể nhận biết được những khu vực chức năng nào trong ngôi nhà?

Quan sát Hình 1.4, em có thể nhận biết được những khu vực chức năng nào trong ngôi nhà

Lời giải:

Các khu vực chức năng trong ngôi nhà Hình 1.4 là:

Hình

Khu vực

a

Phòng khách

b

Phòng ngủ

c

Khu nấu ăn

d

Khu vệ sinh

Kết nối năng lực trang 11 Công nghệ lớp 6: Sử dụng internet hoặc qua sách, báo, …để tìm hiểu thêm về đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác nhau của nước ta.

Lời giải:

- Miền Bắc: Nhà Bắc nông thôn thời xưa thường có ít nhất ba gian. Mái nhà có độ dốc lớn một phần để thoát nước mưa, một phần dành không gian phía trên đó để cất giữ lương thực.

- Miền Trung: Kiến trúc nhà ở truyền thống miền Trung của người Việt thường đơn giản. Trong khuôn viên nhà thường được bố trí liên hoàn gồm: nhà, sân, vườn, ao.

- Miền Nam: Nhà làm bằng lá, chia thành các vách, sân vườn rộng rãi, cây trái sum suê. Nhà có thể được xây dựng gần bờ sông, kênh rạch...

Luyện tập trang 11 Công nghệ lớp 6: Ở nơi em sống, có những kiểu kiến trúc nhà ở nào? Nhà sàn và nhà nổi phù hợp với những vùng nào ở nước ta?

Lời giải:

- Ở nơi em sống, kiến trúc nhà ở thành thị là chủ yếu. Nó bao gồm nhà ở mặt đất và nhà ở chung cư.

- Theo em:

+ Nhà sàn phù hợp với vùng núi cao như Tây Nguyên, Tây Bắc

+ Nhà nổi phù hợp với vùng nhiều kênh rạch như ở miền Tây Nam Bộ.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 11 Công nghệ lớp 6: Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nhà ở nào? Mô tả các khu vực chức năng trong ngôi nhà của gia đình em.

Lời giải:

- Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nhà ở thành thị mặt phố. 

Mô tả các khu vực chức năng trong ngôi nhà của gia đình em:

gồm: 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 2 phòng tắm, 3 phòng ngủ.

Vận dụng 2 trang 11 Công nghệ lớp 6Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em.

Lời giải:

Ý tưởng thiết kế ngôi nhà của em: 

Khu vực chức năng

Số lượng

Công dụng

Phòng khách

1

cho mọi người cùng quây quần, trò chuyện, xem phim

Phòng bếp

1

cho các thành viên trong nhà sáng tạo ra những món ăn ngon

Phòng tắm

2

cho mọi người vệ sinh cá nhân

Phòng ngủ

3

cho mọi người có không gian riêng, thư giãn sau một ngày làm việc

Phòng đọc sách

1

1 phòng đọc sách, chơi đàn: cho mọi người cùng đọc sách, thư giãn

Tầng thượng

1

1 tầng thượng để mọi người tập luyện thể dục thể thao, trồng cây, trồng rau.

Lý thuyết Bài 1: Khái quát về nhà ở

I. Vai trò của nhà ở

- Dùng để ở, giúp bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội.

- Dùng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

- Đem lại cho con người cảm giác thân thuộc, riêng tư.

II. Đặc điểm chung của  nhà ở

1. Cấu tạo

Nhà ở gồm các phần chính sau:

- Móng nhà

- Sàn nhà

- Khung nhà

- Tường nhà

- Mái nhà

- Cửa ra vào

- Cửa sổ

2. Cách bố trí không gian bên trong

Nhà ở có các khu vực:

- Khu vực sinh hoạt chung

- Khu vực nghỉ ngơi

- Khu vực thờ cúng

- Khu vực nấu ăn

- Khu vực vệ sinh

* Nhà ở còn mang tính vùng miền.

II. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

1. Nhà ở nông thôn

- Một số khu vực chức năng trong nhà truyền thống được xây tách biệt.

- Tùy từng gia đình, khu nhà chính có thể xây ba gian hoặc năm gian.

- Các gian nhà thường được phân chia bằng tường nhà hoặc cột nhà.

2. Nhà ở thành thị

a) Nhà ở mặt phố

- Được thiết kế nhiều tầng nhằm mục đích:

+ Tiết kiệm đất.

+ Tận dụng không gian theo chiều cao

- Thiết kế vừa ở vừa kinh doanh để tận dụng ưu thế mặt tiền.

b) Nhà ở chung cư

Dùng để phục vụ cho nhiều gia đình nên:

-  Có không gian riêng dành cho từng gia đình, gọi là căn hộ.

-  Có không gian chung như: khu để xe, khu mua bán, khu sinh hoạt cộng đồng, …

3. Nhà ở các khu vực đặc thù

a) Nhà sàn

- Đặc điểm:

+ Dựng trên các cột phía trên mặt đất

+ Phù hợp với đặc điểm về địa hình, tập quán sinh hoạt của người dân.

- Cấu trúc nhà chia làm hai vùng không gian sử dụng:

+ Phần sàn: là khu sinh hoạt chung, để nấu ăn và ở.

+ Phần dưới sàn: là nơi cất giữ công cụ lao động.

b) Nhà nổi

- Có hệ thống phao dưới sàn giúp nhà nổi được trên mặt nước.

- Có thể di động hoặc cố định

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống