Giải SGK Địa lí 6 Bài 1 (Kết nối tri thức): Hệ thống kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí

Tải xuống 3 3.3 K 2

Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6  Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 102 Địa Lí lớp 6Dựa vào hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy

1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

2. So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.

Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây

Lời giải:

1. Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

- Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 00 đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh.

- Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 00 hay còn gọi là Xích đạo.

- Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

- Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.

- Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

2. So sánh các đường vĩ tuyến với nhau, kinh tuyến với nhau:

- Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của Trái Đất với nhau).

- Các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau

+ Đường vĩ tuyến gốc (Xích đạo) có độ dài lớn nhất.

+ Càng xa Xích đạo về hai cực các đường vĩ tuyến càng nhỏ dần.

Câu hỏi 2 trang 103 Địa Lí lớp 6: Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4

Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4

Lời giải:

Tọa độ các điểm là:

- Điểm A (600B, 1200Đ).

- Điểm B (23027’B, 600Đ).

- Điểm C (300N, 900Đ).

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 103 Địa Lí lớp 6: Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.

Lời giải:

Nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa Cầu có tất cả:

- 360 kinh tuyến.

- 181 vĩ tuyến.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 103 Địa Lí lớp 6: Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.

Lời giải:

Tọa độ địa lí các điểm cực trên đất liền của nước ta là:

- Điểm cực Bắc (23023'B; 105020'Đ) thuộc xã Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang. 

- Điểm cực Nam (8034'B; 104040'Đ) thuộc xã Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau. 

- Điểm cực Đông (12040′B; 109024'Đ) thuộc xã Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hòa.

- Điểm cực Tây (22022'B; 102009'Đ) thuộc xã Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.

Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến.

- Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin-Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o).

+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.

+ Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

+ Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí | Kết nối tri thức

2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí | Kết nối tri thức

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống