Sự tích Hồ Gươm: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 2 10.4 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Sự tích Hồ Gươm thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, gồm 2 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Sự tích Hồ Gươm Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6:

 Sự tích Hồ Gươm: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý (ảnh 1)

Tác giả tác phẩm Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn lớp 6

I. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyền thuyết là một thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Truyện thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,…

2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

3. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

4. Tóm tắt: Thời nước Nam ta bị giặc Minh xâm lược, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống xâm lược nhưng không thành. Đức Long quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Phần lưỡi gươm do người đánh cá Lê Thận nhặt được rồi chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân lên cao. Gươm thần tung hoành khắp trận địa. Gươm thần giúp họ mở đường đánh tràn ra mãi cho đến khi không còn bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên làm vua, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm

5. Bố cục (2 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến …Đất nước): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

- Phần 2 (Còn lại): Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã hết giặc.

6. Giá trị nội dung: Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.

7. Giá trị nghệ thuật: Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa.

II. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Lạc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

- Hoàn cảnh:

   + Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, coi dân ta như cỏ rác.

   + Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.

→ Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần.

- Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm:

   + Lê Lợi: chủ tướng, nhặt được chuôi gươm ở trên ngọn cây đa trong một khu rừng.

   + Lê Thận: người dân đánh cá, nhặt được lưỡi gươm.

→ Trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” nghĩa là theo ý Trời, qua đó khẳng đinh tính chất chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Đồng thời, việc Lê Lợi nhặt được chuôi gươm và Lê Thận nhặt được lưỡi gươm cho chúng ta thấy đây là cuộc khởi nghĩa mang tính chất toàn dân.

- Kết quả:

   + Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.

   + Họ xông xáo đi tìm giặc chứ không phải trốn tránh như trước.

   + Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, đến lúc không còn bóng giặc nào trên đất nước nữa.

2. Lê Lợi trả gươm

- Thời gian: một năm sau khi đuổi giặc Minh.

- Địa điểm: hồ Tả Vọng.

- Nhân vật đòi gươm: Rùa Vàng – sứ giả của Đức Long Quân.

- Hoàn cảnh đất nước:

   + Đất nước ta đã đánh tan giặc Minh xâm lược.

   + Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua.

→ Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Đồng thời, lí giải tên gọi hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm hiện nay.

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống