TOP 10 mẫu Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 3 4.3 K 3

Tài liệu tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta môn Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 11.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta

Bài giảng: Về luân lí xã hội ở nước ta

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 1

Một đất nước muốn phát triển giàu mạnh, kinh tế vững bề đời sống nhân dân ổn định ấm no hạnh phúc thì trước hết phải là sự góp sức của vua quan, chính phủ những người lãnh đạo đất nước. Hơn hết đó còn là sự ủng hộ của nhân dân cùng nhân dân hiệp lực để tạo ra một xã hội lớn mạnh hơn. Trong xã hội xưa khi vua nắm quyền quan lại chỉ ra sức bóc lột cuộc sống của người nông dân để làm giàu cho túi riêng của mình thì họ chỉ nghĩ đến bản thân, quyền lợi của mình khiến nhân dân cực khổ, cuộc sống lầm than. Làm cho nhân dân không còn tin tưởng vào cuộc sống vào con người họ chỉ biết làm sao để tốt nhất cho mình, dẫn đến nhân dân ta không có đoàn thể, không có tinh thần đoàn kết của một tập thể.

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 2

Nước ta tuyệt không ai biết đến luân lí xã hội. Người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, nghĩa vụ của mỗi người sống trong cùng một nước với nhau nên dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này cũng chẳng quan tâm đến người khác nên luân lý xã hội chẳng thể tồn tại. Nguyên nhân là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Nhân dân ta từ xưa cũng đã có ý thức đoàn thể có điều này đã sa sút. Nước ta chưa có luân lý xã hội còn do bè lũ vua quan chỉ biết tham quyền vụ lợi, mua quan bán tước, chỉ muốn nhân dân nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Chính vì thế nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết dân ta phải có đoàn thể. Đất nước muốn có đoàn thể thì phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa.

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta nhanh nhất, ngắn gọn (10 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 3

Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt không ai biết đến. Sở dĩ thiếu luân lý xã hội là bởi người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác. Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Xưa dân ta cũng đã có ý thức đoàn thể nhưng nay đã xa sút. Nước ta chưa có luân lý xã hội còn do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỷ của chúng, chỉ biết mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết dân ta phải có đoàn thể. Mà muốn có đoàn thể thì phải tuyên truyền Xã Hội Chủ Nghĩa.

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 4

Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Thực trạng nước ta không có luân lí là bởi người bên ta thì điền nhiên như kẻ ngủ không biết gì, sống không biết đến nhau, ai sống chết mặc ai, không quan tâm đến nhau. Đó là do nhân dân ta chưa có đoàn kết, ý thức dân chủ còn kém, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng cho bản thân mình. Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không cạn thiệp đến mình. Trong khi đó vua quan thì mặc sức bóc lột nhân dân khiến cuộc sống của người dân trở nên lầm than, cực khổ. Từ đó mà có thái độ mỉa mai, phê phán, hai chữ “thượng lưu” không thể hiện bản chất vua quan bấy giờ, luân lí vua quan hưởng bao phú quý, củng cố quyền lực giai cấp. Chính vì thế nước Việt Nam muốn có độc lập thì trước hết dân phải có đoàn kết hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này.

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta nhanh nhất, ngắn gọn (10 mẫu) (ảnh 2)

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 5

Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn. Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. Theo Phan Chu Trinh sự lớn mạnh của các nước phương Tây là do học có nền đạo đức dân chủ, có đoàn thể, có công đức, biết giữ lợi chung và kiên quyết đấu tranh đòi sự công bằng. Luân lí xã hội ở nước ta xưa và nay có sự khác nhau rõ rệt. Xưa kia, dân ta có ý thức đoàn thể, biết đến công ích, đoàn kết. Còn nay trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, u lì. Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả.Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai. Mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối, nịnh hót. Vua quan thì chỉ biết lợi ích của mình, hành hạ làm cho dân chúng khốn khổ, tăm tối mà ra sức thống trị, vơ vét. Vì vậy, nước Việt Nam muốn tự do, độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã, biết yêu thương giống nòi, bênh vực nhau và biết đấu tranh đòi lẽ công bằng.

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 6

Bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được ông diễn thuyết đêm 19-1-1925 tại nhà thanh niên ở Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Trong bài viết, Phan Châu Trinh đã đề cao tác dụng của đạo đức luân lý, khẳng định một những nguyên nhân để mất nước là mất đạo đức, luân lý truyền thống. Đoạn trích, ta có thể tóm lược ý của Phan Châu Trinh là: Trong thực tế, tinh thần dân chủ; ý thức cộng đồng ở nước ta còn thấp, muốn trở thành hùng mạnh như các nước phương tây phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng này. Rõ ràng, đây là cách đặt vấn để, giải quyết vấn đề chặt chẽ, sáng tạo, dễ thuyết phục.

Phần đầu của văn bản, Phan Châu Trinh chỉ rõ thực trạng đáng buồn của xã Việt Nam đầu thế kỉ XX là dân trí thấp. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì chủ trương của người Pháp khi sang Đông Dương là thực hiện chính sách ngu dân dễ bề cai trị. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là cách viết của Phan Chu Trinh không chỉ đúng mà còn hay và giàu sức thuyết phục.

Bắt đầu từ chỗ dân trí thấp nên một số hệ lụy kéo theo. Như tác giả, đó là: “Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Có nghĩa là tinh thần xã hội có ý thức cộng đồng ở nước ta “dốt nát hơn nhiều”. Hay đúng hơn là hầu như không được biết đến. Không sử dụng yếu tố lập luận và cách lập luận sắc sảo qua việc dùng biện pháp so sánh, lựa chọn từ ngữ…

Tác giả còn bày tỏ thái độ xót xa, tâm trạng bức xúc, là thái độ của một con người giàu cái tâm, cái tình với đất nước. Thái độ Phan Chu Trinh thật đáng khâm phục dù ông đang hướng về các nước phương Tây để chủ trương “duy tâm”. Nhưng ông không phủ nhận đạo Nho, hơn thế, ta vẫn thấy ông nói về nó với thái độ trân trọng.

Điều này một lần nữa thể hiện rõ quan điểm của ông. Đổi mới nhận thức của người dân theo hướng hiện đại để theo kịp xu thế nhưng không đồng nghĩa với việc xa rời lối sống và học phương Đông. Phải chăng, ông là người rất thức thời ở điếm này khi sau ông gần một kỉ, trong xu thế hội nhập, chúng ta cũng luôn chủ trương “hòa nhập mà không hoà tan”.

Đọc văn bản, ta còn nhận ra rất rõ thái độ của Phan Châu Trinh. Ông càng ghét, khinh bỉ bọn này đến tột độ. Bắt đầu từ cách gơ là “đám” “kẻ”, “bọn” tất cả chúng đều “lúc nhúc” như dòi bọ. Rồi đến giọng văn mỉa mai, ghê tởm khi nói về bọn ham bả vinh hoa: “Dâu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai, đội mũ, có kẻ áo rộng, khăn đen lúc nhúc lay dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong?

Những kẻ tham phú quí, ham bả vinh hoa kia, vì quyền lợi của họ, họ đã dẫm đạp lên người dân, từ thành thị đến thôn quê vì xét cho cùng “dân càng nô lệ… bọn quan lại càng phú quý”. Nguy hại hơn, cái thói hám quyền tước, lợi lộc như một thứ đại dịch, lan tràn, cá người học chữ Nho đến chữ Tây, từ thôn quê đến chốn thị thành, thử hỏi đại dịch ấy bao giờ chấm dứt? Thử hỏi, ai sẽ là người đem thuốc trị cho con bệnh hiểm ấy?

Đứng trước thực tại đó, ông đã phải thốt lên: “Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có cũng là vì thế!”. Kết thúc bài viết là một lập luận đồng thời cùng là một lời kêu gọi. Các vấn đề được liên kết theo kiểu móc xích. Để độc lập thì phải có đoàn thể và để ó đoàn thế thì phải “truyền bá Xã hội chủ nghĩa”, phải giác ngộ đồng bào, khơi gợi đoàn kết. Chi có như thế dân tộc Việt Nam mới có đủ sức mạnh để đánh đuổi kẻ xâm lăng, mới thoát kiếp nô lệ.

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta nhanh nhất, ngắn gọn (10 mẫu) (ảnh 3)

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 7

Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng, một nhà yêu nước sớm giác ngộ cách mạng và có tư tưởng cách tân táo bạo trong lịch sử dân tộc. Không chỉ là nhà cách mạng, ông còn là nhà văn có nhiều sáng tác bằng cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ với những áng văn chính luận đanh thép, sâu sắc và những sáng tác thơ mang đậm tinh thần dân chủ và tinh thần yêu nước. Và có thể nói, đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” trích từ phần ba của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” là một trong số những sáng tác đặc sắc, biểu biểu của ông.

Trước hết, trong phần mở đầu bài “Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả Phan Châu Trinh đã nêu lên một cách rõ ràng vấn đề bàn luận, đó chính là việc ở nước ta chưa có ai biết đến xã hội luân lí thật. Tác giả đã nêu lên vấn đề cần bàn luận ngay từ câu văn mở đầu đoạn trích “Xã hội luân lí, thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”.

Tác giả Phan Châu Trinh đã chỉ ra rằng “một tiếng bạn bè không thể thay cho xã hội luân lí được” hay tác giả nêu lên hiện tượng những người làm quan thường nhắc tới từ “thiên hạ” vốn xuất phát từ một câu trong sách Nho giáo “Sửa nhà trị nước rồi mới yên thiên hạ” nhưng lại chẳng mấy ai hiểu rõ, hiểu đúng nghĩa của từ đó. Như vậy, với cách vào vấn đề một cách trực tiếp và lời khẳng định vấn đề, tác giả Phan Châu Trinh không những đã khẳng định nước ta không có luân lí mà hơn thế nữa còn phủ nhận, bác bỏ những cách hiểu đơn giản, nông cạn, hời hợt, sai lệch về vấn đề luân lí xã hội ở nước ta.

Hơn thế nữa, trong bài viết của mình, tác giả Phan Châu Trinh còn nêu lên thực trạng luân lí xã hội ở nước ta trong sự so sánh tương quan với các nước ở châu u và nêu lên nguyên nhân của thực trạng ấy. Trước hơn hết, tác giả đã chỉ ra rằng, ở bên châu u không những đã có xã hội luân lí mà nó còn rất thịnh hành và một minh chứng rõ ràng được tác giả nêu ra đó chính là ở nước Pháp, nếu như trong trường hợp người dân bị đè nén quyền lợi chính đáng của mình thì người ta sẽ bằng mọi cách – từ kêu nài, chống cự, thị oai cho đến vận dụng đến khi nào được công bằng mới chịu dừng lại.

Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân để có được điều đó chính là do họ có tinh thần đoàn kết, có tinh thần dân chủ, có trình độ văn hóa và biết nhìn xa trông rộng. Nêu lên thực trạng luân lí ở châu u làm cơ sở để so sánh, tác giả đã chỉ ra thực trạng luân lí xã hội ở nước ta. Như đã nói ở trên, ở nước ta “tuyệt nhiên không ai biết đến” xã hội luân lí thật,đó là lối sống không biết đến tập thể. Không chỉ nêu lên thực trạng ấy, tác giả còn đi sâu làm rõ những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên.

Với tác giả, nguyên nhân đầu tiên đó chính là do con người nước ta “không biết đến đoàn thể, không trọng công ích”, ý thức dân chủ kém. Đồng thời, một trong số những nguyên nhân đó chính là sự “ham quyền tước, ham bả vinh hoa” của học trò, của vua quan trong các triều đại phong kiến. Điều đó đã khiến cho họ “muốn giữ túi tham của mình được đầy mãi, địa vị của mình được vững mãi” nên rồi đến cuối cùng họ đã “kiếm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể quốc dân”.

Những điều đó xét đến cùng cũng xuất phát từ chế độ vua quan chuyên chế bảo thủ, lạc hậu kéo dài. Như vậy, tác giả đã chỉ ra một cách rõ ràng thực trạng của luân lí xã hội ở nước ta và nguyên nhân của thực trạng đó với một thái độ đau xót, phẫn uất cho tình cảnh của người dân.

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 8

Đoạn văn được học trích từ một trong những bài diễn thuyết cuối cùng của nhà ái quốc lớn từng nghiền ngẫm nhiều về con đường cứu nước.

Nội dung chủ yếu của đoạn trích nói về tình trạng người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lí xã hội và điều kiện để xây dựng luân lí xã hội ở Việt Nam cũng chưa có, bởi dân không biết đoàn thể, không trọng công ích, mà tình trạng này lại có nguyên nhân từ sự phá hoại đoàn thể của đám quan trường.

Chủ đề của đoạn trích rất rõ ràng. Tác giả cho rằng cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể, nhằm hướng tới mục đích giành độc lập tự do.

Nếu coi một nét đặc thù của loài vãn diễn thuyết là sự giao tiếp sống động giữa người nói và người nghe thì đối tượng hướng tới của bài diễn thuyết được trích học ở đây trước hết là những người trực tiếp nghe Phan Châu Trinh nói vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội Thanh niên Sài Gòn. Rộng ra, đó là những đồng bào thân yêu của diễn giả – những người biết đau nỗi đau mất nước, đang muốn chia sẻ với ông những trăn trở trong việc xác định con đường đi tới cho cả xã hội.

Theo tác giả, nguyên nhân sâu xa của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích nằm ở sự phản động, thối nát của lũ quan trường. Từ đây, tác giả hướng mũi dùi đả kích vào bọn chúng (đối tượng mà ông khi thì gọi là bọn học trò, khi thì gọi là kẻ mang đai đội mũ, kể áo rộng khăn đen, khi thì gọi là bọn quan lại, bọn thượng lưu…).

Chỉ mới quan sát cách tác giả gọi tên chứ chưa nói tới việc ông tố cáo cái tội của chúng, ta đã nhận ra sự căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh đối với tầng lớp quan lại Nam triều. Trong mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để. Các hình ảnh ví von đáng chú ý thể hiện thái độ phủ định đó: có kẻ mang đai đội mũ, ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới…, những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy.

Phan Châu Trinh nhìn thấy mối quan hệ mật thiết giữa truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng toàn thể với sự nghiệp giành tự do độc lập. Tác giả luôn biết hướng về cái đích cuối cùng (giành tự do, độc lập) nhưng cũng hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn bước đi.

Từ chỗ nhận thấy một sự thực nhức nhối là dân trí nước ta quá thấp và ý thức đoàn thể của người dân quá kém (điều này gây trở ngại cho mưu đồ cứu nước), ông kêu gọi gây dựng đoàn thể, dĩ nhiên, đi kèm với nó là việc đánh đổ chế độ vua quan thối nát. Nhưng muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này. Lập luận như thế là rất chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.

Về luân lí xã hội ở nước ta thể hiện khá rõ những điều cốt lõi làm nên sức hấp dẫn của văn diễn thuyết Phan Châu Trinh: lập luận sáng sủa, khúc chiết, tình cảm tràn đầy, thường được biểu lộ qua những lời cảm thán thống thiết, lập trường đánh đổ chế độ quân chủ luôn được tuyên bố công khai, dứt khoát, kế hoạch hành động được vạch ra cụ thể, rõ ràng…

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 9

Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây do Phan Châu Trinh viết và diễn thuyết vào đêm 19-11- 1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Nội dung đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước dám vạch trần thực trạng đen tối của xã hội và đề cao tư tưởng dân chủ.

Tác giả khẳng định việc truyền bá luân lí xã hội là hết sức cấp thiết và quan trọng để khôi phục ý thức của dân chúng về nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc; hướng mọi người tới mục đích giành chủ quyền độc lập tự do và xây dựng tương lai tươi sáng của đất nước. Đối tượng bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh trước hết là người nghe sau đó mới là toàn thể dân chúng Việt Nam. Đoạn văn thể hiện phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, nhẹ nhàng, lúc đanh thép, mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.

Tóm tắt Về luân lí xã hội ở nước ta – mẫu 10

Nước ta tuyệt nhiên không có và không biết đến luân lí xã hội. Trong khi đó, luân lí xã hội như ý thức nghĩa vụ giữa người với người và tổ chức đoàn thể đã rất thịnh hành ở châu Âu. Ở nước ta, ai bị kẻ mạnh lấy quyền lực đè nén, người xung quanh cũng mặc kệ thì ở châu Âu, ở Pháp họ đấu tranh đòi công bằng cho kì được.

Nguyên nhân khiến nước ta không có luân lí xã hội là bọn vua quan phản động tìm cách phá đoàn thể, thực hiện ngu dân để lo thân mình; thói chạy theo quyền tước trở thành xu thế của xã hội; dân ta ngu dốt không biết lên tiếng đấu tranh. Chỉ có cách truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể mới giúp nước ta thoát khỏi thực trạng này.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

*Tiểu sử:

- Phan Châu Trinh (1872 – 1926), tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.

- Quê: Tam kỳ, Quảng Nam.

- Sinh ra trong thời đại đất nước có nhiều biến động:

+ Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885 – 1896) nổ ra và thất bại.

+ Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.

- Là một sĩ phu yêu nước lớn đầu thế kỉ XX:

+ 1901: Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng.

+ 1906: Mở cuộc vận động Duy Tân.

+ 1908: Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra, thất bại và Phan Châu Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo.

+ 1911: ông sang Pháp bí mật xây dựng tổ chức cách mạng.

+ 1925: về nước tiếp tục diễn thuyết đề cao dân chủ.

+ 1926: Phan Châu Trinh mất.

⇒ Phan Châu Trinh là một nhà hoạt động chính trị - xã hội lớn của dân tộc Việt Nam.

*Sự nghiệp văn học:

- Quan điểm sáng tác: Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.

+ Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

2. Tác phẩm

1. Vị trí đoạn trích: 

- Về luân lí xã hội ở nước ta nằm trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây.

2. Hoàn cảnh sáng tác: 19 – 11 – 1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn.

3. Bố cục

- Phần 1: khẳng định nước ta không ai biết luân lí xã hội

- Phần 2: sự thua kém về luân lí xã hội của nước ta so với phương Tây

- Phần 3: chủ trương truyền bá xã hội chủ nghĩa cho người Việt Nam

4. Tóm tắt

Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt không ai biết đến. Sở dĩ thiếu luân lý xã hội là bởi người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác. Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Xưa dân ta cũng đã có ý thức đoàn thể nhưng nay đã xa sút. Nước ta chưa có luân lý xã hội còn do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỷ của chúng, chỉ biết mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết dân ta phải có đoàn thể. Mà muốn có đoàn thể thì phải tuyên truyền Xã Hội Chủ Nghĩa.

5. Phương thức biểu đạt

- Nghị luận, biểu cảm

6. Thể loại

- Văn chính luận

7. Giá trị nội dung

- Đoạn trích đã toát lên dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng cuả đất nước

8. Giá trị nghệ thuật

- Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống