TOP 13 mẫu Tóm tắt Đi bộ ngao du 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 1 2.6 K 6

Tài liệu tóm tắt Đi bộ ngao du môn Ngữ văn lớp 8 ngắn gọn, chi tiết gồm có 13 bài tóm tắt tác phẩm Đi bộ ngao du hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Đi bộ ngao du

Bài giảng: Đi bộ ngao du

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 1

Văn bản "Đi bộ ngao du" trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (ra đời năm 1762). Tác phẩm bàn về chuyện giáo dục một em bé - ông đặt cho cái tên là E-min - từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. E-min trong bài Đi bộ ngao du đã lớn. Đoạn trích nói lên ích lợi vô cùng to lớn từ việc đi bộ. “Đi bộ ngao du” đem lại hoàn toàn sự tự do, trau dồi vốn tri thức, có lợi cho sức khỏe và tinh thần qua đó còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 2

Từ những trải nghiệm thực tế của mình Ru – xô đã đưa ra những lợi ích của việc đi bộ ngao du. Đó là được tự do, được thu lượm tri thức và cuối cùng là tốt cho sức khỏe.

Tóm tắt Đi bộ ngao du nhanh nhất, ngắn ngọn (ảnh 1)

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 3

Văn bản Đi bộ ngao du đã cho thấy ích lợi của việc đi bộ, từ đó thấy con người giản dị, yêu quý tự do, yêu mến thiên nhiên của nhà văn. Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài đã lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài văn còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. 

Tóm tắt Đi bộ ngao du nhanh nhất, ngắn ngọn (ảnh 2)

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 4

Văn bản Đi bộ ngao du đã cho thấy ích lợi của việc đi bộ. Đi bộ cho ta tự do, có dịp trau dồi kiến thức và tốt cho sức khỏe, tinh thần của con người. Từ đó, tác giả đề cao việc học tập qua thực tế đời sống và đề cao kiến thức khoa học được xây dựng trên thực tế.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 5

Văn bản “Đi bộ ngao du” để đề cập đến đến ba lợi ích của việc đi bộ thoả mãn những cầu thưởng ngoạn tự do, mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, tăng cường sức khoẻ và nhân lên niềm vui sống cho con người. Qua đó, ta thấy được tác giả là một người giản dị nhưng sâu sắc, quí trọng tự do, yêu mến thiên như tưởng yêu tự do, coi trọng những kiến thức từ thực tế cuộc sống. Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ – tư tưởng tiến bộ của thời đại.

Tóm tắt Đi bộ ngao du nhanh nhất, ngắn ngọn (ảnh 4)

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 6

Văn bản Đi bộ ngao du bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ. Văn bản đã cho thấy ích lợi của việc đi bộ. Đi bộ cho ta tự do, có dịp trau dồi kiến thức và tốt cho sức khỏe, tinh thần của con người. Từ đó, tác giả đề cao việc học tập qua thực tế đời sống và đề cao kiến thức khoa học được xây dựng trên thực tế. Văn bản Đi bộ ngao du đã cho thấy ích lợi của việc đi bộ, từ đó thấy con người giản dị, yêu quý tự do, yêu mến thiên nhiên của nhà văn.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 7

Ê-min hay bàn về giáo dục là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Ru-xô. Tác phẩm được sáng tác năm 1762, nói về vấn đề giáo dục thể lực và trí tuệ con người. Đoạn trích Đi bộ ngao du được trích từ cuốn thứ 5 khi E-min đã khôn lớn, trưởng thành. Với đoạn trích này, tác giả muốn khẳng định đi bộ có ý nghĩa, vai trò vô cùng lớn đối với mỗi chúng ta.

Đi bộ ngao du là một văn bản nói về những lợi ích không tưởng của việc đi bộ, qua đó khuyên mỗi người nên đi bộ thường xuyên để tìm thấy những điều mới lạ. Từ những trải nghiệm thực tế của mình Ru – xô đã đưa ra những lợi ích của việc đi bộ ngao du. Đó là được tự do, được thu lượm tri thức và cuối cùng là tốt cho sức khỏe. Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ.

Bằng thực tiễn cuộc sống mà tác giả đã từng trải, kết hợp với lý lẽ, hợp tình hợp lý, nhà văn đã làm nổi bật được lợi ích của việc đi bộ ngao du mà lại không hề tốn kém về vật chất. Đúng như lời nhận định Đi bộ ngao du là cái thú không mất tiền.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 8

Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru-xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ. Theo tác giả, lợi ích đầu tiên của việc đi bộ ngao du, đó là được đi một cách tự do, theo sở thích của bản thân mình mà không phải lệ thuộc, phụ thuộc vào kì ai, bất kì điều gì.

Đi bộ ngao du giúp ta có thể thoải mái, tự do điều khiển mọi thứ theo sở thích của mình, tự do thưởng ngoạn bất kỳ nơi nào ta thấy có hứng thú. Chính điều đó sẽ khiến ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn và nhìn mọi thứ xung quanh một cách toàn diện, chủ quan.

Đi bộ ngao du giúp đầu óc linh hoạt hơn, sáng suốt hơn, tác giả khẳng định lợi ích của việc đi bộ ngao du so với học hành trên sách vở giáo điều trong khía cạnh tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học cuộc sống. Đi bộ ngao du không chỉ làm con người mở mang đầu óc mà còn giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 9

 “Đi bộ ngao du” nói về lợi ích của việc đi bộ, tự do thưởng ngoạn. Đi bộ có nhiều lợi thế, ta ưa lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muôn dừng nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta có thể quan sát khắp nơi. Bất cứ đâu ưa thích, có thể lưu lại đấy. Hễ lúc nào thấy chán có thể bỏ đi luôn mà không cần phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.

Đi bộ còn giúp mở mang tri thức, đi bộ ngao du cũng là để xem xét những tài nguyên mình giẫm chân lên và trái đất phô bày phong phú ra trước mắt. Đi bộ cũng giúp tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên vui vẻ, một bữa cơm đạm bạc mà sao vui vẻ, ngủ ngon giấc dù trên chiếc giường tồi tàn.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 10

Ê-min hay Về giáo dục là một tuyệt tác nói về nền giáo dục công dân của Ru-xô. “Đi bộ ngao du” trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm này.

Đi bộ ngao du là tác phẩm nói lên lợi ích vô cùng to lớn từ việc đi bộ về tự do, kích thích ý chí học hỏi, sức khỏe. Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, văn bản có lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau.

Đi bộ ngao du thú vị vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì. Đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế. Đi bộ ngao du rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người.

Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô là một người quý trọng tự do, yêu thiên nhiên. Có lối sống giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên. Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 11

Văn bản Đi bộ ngao du nêu lên vấn đề chính là lợi ích của việc đi bộ. Để làm sáng tỏ luận điểm này, người viết đã đưa ra ba lập luận lớn: Đi bộ đem lại cho chúng ta sự tự do, đi bộ cũng là dịp giúp con người trau dồi tri thức và cuối cùng đi bộ làm cho ta thêm phần khỏe mạnh.

Thông qua việc trải nghiệm của bản thân về các chuyến đi thức tế mà Ru-xô đã chỉ ra được lợi ích của việc đi bộ cũng như những lợi thế của việc đi bộ ngao du so với việc đi xe ngựa và các phương tiện khác.

Trước hết, đi bộ chính là ta tự do trên chính đôi chân mình, tới những nơi mà ta muốn. “Ta ưa chỗ nào thì ta đi”. Điều đặc biệt của việc đi bộ ngao du chính là sự tự do vì vậy mà đi bộ khiến cho việc ngao du trở nên thoải mái hơn. Hơn thế nữa đi bộ còn giúp ta rèn luyện chính sức khỏe của bản thân, rèn luyện sức bền và sự kiên trì.

Ta có thể dừng chân ở bất cứ nơi đâu mà ta muốn để khám phá ra những điều mới mẻ mà cuộc sống đem lại ta chưa hề biết tới. Tìm kiếm cho mình những con đường đi riêng biệt mới mẻ, sẵn sàng đối diện với hàng loạt các thử thách, thể hiện bản thân trải nghiệm mọi điều thú vị ở trong các chuyến ngao du.

Từ những chuyến đi ấy mà tác giả đã đưa ra được những cuộc chiêm nghiệm của bản thân thể hiện tình cảm cảm xúc đối với cuộc ngao du đồng thời đưa ra bài học thực tế được tạo ra từ chính những cuộc trải nghiệm của mình.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 12

Ru- xô là một nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp. Ông có rất nhiều tác phẩm hay làm say mê độc giả trên toàn thế giới, một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà ta có thể kể tên, đó chính là tác phẩm “Ê- min hay về giáo dục”. Cuốn tiểu thuyết này có nội dung bàn về chuyện giáo dục một em bé tên là Ê- min, nhà văn đã tưởng tượng và đặt tên- từ khi mới sinh ra đời đến tuổi trưởng thành. Văn bản “Đi bộ ngao du” được trích từ quyển V của tiểu thuyết này.

Tác phẩm “Đi bộ ngao du” nói lên ích lợi vô cùng to lớn từ việc đi bộ. Có một cách đi ngao du rất thú vị đó chính là đi bộ. Đi bộ có rất nhiều lợi ích. Đi bộ cho ta sự tự do, giúp ta thoải mái trong tâm hồn. Đi bộ còn cho ta thu nhận nhiều kiến thức và đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Văn bản có nội dung thể hiện nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du. Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm. Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần. Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lần đi bộ. Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du - mẫu 13

Văn bản “Đi bộ ngao du” cho người đọc cảm nhận được thế nào là sự tự do, thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống trốn tránh được những ồn ào tấp nập khi ta đi bộ ngao du. Vì thế mà cả đoạn văn nêu nên ý nghĩa của việc đi bộ ngao du là sự tự do chủ động sẵn sàng đi và thích là dừng dứt khỏi những ràng buộc không cần thiết. Nội dung văn bản gồm 3 phần.

  • Phần 1 từ đầu đến… “đôi bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du sẽ giúp cho người ta tự do, thoải mái thưởng ngoạn. Ngao du là để thưởng ngoạn vì thế mà ngao du là để cảm nhận được hết những vẻ đẹp hấp dẫn của chuyến đi thì việc đi bộ là một trải nghiệm cần thiết.
  • Phần 2 tiếp đến… “không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du sẽ tạo điều kiện để thu lượm những tri thức ở xung quanh. Đi bộ ngao du không chỉ là việc đi bộ mà thông qua việc đi bộ ta có thể tự mình đánh thức dậy sự hiếu kỳ muốn tìm tòi khám phá để tăng thêm vốn hiểu biết mới trong ta. Tiếp thu mọi thông tin, vốn kiến thức mà ta quan tâm ở đủ các ngành các lĩnh vực .
  • Phần 3 đoạn còn lại: Đi bộ ngao du là để rèn luyện sức khỏe về cả vật chất và tinh thần. Đi bộ ngao du chính là một cuộc rèn luyện sức khỏe, tính kiên cường bền bỉ vượt gian khó của bản thân. Do vậy mà đi bộ ngao du mang lại cho ta cả về sức khỏe và tinh thần.

Đoạn trích “Đi bộ ngao du” nằm trong quyển V, quyển cuối cùng của tiểu thuyết “Ê-min hay về giáo dục” nói về lợi ích của việc đi bộ đối với cuộc sống của con người.

Đi bộ là được tự do, tự do đi, muốn đi thì đi muốn nghỉ thì nghỉ, không phụ thuộc ai hay bất cứ phương tiện nào. Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình. Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi. Đi bộ để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. Bởi vậy sẽ không bao giờ chán. Thỏa mãn nhu cầu hào hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người, Đó cũng là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru – xô.

Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết. Đi như các nhà triết học lừng danh: Ta – lét, Pla – tông, Pi – ta – go,… Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất. Tìm hiểu các sản vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên. Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở mang tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, giúp đầu óc được sáng láng.

Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe. Đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ sảng khoái, vui tươi. Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó. Đi bộ giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ.

Dàn ý phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Đi bộ ngao du” trích trong “Ê-min hay Về giáo dục” của nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp - Ru-xô
  • Khái quát nội dung đoạn trích: Đoạn trích là sự chia sẻ của chính tác giả về cuộc sống với những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

2. Thân bài:

Luận điểm 1: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn:

- Theo tác giả, lợi ích đầu tiên của việc đi bộ ngao du, đó là được đi một cách tự do, theo sở thích của bản thân mình mà không phải lệ thuộc, phụ thuộc vào kì ai, bất kì điều gì.

  • “Thích dừng lúc nào thì dừng…muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”.
  • “Quan sát khắp nơi”.
  • Đi bất cứ đâu mình thích.
  • “Chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã xe trạm…”.

⇒ Những dẫn chứng, luận cứ được đưa ra lần lượt, logic, rõ ràng, không rườm rà, lòng vòng.

⇒ Đi bộ ngao du giúp ta có thể thoải mái, tự do điều khiển mọi thứ theo sở thích của mình, tự do thưởng ngoạn bất kỳ nơi nào ta thấy có hứng thú. Chính điều đó sẽ khiến ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn và nhìn mọi thứ xung quanh một cách toàn diện, chủ quan.

Luận điểm 2: Đi bộ ngao du giúp đầu óc linh hoạt hơn, sáng suốt hơn:

  • Tác giả đưa ra những “nhân chứng” có thật, đó là các nhà khoa học, bác học nổi tiếng như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go.
  • Một loạt câu hỏi được đặt ra để khẳng định kiến thức thực tế có giá trị hơn nhiều những đồ đạc trưng bày trong một căn phòng kín mà những con người bảo thủ vẫn gọi là “phòng sưu tập”. Qua đó khích lệ mọi người mở mang kiến thức thực tế, tăng cường trải nghiệm, kỹ năng bằng cách đi bộ ngao du.

⇒ Tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác thực, mang tính thuyết phục cao, tác giả một lần nữa khẳng định lợi ích của việc đi bộ ngao du so với học hành trên sách vở giáo điều trong khía cạnh tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học cuộc sống.

Luận điểm 3: Đi bộ ngao du không chỉ làm con người mở mang đầu óc mà còn giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ:

- Để chứng minh luận điểm này, tác giả đã dùng phép so sánh:

  • Những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt - những người đi bộ, kết quả là “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ” - “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”.
  • Đi bộ ngao du khi trở về nghiễm nhiên mọi thứ tưởng như vô cùng bình thường, giản dị lại khiến ta cảm thấy nhớ thương, thích thú và hài lòng.

- Một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng của chính tác giả: “hân hoan biết bao”, “ngon lành thế!”, “thích thú biết bao”, “ngủ ngon giấc biết bao”. Tâm trạng của tác giả nhưng lại dùng ngôi kể “ta” vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, vừa có ý nghĩa như một lời khuyên, một trải nghiệm đầy thú vị mà “tôi” muốn chia sẻ cho tất cả mọi người.

Luận điểm 4: Nghệ thuật:

  • Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ sinh động kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm mà tác giả đã tích lũy được.
  • Sự linh hoạt trong ngôi kể, khi “tôi”, khi “ta” càng làm tăng sức thuyết phục cho bài viết.
  • Giọng điệu nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh, không khô khan mà như tâm sự, hồi tưởng.

III. Kết bài:

  • Như vậy, qua đoạn trích, chúng ta thấy Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
  • Đây là một lối sống đẹp mà chúng ta cần phải học hỏi.

Top 8 bài Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du môn Văn lớp 8 (ảnh 1)

Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du - Mẫu 1

Ru-xô là một nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp. Ông có rất nhiều tác phẩm hay làm say mê độc giả trên toàn thế giới, một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà ta có thể kể tên, đó chính là tác phẩm "Ê- min hay về giáo dục". Cuốn tiểu thuyết này có nội dung bàn về chuyện giáo dục một em bé tên là Ê- min, nhà văn đã tưởng tượng và đặt tên- từ khi mới sinh ra đời đến tuổi trưởng thành. Trong chương trình giáo dục, chúng ta cũng được học một trích đoạn của tác phẩm này là "Đi bộ ngao du".

Trong trích đoạn "Đi bộ ngao du", nhà văn Ru-xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: " Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy". Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: " Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh...." . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: "Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hội khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: "Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem...."

Đi bộ ngao du có thể thỏa sức khám phá, tìm tòi, nhưng một lúc nào đó mệt thì lại có thể dùng ngựa: " Nếu do thời tiết xấu không đi bộ được và thấy chán rồi, lúc đó tôi đi ngựa" tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ của tác giả. Còn đối với nhân vật của mình, cậu bé Ê – min thì lại khác, cậu kiên cường hơn, bản lĩnh hơn rất nhiều, nếu mệt em sẽ tìm một thứ gì đó để giải trí, hoặc tìm lấy công việc để tay làm việc còn đôi chân được nghỉ ngơi. Sau khi nghỉ ngơi, đôi chân bớt mỏi mệt thì em lại có thể tiếp tục chuyến hành trình của mình: "...Ở chốn nào em cũng có thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ làm việc; em vận động hai cánh tay để đôi bàn chân nghỉ ngơi".

Luận điểm thứ hai mà nhà văn Ru-xô nêu để minh chứng cho quan điểm đi bộ ngao du là sáng suốt, hữu ích. Đó chính là thông qua việc đi bộ thì ta có thể có cơ hội để trau dồi những vốn tri thức vốn vô hạn. Nhà văn nêu ra những dẫn chứng cụ thể, đó là những tấm gương của việc đi bộ ngao du như: Ta – lét, Pla- tông và Pi- ta- go. Họ đều là những nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng của thế giới. Thông qua việc đi bộ, họ phát hiện ra nhiều điều lí thú, tiền đề cho những phát minh, những quan điểm vĩ đại. Đi bộ ngao du, vừa là để du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc của tự nhiên mà thông qua vùng đất mình đi qua, ta có thể có thêm cho mình những kinh nghiệm, học hỏi thêm được nhiều thứ lí thú, có ích phù hợp với những vấn đề mà mình quan tâm.

Ê- min nhờ vào việc đi bộ mà có những kiến thức sâu rộng, mang về nhiều thứ hay ho trên đường đi để về nhà làm thành một bộ sưu tập: "Nhưng phòng sưu tập của Ê- min thì phong phú hơn phòng làm việc của các vua chúa, phòng sưu tập ấy là cả trái đất. Nơi đây, mỗi vật đều đúng chỗ của nó; nhà tự nhiên học làm công việc chăm sóc đã sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy..."

Ngoài ra, việc đi bộ ngao du còn rất có lợi cho sức khỏe. Thông qua việc đi bộ, các cơ bắp trên cơ thể có dịp phát triển, từ đó mà sức khỏe của con người cũng có thể được cải thiện: " sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ", hòa mình vào trong không khí của tự nhiên, con người cũng sống lạc quan hơn, tự tại hơn từ đó yêu đời và luôn vui vẻ, khác với những kẻ luôn ngồi trong xe ngựa nhưng cả ngày cáu kỉnh, không tìm được mục đích sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và vô nghĩa.

Như vậy, đoạn trích "Đi bộ ngao du" của nhà văn Ru-xô đã đưa ra những luận điểm chặt chẽ, chứng minh cho những lợi ích của việc đi bộ ngao du. Những lập luận này hết sức chặt chẽ, có sức thuyết phục lại có những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong thực tiễn, và dẫn chứng từ chính bản thân của tác giả. Thông qua đoạn trích này ta cũng thấy được Ru-xô còn là một nhà văn giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Top 8 bài Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du môn Văn lớp 8 (ảnh 2)

Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du - Mẫu 2

Đi bộ ngao du là một văn bản mang tính chất nghị luận, được trích trong tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục. Tác phẩm được coi là thiên luận văn – tiểu thuyết, nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc lớn khôn. Đoạn trích Đi bộ ngao du (Ngữ văn 8 – Tập 2) đã chứng minh rất rõ muốn ngao du thì phải đi bộ. Đồng thời bằng thực tiễn cuộc sống mà tác giả đã từng trải, kết hợp với lý lẽ, hợp tình hợp lý, nhà văn đã làm nổi bật được lợi ích của việc đi bộ ngao du mà lại không hề tốn kém về vật chất. Đúng như lời nhận định Đi bộ ngao du là cái thú không mất tiền.

Đi bộ ngao du không ngoài mục đích làm cho nhân vật có được một chút thư giãn, thanh thản cả đầu óc và tâm hồn. Mở đầu phần chính là một phát hiện bất ngờ, nghe như đùa nhưng lại là sự thật. Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Bởi vì nhờ có đi bộ mà con người được giải phóng, được tự do. Từ một khái niệm về phương diện thông thường của vật chất, của sinh hoạt hàng ngày mà người viết đã nâng lên một cái đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Nó là một tiếng reo thú vị biết bao! Nhà văn giống như người vừa tìm ra một chân lý bất ngờ mà không mấy ai quan tâm, để ý. Đại từ ta”ở bài có ý chỉ chủ thể được tự do, tự do theo ý thích của mình, tự do hành động theo ý mình, chẳng phụ thuộc vào ai. Đoạn văn diễn tả được cái hứng khởi tràn đầy trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói khỏi những ràng buộc với xung quanh.

Còn cái tôi của nhà văn lúc này là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi sổ lồng tha hồ mà bay nhảy. Này nhé: về ý thích, ta ưa, ta muốn nhiều hay ít thế nào là tùy, về hành động cũng tha hồ như thế, nào ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Đó là nhận thức. Nó cũng bay lượn như một nỗi niềm lần đầu được chắp cánh bởi tự do. Cái duy nhất lúc mà người viết phụ thuộc là chính bản thân, một bản thân không có gì còn vướng cản, để tha hồ hưởng thụ tất cả tự do mà con người có thể hưởng thụ. Cách lập luận của đoạn văn rất chặt chẽ, kết hợp cả hai cách trình bày vừa song hành vừa móc xích.

Song hành trong cách bộc lộ chủ thể tự do: Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy…. Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp: Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi theo men sông, một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây…. Đưa ra những giả định Nếu tôi mệt… nhưng Ê-min có mệt lắm đâu; em to khỏe; và sao em có thể mệt được cơ chứ. Sự phân tích mình ra làm con người khác bằng cách hỏi và đáp (cũng chỉ là con người ấy) có tác dụng làm cho lời văn đa sắc thái và sinh động hơn, không đơn điệu, nghe nó như một tiếng reo thầm khi cần giãi bày, chia sẻ. Chính vì thế đoạn văn đã cuốn hút người đọc, người nghe.

Đi bộ ngao du không những giúp con người ta được tự do, thoải mái, không phụ thuộc vào ai, mà còn là cơ hội để cho con người trau dồi được tri thức một cách hồn nhiên. Ngoài trường lớp, ngoài sách vở thông thường, thiên nhiên – qua cách đi bộ ngao du, mà người ta tiếp cận là một trường học lớn. Đó là cả một kho tàng, những kiến thức nông nghiệp về tự nhiên như những cơn gió ùa vào qua cái cửa sổ trí tuệ mà con người khao khát. Một câu hỏi đặt ra học bằng cách nào? Không còn cách nào khác phải gần gũi thiên nhiên, hóa mình với thiên nhiên như Ta- lét, Pla-tông và Pi-ta-go, và khó có thể tin được rằng người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy?

Các cách học này khác xa, khác hẳn với cách học giáo điều, hình thức. Thiên nhiên sống động, thiên nhiên toàn cảnh hoàn toàn không giống với những mô hình tượng trưng trong các phòng sưu tập của các ngài tự nhiên học đã đành, khác xa với các phòng sưu tập của những quý ngài, những đấng bậc quyền uy vào hàng vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng có đủ nhưng sự thật chỉ là một nửa của sự thật mà thôi! Cái sự thật của thiên nhiên phải là phòng sưu tập của Ê-min. Bởi nó là phòng sưu tập của trái đất. Nơi đây, mỗi vật đều được đặt đúng chỗ của nó. Các nhà tự nhiên học đã thổi linh hồn vào cho nó.

Đi bộ ngao du còn là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Câu văn vừa chuyển ý vừa có sắc thái tươi tắn như. Nhờ đi bộ ngao du mà con người vốn già đi, nay trẻ lại, tâm trạng u buồn nay trở nên vui vẻ. Đi bộ ngao du còn là một liều thuốc bổ, một loại tiên dược diệu kỳ mà nào có tốn kém gì đâu? Để so sánh được hai hình thức ngao du: đi xe và đi bộ nhà văn không đặt mình vào trong các cuộc đi bộ ngao du mà đứng ở một góc nhìn quan sát rất khách quan: Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Hai trạng thái ấy là sự vận động hay không vận động tạo ra?

Tiếp theo, bằng giọng điệu hân hoan, dù có chủ quan, nó có rất nhiều khả năng chia sẻ và đồng cảm. Những câu văn ngắn giống như những bước chân đi bộ, bước nọ nối tiếp bước kia thật đều đặn, thanh thản, cởi mở và tươi tắn: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà. Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế. Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Một loạt các câu cảm thán với các điệp từ biết bao đã đẩy lùi sự thiếu thốn của vật chất, nhường chỗ cho những khoan khoái tự thân ở cơ thể và tâm hồn mà các cuộc đi bộ ngao du mang lại. Như vậy ta có thể khẳng định rằng: Đi bộ ngao du là thế giới của trẻ mãi không già.

Cuối cùng bài văn khép lại: Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Kết như vậy là khéo, là thiết thực, là vừa tầm. Kết quả của cuộc đi bộ ngao du được xác định không hơn và cũng không kém như thế. Phải chăng đó là một ý tưởng khiêm nhường trước sự khoa trương, ồn ào theo kiểu quảng cáo. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ở mục đích có chừng mực của nó mà thôi. Không thể tung hô nó trong tất cả các loại hành trình.

Đi bộ ngao du như một thiên phiếm luận y dưới hình thức nói chơi. Tuy đùa mà không vô bổ. Bài viết đã chứng minh cho ích lợi của việc đi bộ ngao du: là cách mà con người được giải phóng tự do; là cách giúp cho con người trau dồi tri thức một cách hồn nhiên và đó là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe mà không cần phải chi phí gì tốn kém. Đó chẳng phải là cái thú không mất tiền sao?.

Top 8 bài Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du môn Văn lớp 8 (ảnh 3)

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau

- Quê quán: Nhà văn người Pháp

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp

   + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục…

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ

2. Bố cục

- Đoạn 1: Khổ 1: Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn

- Đoạn 2: Khổ 2: Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời

- Đoạn 3: Khổ 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người

3. Giá trị nội dung

- Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiệ nhiên

4. Giá trị nghệ thuật

- Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống