Sơ đồ tư duy bài Đi bộ ngao du (năm 2023) dễ nhớ - Ngữ văn lớp 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu sơ đồ tư duy bài Đi bộ ngao du hay nhất, gồm 7 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Đi bộ ngao du Ngữ văn lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Đi bộ ngao du dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 8:

Đi bộ ngao du

Bài giảng: Đi bộ ngao du

A. Sơ đồ tư duy bài Đi bộ ngao du

Sơ đồ tư duy bài Đi bộ ngao du dễ nhớ, ngắn gọn

Sơ đồ tư duy bài Đi bộ ngao du dễ nhớ, ngắn gọn

B. Tìm hiểu bài Đi bộ ngao du

I. Tác giả

- Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau

- Quê quán: Nhà văn người Pháp

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

 + Ông là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp

 + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục…

II. Tác phẩm

1.Xuất xứ

Văn bản trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ.

2.Thể loại: Tiểu thuyết

3.Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Đoạn 1: Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn

- Phần 2: Đoạn 2: Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời

- Phần 3: Đoạn 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người

4. Giá trị nội dung

Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiện nhiên.

5. Giá trị nghệ thuật

Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động

III. Dàn ý phân tích tác phẩm

1. Đi bộ ngao du được tự do

- Theo tác giả, lợi ích đầu tiên của việc đi bộ ngao du, đó là được đi một cách tự do, theo sở thích của bản thân mình mà không phải lệ thuộc, phụ thuộc vào kì ai, bất kì điều gì.

+ “thích dừng lúc nào thì dừng…muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”

+ “quan sát khắp nơi”

+ đi bất cứ đâu mình thích

+ “chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã xe trạm…”

⇒ Những dẫn chứng, luận cứ được đưa ra lần lượt, logic, rõ ràng, không rườm rà, lòng vòng.

⇒ Đi bộ ngao du giúp ta có thể thoải mái, tự do điều khiển mọi thứ theo sở thích của mình, tự do thưởng ngoạn bất kì nơi nào ta thấy có hứng thú. Chính điều đó sẽ khiến ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn và nhìn mọi thứ xung quanh một cách toàn diện, chủ quan.

2. Đi bộ ngao du giúp đầu óc linh hoạt hơn, sáng suốt hơn

-Tác giả đưa ra những “nhân chứng” có thật, đó là các nhà khoa học, bác học nổi tiếng như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go.

-So sánh kiến thức thực tế từ phòng sưu tập của Ê-min và kiến thức sách vở.

+ Kiến thức thực tế: phong phú

+ Kiến thức sách vở: linh tinh

-Nghệ thuật:

+ Đưa dẫn chứng dồn dập, liên tiếp, lấy từ thực tiễn

+ Lập luận: so sánh, đối chiếu

+ Câu nghi vấn kèm theo lời bình để khẳng định

⇒ Đi bộ mở mang kiến thức, sự hiểu biết, làm giàu trí tuệ, đề cao kiến thức thực tế.

3. Đi bộ ngao du tốt cho sức khoẻ và tinh thần.

- Để chứng minh luận điểm này, tác giả đã dùng phép so sánh:

+ những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt >< những người đi bộ, kết quả là “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ” >< “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”.

+ đi bộ ngao du khi trở về nghiễm nhiên mọi thứ tưởng như vô cùng bình thường, giản dị lại khiến ta cảm thấy nhớ thương, thích thú và hài lòng.

- Một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng của chính tác giả: “hân hoan biết bao”, “ngon lành thế!”, “thích thú biết bao”, “ngủ ngon giấc biết bao”. Tâm trạng của tác giả nhưng lại dùng ngôi kể “ta” vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, vừa có ý nghĩa như một lời khuyên, một trải nghiệm đầy thú vị mà “tôi” muốn chia sẻ cho tất cả mọi người.

IV. Bài phân tích

Giăng Giắc Ru-xô (Jean-Jacques Rousseau, 1712 - 1778) là nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỉ XVIII. Ông sinh ra trong một gia đình, nghèo, cha làm thợ sửa đồng hồ. Mồ côi mẹ sớm nên ông chỉ được đi học từ năm mười hai đến năm mười bốn tuổi, sau đó rời gia đình, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm sống. Nhờ thông minh, có năng khiếu bẩm sinh và chịu khó học hỏi, Ru-xô đã trở thành nhà triết học, nhà văn có tên tuổi. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Luận về khoa học và nghệ thuật (1750), Luận về sự bất bình đẳng (1755), tiểu thuyết Giuy-ly hay nàng Hê-lôi-dơ mới (1761), tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục (1762), Những mơ mộng của một người dạo chơi cô độc (1777 - 1778) … Và đoạn trích Đi bộ ngao du đã cho thấy những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ.

          Vào thời điểm của thế kỉ XVIII, đây là một phát hiện bất ngờ. Cách đi (đi bộ) của người chân đất, cách đi hành xác nhọc nhằn lại trở thành một thú chơi hơn hẳn các phương tiện của văn minh (đi ngựa) hay bất cứ của các thành tựu khoa học nào (ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ,...). Câu hỏi ở đây là cách nhà văn nói thật hay nói chơi, với người đọc cứ lởn vởn trong đầu. Cần tìm ra đáp số, phải theo dõi bài văn. Bài văn ấy lại như một cuộc đàm đạo, nghĩa là đối thoại với người nghe một cách từ tốn, hồn nhiên, không có gì nặng nề, áp đặt.

Mở đầu là một phát hiện bất ngờ và khái quát, rồi sau đó là những luận điểm chứng minh, mà chứng minh ấy lại nằm trong một hệ thống nói chơi nửa thực nửa đùa. Chính từ giọng điệu ấy đã tạo ra sức thuyết phục độc đáo không tìm thấy ở một tác phẩm nào trong thứ văn chương được gọi là nghiêm túc cả. Thì không đúng như thế hay sao?

Thứ nhất: đi bộ ngao du là cách mà con người được giải phóng, được tự do. Từ một khái niệm về phương diện thông thường của vật chất, của sinh hoạt hằng ngày mà người viết đã nâng lên một cái đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Nó là một tiếng reo thú vị biết bao! Nhà văn giống như người tìm ra một chân lý bất ngờ mà không mấy ai quan tâm, để ý. Một chữ ta chủ thể, chủ thể của ý thích, chủ thể của hành động, chủ thể của bản thân mình, chẳng phụ thuộc vào ai. Đoạn văn diễn tả được cái hứng khởi tràn đầy trong bối cảnh tự do khi con người được "cởi trói" khỏi những ràng buộc với xung quanh. Cái tôi của nhà văn lúc này là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi sổ lồng. Này nhé: về ý thích, ta ưa, ta muốn nhiều ít thế nào thì tuỳ về hành động cũng tha hồ như thế. Nào "Ta quay sang phải, sang trái, ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay, ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh". Câu văn, rồi cả đoạn vãn say người chính là ở tư thế tự do mà con người ta có được. Nó là nhận thức, nó cũng bay lượn như một nỗi niềm lần đầu được chắp cánh bởi tự do. Cái duy nhất lúc này mà người viết phụ thuộc là chính bản thân, một bản thân không gì còn vướng cản để tha hồ "hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ".

Cách lập luận của đoạn văn vừa là song hành vừa là móc xích. Song hành trong cách bộc lộ một chủ thể tự do, móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp. Vừa trần thuật giả định trong một câu chưa trọn ý "Nếu tôi mệt..." đã lập tức có một "cái tôi" khác trả lời - trong quan hệ hô, ứng vang lên: "Nhưng Ê-min có mệt gì lắm đâu; em to khoẻ; và sao em có thể mệt được cơ chứ?" Sự phân thân tách mình ra làm hai con người khác kết hợp với sự hội nhập (hỏi và đáp cũng chỉ là con người ấy) đã làm nên sắc thái đa dạng, sinh động của lời văn, không rơi vào tình thế phát ngôn một chiều, đơn điệu. Nó hấp dẫn được người đọc, người nghe. Nó như một tiếng reo thầm khi nhu cầu cần giãi bày, chia sẻ.

Đi bộ ngao du là cách mà con người trau dồi được tri thức một cách hồn nhiên ngoài trường lớp, ngoài sách vở thông thường. Thiên nhiên - qua cách đi bộ ngao du mà người ta tiếp cận - là một trường học lớn, đó là cả một kho tàng. Những kiến thức về nông nghiệp, về tự nhiên như những ngọn gió ùa vào qua cái cửa sổ trí tuệ mà con người khao khát. Cách học hỏi bằng cách gần gũi với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên này khác xa, khác hẳn với cách học giáo điều, hình thức. Thiên nhiên sống động, thiên nhiên toàn cảnh hoàn toàn không giống với những mô hình tượng trưng trong các phòng sưu lập của "các ngài tự nhiên học" đã đành, nó một trời một vực cả với các phòng sưu tập của những quý ngài, những đấng bậc quyền uy vào hàng vua chúa. Bởi cái mà họ có tưởng là đủ nhưng chỉ là một nửa của sự thật mà thôi. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ phải có linh hồn của nó, nghĩa là nơi "mọi vật đều ở đúng chỗ" như Trái Đất đã an bài tạo nên một tổng thể hài hoà và sinh động, một sự sắp xếp mà không một nhà khoa học tài giỏi nào có thể sắp xếp tốt hơn.

Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ. Cách trình bày luận điểm này độc đáo ở chỗ: tác giả đặt nó trong ý nghĩa kép của cuộc đi bộ ngao du. Việc tăng cường sức khoẻ, do cách đặt vấn đề ấy như một tác dụng phụ, tác dụng bổ sung, một công đôi việc. Câu văn vừa như một chuyển ý vừa như nêu vấn đề: "Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ được tăng cường, tính tình trở nên vui vẻ". Câu văn tươi tắn như trạng thái cải lão hoàn đồng. Nhờ đi bộ ngao du mà con người vốn già đi, nay trẻ lại cùng gương mặt tươi cười đến mức chính người trong cuộc không còn nhận ra mình nữa. Đi bộ ngao du là một liều thuốc bổ, một loại tiên dược thần kì mà nào có tốn kém gì đâu? Trong việc trình bày luận điểm thứ ba này, nhà văn không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du mà đứng ở một góc nhìn khách quan, quan sát. Người viết so sánh hai hình thức ngao du: đi xe và đi bộ. Trong thời đại khoa học văn minh, tất nhiên đi xe tốt hơn đi bộ vì nó nhanh hơn, đỡ vất vả hơn. Nhưng rốt cuộc cái giá của thành tựu khoa học kĩ thuật vãn minh cũng chỉ có thế. Còn đi bộ (trong trường hợp ngao du, nghĩa là không cần tốc độ) thì có ích cho tính tình, cơ thể hơn nhiều. Đây là hai thái cực trái ngược nhau: "Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả". Hai trạng thái ấy là sự vận động hay không vận động tạo ra, không có gì là lạ lùng khó hiểu cả. Nếu sức thuyết phục của đoạn văn ở góc độ quan sát nói trên được dễ dàng thừa nhận thì đoạn viết tiếp theo bằng một giọng điệu hân hoan, dù là chủ quan, nó cũng có rất nhiều khả năng được chia sẻ, đổng cảm. Những câu văn ngắn giống như những bước chân đi bộ, bước nọ nối tiếp bước kia thật thanh thản, cởi mở, tươi cười: "Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn". Điều kiện ăn ngủ tuy thật đơn sơ, thậm chí còn thiếu thốn của đời sống vật chất bình thường không ngăn cản được những khoan khoái tự thân, ở cơ thể và tâm hồn mà cuộc đi bộ ngao du đem lại. Cuộc đời ta được nối tiếp nhau bằng những cuộc đi bộ ngao du như thế chắc sẽ trẻ mãi không già.

Bài văn khép lại bằng một ý tưởng khiêm nhường tránh cho nó biến thành giọng điệu khoa trương, ồn ào, quảng cáo. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ở mục đích có chừng mực của nó mà thôi. Không thể tung hô nó trong tất cả các loại hành trình: "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Kết như thế là khéo, là rất thiết thực, vừa tầm. Kết quả của cuộc đi bộ ngao du được xác định không kém và không hơn như thế.

Ru-xô bằng ngòi bút và tư duy, kinh nghiệm của mình đã đưa ra những quan điểm đúng đắn với lập luận chặt chẽ, những hình ảnh dẫn chứng vô cùng sinh động, thuyết phục và gắn với thực tế cuộc sống, giọng điệu tự nhiên, gần gũi đã cho thấy được điều thiết yếu của việc đi bộ ngao du. Học xong bài học, ta thấy một tâm hồn yêu tự do và khao khát khám phá tự nhiên của tác giả.

V. Một số lời bình về tác phẩm

1. Ê-min hay về giáo dục đưa ra nhiều ý kiến sắc sảo, có giá trị khi nhà văn đề cập đến những biện pháp giáo dục cụ thể. Toát lên trong tác phẩm là phương châm về giáo dục theo tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái, không gò bó, phù hợp với lứa tuổi, tôn trọng nhân cách trẻ em, giáo dục trong thực tiễn của cuộc đời và thiên nhiên chứ không bó hẹp trong kiến thức sách vở khô cằn, giáo dục văn hóa kết hợ với giáo dục lao động, giáo dục tri thức kết hợp với giáo dục tình cảm. Nói tóm lại, giáo dục nhằm đào tạo nên những con người hữu ích cho xã hội, phải chăm bón cho con người như vun xới cây non cho nó lớn lên tỏa cành xanh dưới bóng ánh mặt trời chứ không được cắt xén gò uốn cây trong chậu cảnh.

(Phùng Văn Tửu)

Dàn ý phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Đi bộ ngao du” trích trong “Ê-min hay Về giáo dục” của nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp - Ru-xô
  • Khái quát nội dung đoạn trích: Đoạn trích là sự chia sẻ của chính tác giả về cuộc sống với những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

2. Thân bài:

Luận điểm 1: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn:

- Theo tác giả, lợi ích đầu tiên của việc đi bộ ngao du, đó là được đi một cách tự do, theo sở thích của bản thân mình mà không phải lệ thuộc, phụ thuộc vào kì ai, bất kì điều gì.

  • “Thích dừng lúc nào thì dừng…muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”.
  • “Quan sát khắp nơi”.
  • Đi bất cứ đâu mình thích.
  • “Chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã xe trạm…”.

⇒ Những dẫn chứng, luận cứ được đưa ra lần lượt, logic, rõ ràng, không rườm rà, lòng vòng.

⇒ Đi bộ ngao du giúp ta có thể thoải mái, tự do điều khiển mọi thứ theo sở thích của mình, tự do thưởng ngoạn bất kỳ nơi nào ta thấy có hứng thú. Chính điều đó sẽ khiến ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn và nhìn mọi thứ xung quanh một cách toàn diện, chủ quan.

Luận điểm 2: Đi bộ ngao du giúp đầu óc linh hoạt hơn, sáng suốt hơn:

  • Tác giả đưa ra những “nhân chứng” có thật, đó là các nhà khoa học, bác học nổi tiếng như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go.
  • Một loạt câu hỏi được đặt ra để khẳng định kiến thức thực tế có giá trị hơn nhiều những đồ đạc trưng bày trong một căn phòng kín mà những con người bảo thủ vẫn gọi là “phòng sưu tập”. Qua đó khích lệ mọi người mở mang kiến thức thực tế, tăng cường trải nghiệm, kỹ năng bằng cách đi bộ ngao du.

⇒ Tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác thực, mang tính thuyết phục cao, tác giả một lần nữa khẳng định lợi ích của việc đi bộ ngao du so với học hành trên sách vở giáo điều trong khía cạnh tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học cuộc sống.

Luận điểm 3: Đi bộ ngao du không chỉ làm con người mở mang đầu óc mà còn giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ:

- Để chứng minh luận điểm này, tác giả đã dùng phép so sánh:

  • Những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt - những người đi bộ, kết quả là “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ” - “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”.
  • Đi bộ ngao du khi trở về nghiễm nhiên mọi thứ tưởng như vô cùng bình thường, giản dị lại khiến ta cảm thấy nhớ thương, thích thú và hài lòng.

- Một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng của chính tác giả: “hân hoan biết bao”, “ngon lành thế!”, “thích thú biết bao”, “ngủ ngon giấc biết bao”. Tâm trạng của tác giả nhưng lại dùng ngôi kể “ta” vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, vừa có ý nghĩa như một lời khuyên, một trải nghiệm đầy thú vị mà “tôi” muốn chia sẻ cho tất cả mọi người.

Luận điểm 4: Nghệ thuật:

  • Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ sinh động kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm mà tác giả đã tích lũy được.
  • Sự linh hoạt trong ngôi kể, khi “tôi”, khi “ta” càng làm tăng sức thuyết phục cho bài viết.
  • Giọng điệu nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh, không khô khan mà như tâm sự, hồi tưởng.

III. Kết bài:

  • Như vậy, qua đoạn trích, chúng ta thấy Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
  • Đây là một lối sống đẹp mà chúng ta cần phải học hỏi.

Top 8 bài Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du môn Văn lớp 8 (ảnh 1)

Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du - Mẫu 1

Ru-xô là một nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp. Ông có rất nhiều tác phẩm hay làm say mê độc giả trên toàn thế giới, một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà ta có thể kể tên, đó chính là tác phẩm "Ê- min hay về giáo dục". Cuốn tiểu thuyết này có nội dung bàn về chuyện giáo dục một em bé tên là Ê- min, nhà văn đã tưởng tượng và đặt tên- từ khi mới sinh ra đời đến tuổi trưởng thành. Trong chương trình giáo dục, chúng ta cũng được học một trích đoạn của tác phẩm này là "Đi bộ ngao du".

Trong trích đoạn "Đi bộ ngao du", nhà văn Ru-xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: " Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy". Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: " Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh...." . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: "Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hội khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: "Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem...."

Đi bộ ngao du có thể thỏa sức khám phá, tìm tòi, nhưng một lúc nào đó mệt thì lại có thể dùng ngựa: " Nếu do thời tiết xấu không đi bộ được và thấy chán rồi, lúc đó tôi đi ngựa" tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ của tác giả. Còn đối với nhân vật của mình, cậu bé Ê – min thì lại khác, cậu kiên cường hơn, bản lĩnh hơn rất nhiều, nếu mệt em sẽ tìm một thứ gì đó để giải trí, hoặc tìm lấy công việc để tay làm việc còn đôi chân được nghỉ ngơi. Sau khi nghỉ ngơi, đôi chân bớt mỏi mệt thì em lại có thể tiếp tục chuyến hành trình của mình: "...Ở chốn nào em cũng có thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ làm việc; em vận động hai cánh tay để đôi bàn chân nghỉ ngơi".

Luận điểm thứ hai mà nhà văn Ru-xô nêu để minh chứng cho quan điểm đi bộ ngao du là sáng suốt, hữu ích. Đó chính là thông qua việc đi bộ thì ta có thể có cơ hội để trau dồi những vốn tri thức vốn vô hạn. Nhà văn nêu ra những dẫn chứng cụ thể, đó là những tấm gương của việc đi bộ ngao du như: Ta – lét, Pla- tông và Pi- ta- go. Họ đều là những nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng của thế giới. Thông qua việc đi bộ, họ phát hiện ra nhiều điều lí thú, tiền đề cho những phát minh, những quan điểm vĩ đại. Đi bộ ngao du, vừa là để du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc của tự nhiên mà thông qua vùng đất mình đi qua, ta có thể có thêm cho mình những kinh nghiệm, học hỏi thêm được nhiều thứ lí thú, có ích phù hợp với những vấn đề mà mình quan tâm.

Ê- min nhờ vào việc đi bộ mà có những kiến thức sâu rộng, mang về nhiều thứ hay ho trên đường đi để về nhà làm thành một bộ sưu tập: "Nhưng phòng sưu tập của Ê- min thì phong phú hơn phòng làm việc của các vua chúa, phòng sưu tập ấy là cả trái đất. Nơi đây, mỗi vật đều đúng chỗ của nó; nhà tự nhiên học làm công việc chăm sóc đã sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy..."

Ngoài ra, việc đi bộ ngao du còn rất có lợi cho sức khỏe. Thông qua việc đi bộ, các cơ bắp trên cơ thể có dịp phát triển, từ đó mà sức khỏe của con người cũng có thể được cải thiện: " sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ", hòa mình vào trong không khí của tự nhiên, con người cũng sống lạc quan hơn, tự tại hơn từ đó yêu đời và luôn vui vẻ, khác với những kẻ luôn ngồi trong xe ngựa nhưng cả ngày cáu kỉnh, không tìm được mục đích sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và vô nghĩa.

Như vậy, đoạn trích "Đi bộ ngao du" của nhà văn Ru-xô đã đưa ra những luận điểm chặt chẽ, chứng minh cho những lợi ích của việc đi bộ ngao du. Những lập luận này hết sức chặt chẽ, có sức thuyết phục lại có những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong thực tiễn, và dẫn chứng từ chính bản thân của tác giả. Thông qua đoạn trích này ta cũng thấy được Ru-xô còn là một nhà văn giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Top 8 bài Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du môn Văn lớp 8 (ảnh 2)

Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du - Mẫu 2

Đi bộ ngao du là một văn bản mang tính chất nghị luận, được trích trong tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục. Tác phẩm được coi là thiên luận văn – tiểu thuyết, nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc lớn khôn. Đoạn trích Đi bộ ngao du (Ngữ văn 8 – Tập 2) đã chứng minh rất rõ muốn ngao du thì phải đi bộ. Đồng thời bằng thực tiễn cuộc sống mà tác giả đã từng trải, kết hợp với lý lẽ, hợp tình hợp lý, nhà văn đã làm nổi bật được lợi ích của việc đi bộ ngao du mà lại không hề tốn kém về vật chất. Đúng như lời nhận định Đi bộ ngao du là cái thú không mất tiền.

Đi bộ ngao du không ngoài mục đích làm cho nhân vật có được một chút thư giãn, thanh thản cả đầu óc và tâm hồn. Mở đầu phần chính là một phát hiện bất ngờ, nghe như đùa nhưng lại là sự thật. Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Bởi vì nhờ có đi bộ mà con người được giải phóng, được tự do. Từ một khái niệm về phương diện thông thường của vật chất, của sinh hoạt hàng ngày mà người viết đã nâng lên một cái đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Nó là một tiếng reo thú vị biết bao! Nhà văn giống như người vừa tìm ra một chân lý bất ngờ mà không mấy ai quan tâm, để ý. Đại từ ta”ở bài có ý chỉ chủ thể được tự do, tự do theo ý thích của mình, tự do hành động theo ý mình, chẳng phụ thuộc vào ai. Đoạn văn diễn tả được cái hứng khởi tràn đầy trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói khỏi những ràng buộc với xung quanh.

Còn cái tôi của nhà văn lúc này là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi sổ lồng tha hồ mà bay nhảy. Này nhé: về ý thích, ta ưa, ta muốn nhiều hay ít thế nào là tùy, về hành động cũng tha hồ như thế, nào ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Đó là nhận thức. Nó cũng bay lượn như một nỗi niềm lần đầu được chắp cánh bởi tự do. Cái duy nhất lúc mà người viết phụ thuộc là chính bản thân, một bản thân không có gì còn vướng cản, để tha hồ hưởng thụ tất cả tự do mà con người có thể hưởng thụ. Cách lập luận của đoạn văn rất chặt chẽ, kết hợp cả hai cách trình bày vừa song hành vừa móc xích.

Song hành trong cách bộc lộ chủ thể tự do: Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy…. Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp: Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi theo men sông, một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây…. Đưa ra những giả định Nếu tôi mệt… nhưng Ê-min có mệt lắm đâu; em to khỏe; và sao em có thể mệt được cơ chứ. Sự phân tích mình ra làm con người khác bằng cách hỏi và đáp (cũng chỉ là con người ấy) có tác dụng làm cho lời văn đa sắc thái và sinh động hơn, không đơn điệu, nghe nó như một tiếng reo thầm khi cần giãi bày, chia sẻ. Chính vì thế đoạn văn đã cuốn hút người đọc, người nghe.

Đi bộ ngao du không những giúp con người ta được tự do, thoải mái, không phụ thuộc vào ai, mà còn là cơ hội để cho con người trau dồi được tri thức một cách hồn nhiên. Ngoài trường lớp, ngoài sách vở thông thường, thiên nhiên – qua cách đi bộ ngao du, mà người ta tiếp cận là một trường học lớn. Đó là cả một kho tàng, những kiến thức nông nghiệp về tự nhiên như những cơn gió ùa vào qua cái cửa sổ trí tuệ mà con người khao khát. Một câu hỏi đặt ra học bằng cách nào? Không còn cách nào khác phải gần gũi thiên nhiên, hóa mình với thiên nhiên như Ta- lét, Pla-tông và Pi-ta-go, và khó có thể tin được rằng người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy?

Các cách học này khác xa, khác hẳn với cách học giáo điều, hình thức. Thiên nhiên sống động, thiên nhiên toàn cảnh hoàn toàn không giống với những mô hình tượng trưng trong các phòng sưu tập của các ngài tự nhiên học đã đành, khác xa với các phòng sưu tập của những quý ngài, những đấng bậc quyền uy vào hàng vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng có đủ nhưng sự thật chỉ là một nửa của sự thật mà thôi! Cái sự thật của thiên nhiên phải là phòng sưu tập của Ê-min. Bởi nó là phòng sưu tập của trái đất. Nơi đây, mỗi vật đều được đặt đúng chỗ của nó. Các nhà tự nhiên học đã thổi linh hồn vào cho nó.

Đi bộ ngao du còn là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Câu văn vừa chuyển ý vừa có sắc thái tươi tắn như. Nhờ đi bộ ngao du mà con người vốn già đi, nay trẻ lại, tâm trạng u buồn nay trở nên vui vẻ. Đi bộ ngao du còn là một liều thuốc bổ, một loại tiên dược diệu kỳ mà nào có tốn kém gì đâu? Để so sánh được hai hình thức ngao du: đi xe và đi bộ nhà văn không đặt mình vào trong các cuộc đi bộ ngao du mà đứng ở một góc nhìn quan sát rất khách quan: Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Hai trạng thái ấy là sự vận động hay không vận động tạo ra?

Tiếp theo, bằng giọng điệu hân hoan, dù có chủ quan, nó có rất nhiều khả năng chia sẻ và đồng cảm. Những câu văn ngắn giống như những bước chân đi bộ, bước nọ nối tiếp bước kia thật đều đặn, thanh thản, cởi mở và tươi tắn: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà. Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế. Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Một loạt các câu cảm thán với các điệp từ biết bao đã đẩy lùi sự thiếu thốn của vật chất, nhường chỗ cho những khoan khoái tự thân ở cơ thể và tâm hồn mà các cuộc đi bộ ngao du mang lại. Như vậy ta có thể khẳng định rằng: Đi bộ ngao du là thế giới của trẻ mãi không già.

Cuối cùng bài văn khép lại: Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Kết như vậy là khéo, là thiết thực, là vừa tầm. Kết quả của cuộc đi bộ ngao du được xác định không hơn và cũng không kém như thế. Phải chăng đó là một ý tưởng khiêm nhường trước sự khoa trương, ồn ào theo kiểu quảng cáo. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ở mục đích có chừng mực của nó mà thôi. Không thể tung hô nó trong tất cả các loại hành trình.

Đi bộ ngao du như một thiên phiếm luận y dưới hình thức nói chơi. Tuy đùa mà không vô bổ. Bài viết đã chứng minh cho ích lợi của việc đi bộ ngao du: là cách mà con người được giải phóng tự do; là cách giúp cho con người trau dồi tri thức một cách hồn nhiên và đó là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe mà không cần phải chi phí gì tốn kém. Đó chẳng phải là cái thú không mất tiền sao?.

Top 8 bài Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du môn Văn lớp 8 (ảnh 3)

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống