Tài liệu tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm môn Ngữ văn lớp 7 ngắn gọn, chi tiết gồm 3 trang trong đó có 6 bài tóm tắt tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 7.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm
Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 1
Cơn gió mùa thu hạ lướt qua mang theo hương thơm của lúa non khiến tác giả gợi nhớ đến cốm. Cốm là thứ quà đặc biệt riêng của đất nước mang hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết với màu xanh tươi như ngọc thạch quý. Về phương diện giá trị văn hóa, cốm gắn liền với tục lệ Sêu Tết. Cốm còn là biểu tượng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Khi thưởng thức cốm, không thể ăn vội được, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ mới thấy được cái mùi thơm phức của lúa mới, của. Cốm một thứ quà của lúa non có thể chế biến thành chè cốm, bánh cốm, chả cốm. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc Trời, trân trọng công sức của con người và sự cố gắng tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa.
Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 2
Trong bài “Một thứ quà của lúa non Cốm”, trước hết, tác giả nhắc đến Cốm và sự hình thành của nó từ hương thơm của lá sen, bông lúa. Tiếp đến là giá trị của Cốm - một món ăn thơm ngon của người Việt, thức quà biết tết, trong đám cưới,... Cuối cùng, tác giả bàn về cách thưởng thức Cốm phải ăn từng chút thong thả ngẫm nghĩ. Cốm là lộc của trời là bàn tay khéo léo của con người cho nên con người khi thưởng thức Cốm phải biết thưởng thức phải biết trân trọng hạt Cốm.
Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 3
Bài tùy bút nói về sản phẩm cốm làng Vòng ở Hà Nội. Một đặc sản, một món quà có ý nghĩa khi Hà Nội vào thu.
Hai đoạn đầu: Từ hương thơm của lúa mạ non tác giả nghĩ tới cốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người.
Đoạn 3: Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm; thức dâng đặc biệt thanh khiết của đất và trời và trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn với phong tục sêu tết của dân tộc Việt Nam.
Đoạn cuối: Cách chúng ta thưởng thức hương vị của cốm. Cho thấy ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thiên nhiên trời đất. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết kính trọng cái lộc của trời.
Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 4
Bài tùy bút nói về Cốm, một đặc sản, một món quà có ý nghĩa khi Hà Nội vào thu. Từ hương thơm của lúa mạ non tác giả nghĩ tới cốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người. Cốm còn là thức dâng đặc biệt thanh khiết của đất trời và trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn với phong tục sêu Tết của dân tộc Việt Nam. Thạch Lam còn tinh tế mô tả cách chúng ta thưởng thức hương vị của cốm. Cho thấy ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thiên nhiên trời đất. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết kính trọng cái lộc của trời.
Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 5
Văn bản nói về một đặc sản của mùa thu, đó là cốm. Từ hương thơm của lúa mạ non tác giả nghĩ tới cốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. Cách thưởng thức cốm không có gì hợp hơn là với quả hồng: Cốm hồng tốt đôi. Cốm không phải thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết kính trọng cái lộc của trời.
Tóm tắt Một thứ quà của lúa non: Cốm – mẫu 6
Văn bản nói về một đặc sản của mùa thu, đó là cốm. Những cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuẫn thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Từ hương thơm của lúa mạ non tác giả nghĩ tới cốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ những người có chuyên môn người ta sẽ gặt mang về những hạt lúa non. Các cô gái làng Vòng có những cách chế biến, cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác làm ra thứ cốm dẻo và thơm. Có nhiều cách chế biến nhưng không ở đâu có thứ cốm ngon như ở làng Vòng. Cốm Vòng lan khắp cả ba kì, đến mùa cốm, người của Hà Nội vẫn trông ngóng những hàng cốm quen thuộc.
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. Cách thưởng thức cốm không có gì hợp hơn là với quả hồng. Cốm hồng tốt đôi, màu xanh của cốm và màu đỏ thắm hồng, một thứ thanh đạm và một thứ ngọt sách, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được bền lâu.
Cốm không phải thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ, Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm của lúa mới, của cỏ dại ven bờ, của hmùi hơi ngát lá sen già. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết kính trọng cái lộc của trời.