Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt – hay nhất Kết nối tri thức

Tải xuống 5 7.9 K 4

Tài liệu Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 5 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt hay nhất:

Thủ tục chuyển trường

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

* Phân tích bài viết tham khảo 

- Văn bản: Chợ phiên vùng cao   

+ Giới thiệu cảnh sinh hoạt: “Bạn đã đi chợ... hàng tuần.”

+ Tả quang cảnh chung: 

  • “Ngay từ sáng sớm... gặp gỡ nhau.”, 
  • “Chợ họp trên sườn đồi... một ngày hội.”

+ Tả hoạt động cụ thể của con người: 

  • “Ai xuống chợ cũng mặc... ậm ò,...”, 
  • “Người ta mua bán... xuống chợ.”

+ Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét sinh động: mua bán, sản vật, thảo dược, dãy bán đồ ăn, thắng cố, gia súc,...

+ Thể hiện thái độ suy nghĩ của người viết: “Chợ phiên là nơi... của nó.”

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết 

a. Lựa chọn đề tài  

- Có thể tham khảo một số đề tài sau:

+ Cảnh chợ cá bên bờ biển.

+ Ngày tết trung thu ở quê em.

+ Cảnh thu hoạch mùa màng.

+ Cảnh gói bánh chưng ngày Tết.

+ Cảnh một lễ hội của địa phương.

b. Tìm ý 

- Hình dung các chi tiết và cảnh sinh hoạt theo trí nhớ của em (viết ngắn gọn dưới hình thức cụm từ):

+ Thời gian, địa điểm.

+ Quang cảnh chung và những hoạt động cụ thể.

+ Những người tham gia và hành động, lời nói của họ.

- Sưu tầm các tư liệu, vật dụng, tranh ảnh, đoạn phim ngắn liên quan đến cách sinh hoạt.

c. Lập dàn ý 

* Tả quang cảnh một phiên chợ ở quê em. 

- Mở bài: Giới thiệu chung về phiên chợ quê (Địa điểm, thời gian họp chợ)  

- Thân bài: Miêu tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định. 

+ Tả bao quát: Ồn ào, đông đúc, nhiều màu sắc, …

+ Tả cụ thể (chú ý đến các đặc sản của chợ quê) 

Các dãy hàng bán trong chợ: mặt hàng, màu sắc, hình dáng, mùi vị, …

Cảnh mua bán 

Thái độ, hành động của con người trong chợ: người mua, người bán, người đi dạo chơi, … 

+ Bản thân tham gia vào các hoạt động phiên chợ như thế nào? Cảm xúc ra sao? 

- Kết bài: Nêu suy nghĩ đánh giá của người viết về phiên chợ. 

2. Viết bài 

Khi viết bài cần lưu ý:

- Tả những gì em đã quan sát.

- Nên tả cụ thể hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị,... Chú ý dùng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa để bài viết thêm sinh động.

- Sử dụng những từ ngữ thể hiện chân thực tình cảm, suy nghĩ của em.

* Bài văn mẫu tham khảo: 

Hôm nay đã là mùng năm tháng chạp âm lịch, lại là ngày chủ nhật, cả gia đình tôi đi chợ. Tôi háo hức lắm bởi chợ quê đông vui với các thúng, các mẹt, các chòi, các bãi… nổi tiếng cả một vùng. 

Chợ quê tôi ở gần trung tâm huyện, họp trên một bãi đất rộng, ngay đầu chợ có cây gạo to, nên được gọi là chợ Gạo. Chợ chỉ họp mỗi tháng ba lần, mẹ tôi gọi là chợ phiên.

Bảy giờ sáng, cả nhà tôi bắt đầu ra khỏi nhà. Chúng tôi hoà vào dòng người đi chợ. Khác hẳn với phiên chợ bình thường, phiên chợ Tết đông nghịt người. Người từ các nơi đổ về, chật cứng cả lối đi. Mọi ngưòi ai cũng ăn mặc đẹp. Nhiều người dân tộc ăn mặc lạ mắt, sặc sỡ, làm cho toàn cảnh chợ Tết rực rỡ đủ các màu sắc. Và lúc này là thời điểm nhộn nhịp nhất của một năm, mọi người ai cũng chen nhau đi đi lại lại mua bán.

Chợ quê tôi năm nay đã khác xưa nhiều, thay vì các thúng, các mẹt,… giờ là các ki-ốt, cửa hàng,… trông khang trang hẳn lên. Các gian hàng ngày thường trống trơn, nay đầy ắp hàng hoá. Trước mặt tôi là khu bán lương thực, hoa quả, trông thật hấp dẫn. Những quả dưa hấu tròn, to trông như những chú lợn con. Những quả thanh long đỏ hồng và tròn căng, sắn miếng, sắn củ bán theo bó, xếp dọc thành một hàng. Ngô bắp hạt vàng, to, chắc mẩy túm thành từng bó. Thứ làm tôi hấp dẫn nhất là những thúng hạt dẻ, sọt cam, quýt căng tròn, mọng nước. Tôi nhìn mà nhỏ cả nước miếng. Sau dãy hoa quả là một dãy hàng rau. Những mớ rau xanh mơn mởn. Rau cải, rau xà lách, rau dền, rau cải cúc,… được bó thành từng bó to, trông thật hấp dẫn. Người bán đứng, ngồi, nói cười luôn miệng, tay lúc vẫy, lúc xua. Người mua thì chen chúc, bới lục, tiếng nói ồn ã, líu ríu.

Sau đó, cả nhà tôi đến khu bán gia súc và cá cảnh, ở đây cũng nhộn nhịp, tấp nập chẳng kém gì khu bán lương thực, hoa quả. ở khu vực bán trâu, bò người mua đăm chiêu, suy tính, kì kèo giá cả. Khu vực bán lợn mới thật là hay : những chú lợn nằm trong rọ, trắng hồng hoặc đen huyền cứ kêu “ụt ịt, ụt ịt” nghe thật vui. Tôi và em tôi rất muốn xem những chú chó kêu ăng ẳng nhưng mẹ tôi không cho vì có thể làm mất nhiều thời gian. Tiếp đến, gia đình tôi đến khu bán cá cảnh. Các chú cá với đủ màu sắc bơi lội tung tăng, lượn đi lượn lại trông thật thích mắt.

Đông vui, nhộn nhịp nhất là khu bán vải, quần áo, chỉ thêu,… Khách hàng là phụ nữ của nhiều dân tộc từ những bản làng xa xôi trên núi cao, họ mặc những bộ trang phục sặc sỡ với những hoa màu rắc rối phức tạp đến hoa cả mắt. Họ đeo vòng bạc khắp cổ tay, cổ chân,… Chúng tôi dừng lại ở gian hàng quần áo của một cô chừng ba mươi tuổi. Cô bán hàng đon đả, khéo léo, cô bán giá cả phải chăng nên mẹ tôi mua cho hai chị em tôi mỗi người một bộ quần áo để diện Tết.

Chà ! Thơm quá ! Mùi thơm này toả ra từ khu bán hàng ăn. Đồ ăn để ở nồi, ở chậu, đặt trên lá. Đặc biệt là một món ăn nấu trong một cái chảo to tướng. Ớ đây có một món ăn chắc là ai cũng biết, đó là thắng cố của người dân tộc.

Cạnh khu bán hàng ăn là cửa hàng tranh. Tranh đủ loại, tranh Đông Hồ, tranh đá quý,… Tranh có những cành đào tuyệt đẹp và những chữ nho nhiều kiểu cách được cụ đồ ngồi vẽ dưới sự trầm trồ của mọi người. Tôi mải mê ngắm nhìn mà quên cả thời gian.

Phải nói rằng, phiên chợ tết này mang đậm tính văn hoá của đồng bào vùng núi phía bắc. Đó là nơi giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các dân tộc.

Ôi ! Thế là trời đã về trưa, chợ cũng vãn dần, gia đình tôi cũng đi về nhà cho kịp bữa trưa. Ngày hôm nay để lại cho tôi nhiều niềm vui, tôi sẽ không bao giờ quên phiên chợ Tết này. Tôi chỉ mong phiên chợ quê tôi họp đúng vào ngày chủ nhật vì khi ấy tôi lại được cùng mẹ loanh quanh khắp chợ.

3. Chỉnh sửa bài viết 

Rà soát chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bản sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu cảnh sinh hoạt và tả cảnh và tả quang cảnh chung.

Chỉnh sửa, bổ sung nếu bài viết chưa giới thiệu được cách sinh hoạt cần miêu tả và quang cảnh chung.

Tả hoạt động cụ thể của những người tham gia cảnh sinh hoạt. Cung cấp một số thông tin có liên quan đến cảnh sinh hoạt.

Bổ sung những chi tiết về các hoạt động cụ thể của những người tham gia cảnh sinh hoạt (nếu cần). Có thể thêm các thông tin về lịch sử, địa lý, văn hóa có liên quan đến cảnh sinh hoạt.

Sử dụng các từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét sinh động.

Đánh dấu những từ ngữ miêu tả cảnh sinh hoạt. Nếu cần thiết hãy bổ sung để cảnh sinh hoạt hiện ra một cách rõ nét sinh động.

Thể hiện cảm nghĩ của bản thân về cảnh sinh hoạt.

Đánh dấu sự những từ ngữ thể hiện cảm nghĩ của bản thân đối với cảnh sinh hoạt. Nếu chưa có, hãy bổ sung.

Bảo đảm yêu cầu chính phải tạo ra diễn đạt. 

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... Trong bài viết và chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu cảnh sinh hoạt và tả cảnh và tả quang cảnh chung.

Chỉnh sửa, bổ sung nếu bài viết chưa giới thiệu được cách sinh hoạt cần miêu tả và quang cảnh chung.

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống