Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 - 25 – hay nhất Cánh diều

Tải xuống 3 3.9 K 2

Tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24-25 môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 3 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24-25 hay nhất:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24-25 – hay nhất Cánh diều (ảnh 1)

Thực hành tiếng Việt trang 24 - 25

Câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:

a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua. (Thánh Gióng)

b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh)

Trả lời:

a)

- Từ đơn: Vừa, về, tâu, vua.

- Từ ghép: Sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ.

- Từ láy: Vội vàng.

b)

- Từ đơn: Từ, ngày, bị.

- Từ ghép: Công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng.

- Từ láy: Đau đớn.

Câu 2 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?

làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.

Trả lời:

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, phải trái

Câu 3 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.

b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán.

c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.

d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.

Trả lời:

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm

b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng

c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp

d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, bánh khúc, bánh bèo

Câu 4 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp:

- Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)

- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)

- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. (Sọ Dừa)

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom.

b) Gợi tả âm thanh, ví dụ: ríu rít.

Trả lời:

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén

b) Gợi tả âm thanh: véo von

Câu 5 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Dựa theo câu mở đầu các truyền thuyết và cổ tích đã học, em hãy viết câu mở đầu giới thiệu nhân vật của một truyền thuyết hoặc cổ tích khác mà em muốn kể.

Trả lời: 

Mở đầu cổ tích Thạch Sanh bằng lời kể của em:

Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh vốn là thái tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên trên trời, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Mãi sau khi cha Thạch Sanh qua đời từ thì chàng được sinh ra. Sau khi mẹ mất, Thạch Sanh sống một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống