Soạn bài Sự tích Hồ Gươm – ngắn nhất Cánh diều

Tải xuống 3 3.7 K 3

Tài liệu Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Sự tích Hồ Gươm môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 3 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Sự tích Hồ Gươm ngắn nhất:

Thực hành đọc hiểu - Sự tích Hồ Gươm – ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Thực hành đọc hiểu - Sự tích Hồ Gươm

1. Chuẩn bị

Trả lời câu hỏi trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Đọc trước truyện Sự tích Hồ Gươm, hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữa thanh gươm là Rùa vàng nhận từ tay Lê Lợi

Trả lời:

- Nơi cất giữ đó chắc chắn một nơi trang trọng, sâu dưới nước.

2. Đọc hiểu.

a. Trong khi đọc

Trả lời câu hỏi trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Cả ba lần Lê Thận đều vớt lên thanh sắt.

Trả lời câu hỏi trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?

Trả lời:

Tranh minh họa nhân vật Lê Thận và sự việc khi Thận vớt được lưỡi gươm.

Trả lời câu hỏi trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.

Trả lời:

-  Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm

Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà.

- Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa

- Lưỡi gươm tự nhiên động đậy

- Rùa Vàng ngoi lên đòi gươm và còn biết nói như người “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”

Trả lời câu hỏi trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

Trả lời:

- Giúp cho nghĩa quân tung hoành khắp trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi... Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn một bóng giặc nào trên đất nước

Trả lời câu hỏi trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Phần 5 nhằm giải thích điều gì?

Trả lời:

- Phần (5) nhằm giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.

b.Sau khi đọc

Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

Trả lời:

- Sự kiện đức Long Quân cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần 

- Lê Thận vớt được lưỡi gươm

- Sự kiện Lê Lợi nhìn thấy lưỡi gươm phát sáng trong nhà Lê Thận, nhìn thấy chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa tra vào nhau thì vừa như in

- Quân ta đánh đâu thắng đó, diệt sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

- Sự kiện Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa Vàng.

Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Nhân vật “gươm thần” là nhân vật nổi bật nhất 

- Đó là nhân vật trung tâm, có mặt trong tất cả các sự kiện quan trọng, gươm thần mang những đặc điểm kì ảo tạo nên sự hấp dẫn, thu hút người đọc.

Câu 3 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Những chỉ tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

Trả lời:

Chi tiết liên quan đến lịch sử là:

+ Sự kiện giặc Minh xâm lược nước ta

+ Nhân vật có thật là vua Lê Lợi – Lê Thái Tổ.

- Những chi tiết hoang đường, kì ảo là.

+ Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm

Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà.

+ Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa

+ Lưỡi gươm tự nhiên động đậy

+ Rùa Vàng ngoi lên đòi gươm và còn biết nói như người “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”

Câu 4 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Truyện ca ngợi ý chí chiến đấu của dân tộc Việt Nam, ca ngợi vị vua anh minh,

tài năng Lê Lợi, giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

- Ý nghĩa: Giúp người đọc hiểu được các sự kiện, nhân vật, cảnh vật theo cách lý giải của nhân dân.

Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống