Đò lèn (Nguyễn Duy) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tải xuống 8 6.4 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy) gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay nhất. Tài liệu có 8 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy) Ngữ văn lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Đò lèn (Nguyễn Duy) – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

Đò lèn (Nguyễn Duy)

 

Nội dung bài thơ Đò lèn

Bài thơ: Đò lèn (Nguyễn Duy): nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12 Bài thơ: Đò lèn (Nguyễn Duy): nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 12

 

Dàn ý Phân tích bài thơ Đò Lèn - mẫu 2

I/ Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Duy là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá trị khiêm nhường mà bền vững.

+ Bài thơ Đò lèn được sáng tác vào tháng 9 - 1938 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.

II/ Thân bài

* Luận điểm 1: Hình ảnh người bà tảo tần trong kí ức của người cháu

- Những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch:

+ Vui thích với những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá.

+ Say mê thế giới thần tiên: chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ấn tượng mùi huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.

+ Gợi nhớ những kỉ niệm xưa, thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu.

+ Ngoài ra nó còn là cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà.

- Hình ảnh người bà qua kí ức của tác giả:

+ Bà âm thầm vượt qua mọi cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt.

+ Bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.

=> Nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.

+ Bà là một phần của tuổi thơ cháu, thân thương và gắn bó biết bao: níu váy bà đi chợ Bình Lâm,...

+ Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu, thánh thiện. Tiên, Phật, Thánh soi sáng lòng từ bi, bác ái mà bà hướng tới.

+ Sống trong tình thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà.

=> Trước người bà giản dị, lam lũ mà tràn đầy tình yêu thương con cháu, tràn đầy nghị lực cao cả, người cháu vừa rất mực yêu quý và trân trọng bà. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những cái cò lặn lội trong cuộc đời.

* Luận điểm 2: Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu

- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:

+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà.

+ Yêu thương, tôn kính, tri ân sâu sắc đối với bà.

+ Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:

“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi "

+ Nỗi xúc động của đứa cháu khi đứng trước ngôi mộ bà ngoại:

Dòng sông xưa : sông Chu, sông Mã, sông Đò Lèn.

"Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi" : hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự đổi thay của quê hương, xứ sở.

"Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi" : man mác buồn, triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ; nỗi hân hận của người cháu vì năm xưa đã vô tâm, không thể chăm sóc bà.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Sử dụng thủ pháp đối lập, phép so sánh đối chiếu

- Giọng điệu thành thực, thẳng thắn

- Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.

- Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh dân gian.

III/ Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung bài thơ

- Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

Phân tích bài thơ Đò Lèn

Bên cạnh sự thành công của các tác phẩm như: “Cát trắng”, “Ánh trăng”, “Đãi cát tìm vàng”,... thì bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy cũng đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Bài thơ này được ông viết năm 1983, trong một dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.

Nhắc đến tuổi thơ là nhắc đến những hình ảnh đẹp đẽ, yên bình nhưng Nguyễn Duy lại nhắc về tuổi thơ của mình với những kỉ niệm trong thời chiến tranh loạn lạc:

   “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

   Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

   Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

   Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.”

Tuổi thơ của tác giả là những lần đi câu cá, theo bà đi chợ, bắt chim sẻ, đi ăn trộm nhãn. Không chỉ có vậy, trong tuổi thơ ấy tác giả còn được theo bà lên đền Cây Thị, đi xem lễ đền Sòng, đi nghe điệu hát văn của cô đồng. Chúng ta có thể nhận thấy đây là một cậu bé tinh nghịch, vô tư, hồn nhiên và rất hiếu động. Những kí ức tuổi thơ của cậu không gắn với bè bạn, những đứa trẻ đồng trang lứa mà lại gắn bó mật thiết với người bà ngoại. Nhờ có bà mà người cháu biết được những nơi chốn, địa điểm tâm linh của con người và đời sống tinh thần của họ vô cùng phong phú. Bà và cháu gắn bó với nhau thật khăng khít bởi cậu bé ấy luôn đi theo bà dù là đi chợ hay đi lên đền, lên chùa.

Chính vì vô tư như vậy nên khi tác giả nhận ra sự lam lũ của bà cũng là lúc bản thân day dứt trong niềm ân hận:

   “Tôi đầu biết bà tôi cơ cực thế

   Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

   Bà đi gánh chè xanh ba Trại

   Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.”

Tuổi thơ ham chơi nên cậu đã không nhận ra được bà đã phải vất vả, tần tảo như thế nào vì cuộc sống mưu sinh. Hết đi mò cua xúc tép bà lại đi gánh chè, bán trứng. Bà đã gánh thêm cả trách nhiệm của người cha, người mẹ để nuôi cậu khôn lớn. Đến đây, tác giả không còn gợi nhắc đến những trò chơi của tuổi thơ nữa mà thay vào đó là hình ảnh kiên cường, sự hi sinh của người bà.

   “Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư – thực

   Giữa bà tôi và tiên phật thánh thần

   Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

   Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”

Tình yêu thương của bà thật giống với tiên, Phật, thánh thần, cả luôn hi sinh, chịu những vất vả, cực nhọc để nuôi dưỡng cháu trưởng thành. Dù có gặp phải bao nhiêu khó khăn thì bà vẫn cam chịu, không lùi bước. Sự kham khổ trong những năm đói phải ăn củ dong riềng luộc sượng nhưng tác giả vẫn nghe thấy đâu đây mùi thơm của huệ trắng, hương trầm. Phải chăng mùi hương ấy là sự ám ảnh của quá khứ, của những ngày cậu đi theo bà lên đền Sòng, đền Cây Thị?

Người bà đã chịu nhiều khổ cực nay lại phải kiên cường chống lại sự ác liệt của cuộc chiến tranh phi nghĩa:

   “Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất

   Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

   Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

   Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.”

Cuộc sống cơ cực là thế, nhà bà bị bom Mĩ giội bay mất, những nơi linh thiêng phục vụ đời sống tinh thần con người nói chung và của bà nói riêng như chùa chiền cũng bay. Người bà lại một mình bươn trải với cuộc sống bằng nghề bán trứng. Còn gì vất vả hơn những gian khổ bà trải qua? Đạn bom không hủy diệt đi sức sống của bà mà nó khiến cho bà càng trở nên kiên cường, mạnh mẽ. Sự mạnh mẽ ấy chính là sự mạnh lẽ của những con người anh hùng, vĩ đại.

Thời gian thoăn thoắt thoi đưa, chẳng mấy chốc cậu bé năm nào đã trưởng thành:

   “Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

   dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

   khi tôi biết thương bà thì đã muộn

   bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.”

Tác giả xót xa, ân hận vì cho đến tận khi trưởng thành mới thấu hiểu được nỗi cơ cực, sự hi sinh của bà. Khi người cháu muốn báo ơn thì người bà đã không còn nữa. Khổ thơ là sự đau đớn, giằng xé đến ngậm ngùi vì mất đi một người thân yêu, gần gũi nhất. Khi người cháu đi lính trở về, muốn được nhìn thấy, báo đáp công ơn của bà thì “bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”, niềm xúc động đã vỡ òa bật thành tiếng khóc nức nở. Có ai không động lòng xúc động, không nghẹn ngào tiếng nấc trước cảnh tượng đó. Sự ân hận đã trở nên muộn màng, day dứt tâm can tác giả.

Bằng giọng điệu chân thành, sâu sắc và sự thành công khi sử dụng phép đối giữa hai bờ hư - thực, giữa bà ngoại với tiên, Phật, thánh, thần và giữa sự hiếu động, vô tư của người cháu với những cơ cực, hi sinh của người bà đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nguyễn Duy không cần mượn một hình ảnh biểu tượng nào thể hiện tình cảm với người bà mà ông đã trực tiếp biểu lộ tình cảm ấy qua hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo. Chính điều đó đã để lại những dư âm vang vọng trong lòng độc giả.

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống