Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tác phẩm Việt Bắc (Tố Hữu) gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay nhất. Tài liệu có 11 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Việt Bắc (Tố Hữu) Ngữ văn lớp 12.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Việt Bắc (Tố Hữu) – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:
Bài giảng: Việt Bắc (Phần 2: Tác phẩm)
1. Hoàn cảnh ra đời
- Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc
- Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
2. Vị trí đoạn trích
Đoạn tríc thuộc phần 1 của tác phẩm, tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiên
3. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi
- Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc
4. Giá trị nội dung
- Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
- Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.
5. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng
- Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…
+ Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu (tiểu sử, con đường cách mạng, phong cách thơ..)
- Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc (hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung và nghệ thuật)
2. Thân bài
a. Lời nhắn nhủ của người ra đi và kẻ ở lại
* Tám câu đầu: Cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn
- Cách xưng hô mình – ta và giọng điệu ngọt ngào của những câu ca dao, những câu hát giao duyên gợi nên khung cảnh chia tay bịn rịn, lưu luyến
- Từ ngữ:
+ Điệp từ “mình về”, “mình có nhớ” gợi lên một khoảng không gian, thời gian đầy ắp kỉ niệm
+ Từ láy: “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi tả tâm trạng vấn vương, lưu luyến
+ Điệp từ “nhớ”gợi tả nỗi nhớ triền miên
+ 15 năm ấy: khoảng thời gian gắn bó với những tình cảm mặn nồng, thiết tha
- Hình ảnh:
+ "núi", “sông”, "nguồn" những hình ảnh tiêu biểu của núi rừng Việt Bắc.
+ “cầm tay nhau” diễn tả sự bịn rịn
+ áo chàm (hoán dụ): chỉ người dân VB Với hình ảnh chiếc áo chàm bình dị, chân thành cảm xúc của người ra đi - kẻ ở dâng trào không nói nên lời.
⇒ Tám câu đầu là khung cảnh chia tay đầy tâm trạng, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng của kẻ ở người đi
* Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi
- Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi: nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, nhớ những kỉ niệm ân tình...
- Nghệ thuật:
+ Liệt kê hàng loạt các kỉ niệm
+ ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai
+ điệp từ “mình”
+ Cách ngắt nhịp /4, 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.
⇒ Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình, thủy chung
b. Nỗi nhớ của người ra đi và niềm tin vào Đảng, Chính phủ và Bác Hồ
* Nhớ cảnh và người Việt Bắc
- Nỗi nhớ đưuọc so sánh với nỗi nhớ người yêu
- Nhớ thiên nhiên Việt Bắc:
+ Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
+ Buổi chiều khói bếp hòa quyện với sương núi
+ Cảnh bản làng ẩn hiện trong sương
+ Cảnh rừng nứa, bờ tre...
+ Thiên nhiên Việt Bắc qua 4 mùa với những hình ảnh độc đáo, đặc sắc
- Nhớ về con người Việt Bắc:
+ Nhớ người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng
+ Nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc: lớp học i tờ, những giờ liên hoan
+ Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.
⇒ Với kết cấu đan xen, cứ một câu tả cảnh, một câu tả người đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà, sự đan cài quấn quýt giữa thiên nhiên và con người. Đây là vẻ đẹp đậm màu sắc phương đông
* Nhớ Việt Bắc đánh giặc và Việt Bắc anh hùng
- Nhớ hình ảnh cả núi rừng Việt Bắc đánh giặc: “Rừng....”
- Nhớ hình ảnh đoàn quân kháng chiến: “Quân đi...”
- Nhớ những chiến công ở Việt Bắc, những chiến thắng với niềm vui phơi phới
⇒ Nhịp thơ mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân. Hình ảnh kì vĩ... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng
* Nhớ Việt Bắc niềm tin
- Nhớ cuộc họp cao cấp với nhiều chi tiết, hình ảnh tươi sáng.
- Nhớ hình ảnh ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ
⇒ Việt Bắc là cội nguồn là quê hương cách mạng
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
+ Nội dung: bài thơ khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
+ Nghệ thuật: đạm chất dân tộc, trong việc sử dụng hình thức đối đáp với cặp đại từ nhân xưng mình – ta, ngôn ngữu, hình ảnh thơ giản dị, nhịp thơ uyển chuyển, sử dụng thể thơ dân tộc – thể thơ lục bát...
- Cảm nhận của bản thân: bài thơ cho chúng ta thấy nghĩa tình của người dân Việt trong những năm tháng khó khăn, gian khổ của cuộc chiến tranh, giành độc lập, tự do cho dân tộc
Video bài văn mẫu Cảm nhận bức tranh tứ bình Việt Bắc
Ân tình và chung thủy - đó là một nét đẹp trong rất nhiều nét đẹp của con người cách mạng. Nét đẹp ấy thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ta cũng bắt gặp nét đẹp ấy trong Việt Bắc của Tố Hữu. Tập trung, tiêu biểu nhất là ở đoạn thơ:
“Ta về mình có nhớ ta
…
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
Mười câu thơ trên là đoạn thơ thứ năm của bài thơ Việt Bắc. Đó là bức tranh toàn cảnh và tiêu biểu của Việt Bắc qua bốn mùa trong năm. Bức tranh ấy rực rỡ, tươi tắn nhưng cũng bâng khuâng, man mác vì nó được lọc qua nỗi nhớ của người về xuôi. Nỗi nhớ được bộc lộ tha thiết trong buổi chia tay:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.”
Hai lần "ta về" láy lại ở đầu câu - cùng một thời điểm chia tay, nhưng câu trên là hỏi người, câu dưới là giãi bày lòng mình. Cái giọng thơ tâm tình của Tố Hữu ở đây thật ngọt ngào dễ thương. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người Việt Bắc, giữa miền ngược với miền xuôi đã trở thành một cuộc giã bạn đôi lứa (ta - mình). Nỗi nhớ về những ngày gian nan gắn bó với cảnh và người Việt Bắc cứ hiện dần trong tâm trí người đi. Cảnh vật, con người Việt Bắc, cái gì cũng đáng yêu, đáng nhớ. Nhớ trước nhất là hoa cùng người. Hoa và người hòa quyện trong nỗi nhớ. Nhớ hoa là nhớ tới cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, mà cái đẹp của Việt Bắc không thể tách rời với cái đẹp của những con người Việt Bắc đã từng cưu mang, gắn bó với người đi, với cách mạng, vẻ đẹp bức tranh Việt Bắc, trước tiên là vẻ đẹp của sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người.
Bức tranh đó được diễn tả bằng những câu thơ êm ả, nhẹ nhàng. Có màu sắc tươi tắn rực rỡ, có ánh sáng lung linh chan hoà, có âm thanh vui tươi, đầm ấm. Cảnh và người hòa quyện vào nhau: bốn cặp lục bát tả bốn mùa, thì câu trên nhớ cảnh, câu dưới nhớ người. Mà cảnh nào, người nào được nhắc tới cũng đều có cái riêng để nhớ. Tất cả đã hiện lên trước mắt ta một bức tranh Việt Bắc tuyệt diệu, nên thơ qua nét bút chấm phá tài tình của tác giả.
Mỗi mùa được nhà thơ nhớ lại bằng một nét tiêu biểu nhất, với cách diễn tả tinh tế gợi cảm, Nhớ mùa đông Việt Bắc là nhớ tới "rừng xanh hoa chuối đỏ tươi". Giữa cái bạt ngàn của màu xanh, hiển hiện một màu sắc ấm nóng (tươi đỏ), bức tranh mùa đông của Việt Bắc đâu còn cái lạnh lẽo, hoang vu nữ. Xuân sang sắc màu lại đổi khác, tràn ngập sinh sôi một màu trắng tinh khiết, thơ mộng: "ngày xuân mở nở trắng rừng". Cảnh này có gì đó giống như cảnh Bác về nước:
“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...”
(Theo chân Bác, Tố Hữu)
Bốn cặp lục bát sau Tố Hữu dùng để tả cảnh hè đến và cảnh mùa thu. Nếu như sắc màu chủ đạo của cảnh động là màu xanh điểm vào đó có sắc hoa tươi đỏ, của cảnh xuân là màu trắng hoa mơ, thì của mùa hè là màu vàng tươi đẹp của rừng phách: Ve kêu rừng phách đổ vàng. Đây là một câu thơ vào loại hay nhất của bài thơ Việt Bắc. Câu thơ sáu chữ mà thấy được sự chuyển đổi của cảnh sắc thiên nhiên. Câu thơ ấy rung lên một tiếng ve kêu không dứt trong màu vàng chói chang của rừng phách dưới nắng hạ. Cuối cùng, cảnh thu hiện ra với màu sắc dịu hiền của ánh trăng, màu của mơ ước về cuộc sống hoà bình giữa những ngày gian khổ. Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng yêu và mỗi mùa là một bức tranh nên thơ, kỳ thú.
Bức tranh bốn mùa ấy còn ánh lên vẻ đẹp đằm thắm của con người Việt Bắc. Cảnh làm nền cho người và người gắn với cảnh, chúng quyện hoà vào nhau và tô điểm cho nhau. Dường như những cảnh ấy phải có những con người này và nhà thơ đã đưa vào bức tranh Việt Bắc những con người thật bình dị đáng yêu: hình ảnh người lên núi với lưỡi dao lấp lánh ánh nắng cạnh sườn, bàn tay "chuốt từng sợi giang" của người đan nón và "cô em gái hái măng một mình" giữa khúc nhạc ve ran và sắc vàng rừng phách. Cả tiếng hát ân tình nữa cũng làm cho rừng thu êm dịu và ánh trăng hoà bình toả sáng lung linh.
Video bài văn mẫu phân tích bức tranh tứ bình Việt Bắc
Không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt Bắc nồng nàn và nhớ Việt Bắc tha thiết thì không thể dựng lên bức tranh quê hương cách mạng đẹp tuyệt diệu và ấm tình người đến thế. Nhưng để có bức tranh này, còn có quan điểm đúng đắn và cách nhìn tiến bộ của nhà thơ cách mạng. Khác với những cái nhìn sai lệch trước đây về miền núi và con người miền núi là nơi "ma thiêng nước độc" với những con người dữ tợn, kém văn minh,...) Tố Hữu đã có một cách nhìn đầy thông cảm, thương yêu và ưu ái với quê hương cách mạng. Bức tranh thơ này chính là bắt nguồn từ sự gắn bó chung thủy, từ lòng nhớ thương sâu nặng của nhà thơ đối với cảnh và người Việt Bắc.
Tình cảm nhớ thương tha thiết ấy là âm hưởng bao trùm cả đoạn thơ và nhịp điệu dịu dàng trầm bổng của thể thơ lục bát làm cho âm hưởng đó bâng khuâng, tha thiết. Kết cấu của bài thơ Việt Bắc là kết cấu đối đáp, có ta và mình, có người đi kẻ ở, nhưng thực ra đó chỉ là sự phân thân của một chủ thể trữ tình.
Khép lại đoạn thơ là tiếng hát ân tình, thuỷ chung của người chiến sĩ cách mạng miền xuôi, của đồng bào Việt Bắc. Tiếng hát ấy vang trong lòng người đi, luôn nhắc nhớ những ngày tháng nghĩa tình sắt son. Tiếng hát ấy là chiếc cầu nối giữa tấm lòng với tấm lòng, giữa quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
"Ôi! Nỗi nhớ, có bao giờ thế!". Nỗi nhớ đi qua thời gian, vượt qua không gian. Nỗi nhớ thấm sâu lòng người... Và nỗi nhớ ấy cứ ray rứt, da diết trong tầm hồn người chiến sĩ cách mạng miền xuôi khi xa rồi Việt Bắc thân yêu - nơi đã từng nuôi nấng mình trong những ngày kháng chiến gian lao...
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai - tiếng hát ân tình thủy chung.”
Trong cùng một đoạn thơ ngắn nhưng từ "nhớ" đã được lặp lại năm lần. Nỗi nhớ xuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối đoạn. Hai dòng đầu là lời khơi gợi, "nhắc khéo": mình có nhớ ta không? Riêng ta, ta vẫn nhớ! Cách xưng hô gợi vẻ thân mật, tình cảm đậm đà tha thiết. Ta với mình tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Người ra đi nhớ những gì? Việc Bắc có gì để mà nhớ, để mà thương? Câu thơ đã trình bày rất rõ?
“Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”
Núi rừng, phong cảnh Việt Bắc được ví như "hoa". Nó tươi thắm, rực rỡ và "thơm mát". Trong bức tranh thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên giản dị, chân chất, mộc mạc mà cao đẹp vô cùng! Con người và thiên nhiên lồng vào nhau, gắn kết với nhau tạo nên cái phong thái riêng của Việt Bắc.
Bốn mùa đất nước đi qua trong những câu thơ ngắn gọn bằng các hình ảnh, chi tiết chắt lọc, đặc trưng. Mỗi mùa mang một hương vị độc đáo riêng.
Mùa đông, rừng biếc xanh, điểm lên những bông hoa chuối "đỏ tươi" và ánh nắng vàng rực rỡ. Xuân đến, cả khu rừng bừng sáng bởi màu trắng của hoa mơ. Hè sang, có ve kêu và có "rừng phách đổ vàng". Và khi thu về, thiên nhiên được thắp sáng bởi màu vàng dìu dịu của ánh trăng. Đoạn thơ tràn ngập những màu sắc chói lọi, rực rỡ: xanh, đỏ, vàng, trắng... Những màu sắc ấy đập mạnh vào giác quan của người đọc. Tiếp xúc với những câu thơ của Tố Hữu, ta như được chiêm ngưỡng một bức tranh sinh động. Trong đó, những gam màu được sử dụng một cách hài hòa tự nhiên càng tô thêm vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.
Thời gian vận hành nhịp nhàng trong những dòng thơ. Nó bước những bước rắn rỏi, vững chắc khiến ta chẳng thể thấy phút giao mùa. Thiên nhiên Việt Bắc còn được mô tả theo chiều dọc thời gian. Buổi sáng hoa "mơ nở trắng rừng", trưa nắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng rọi bàng bạc khắp nơi... Núi rừng Việt Bắc như một sinh thế đang biến đổi trong từng khoảnh khắc...
Và cái phong cảnh tuyệt vời, đáng yêu ấy càng trở nên hài hòa nắng ấm, sinh động hẳn lên khi xuất hiện hình ảnh của con người. Con người đang lồng vào thiên nhiên, như một đóa hoa đẹp nhất, có hương thơm ngào ngạt nhất. Mỗi câu thơ tả cảnh đi cặp với một câu thơ tả người. Cảnh và người đan xen vào nhau một cách hài hòa. Đây là những con người lao động, gắn bó, hăng say với công việc. Kẻ "dao gài thắt lưng", người "đan nón", "cô em gái hái măng một mình" và tiếng hát ân tình của ai đó vang lên giữa đêm rừng núi xôn xao... Hình ảnh con người làm nét đẹp của thiên nhiên thêm rực rỡ. Chính họ đã gợi nên nỗi nhớ da diết cho người ra đi. Đọc đoạn thơ, ta có cảm nhận những vẻ đẹp bình dị mà trong sáng của tâm hồn người Việt Bắc. Ở đó họ đối xử với nhau bằng tình nghĩa mặn mà, chân thật, bằng sự thủy chung "trước sau như một". Họ đã nuôi chiến sĩ, nuôi cách mạng, nuôi cuộc kháng chiến của dân tộc... Những con người Việt Bắc tuy bình dị nhưng thật anh hùng.
Khơi gợi hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây, Tố Hữu đã thể hiện một tình cảm tha thiết, ân tình sâu nặng và nỗi nhớ thương sâu sắc. Ta với mình, mình với ta đã từng:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Đã từng san sẻ những ngọt bùi, gian nan vất vả như thế! Ta, mình làm sao có thể quên nhau được. Tình cảm mến thương ấy đã ăn sâu vào tâm hồn kẻ ở, người đi. Vì thế, khi ra đi, nhớ là nỗi niềm khắc đậm sâu trong tâm khảm, tình cảm của tác giả.
Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng. Cả khổ thơ ôm chứa niềm lạc quan, vui sống và tin tưởng vào cuộc sống. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêu nước thiết tha của Tố Hữu. Cuối đoạn thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Kỉ niệm ấy theo mãi dấu chân người đi và quấn quýt bên lòng kẻ ở lại...
Những câu thơ của Tố Hữu có tính khái quát cao so với toàn bài. Lời thơ giản dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào tâm hồn người đọc, như khúc dân ca ngọt ngào để lại trong lòng ta những tình cảm sâu lắng, dịu dàng.