Sơ đồ tư duy bài Thuốc (Lỗ Tấn) (năm 2023) dễ nhớ - Ngữ văn lớp 12

Tải xuống 1 3.9 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu sơ đồ tư duy bài Thuốc hay nhất, gồm 1 trang đầy đủ những nét chính về văn bản bằng sơ đồ tư duy về tác phẩm.

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung bài Thuốc Ngữ văn lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Thuốc dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 12:

Thuốc

 Bài giảng: Thuốc

 Sơ đồ tư duy Thuốc

Sơ đồ tư duy Thuốc dễ nhớ, ngắn gọn

 Dàn ý phân tích Thuốc

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lỗ Tấn (cuộc đời, các tác phẩm chính, quan điểm sáng tác…)

- Giới thiệu truyện ngắn Thuốc (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Hình tượng thuốc – chiếc bánh bao tẩm máu người

- Cách miêu tả chiếc bánh bao tầm máu người:

   + Một chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ tùng giọt, từng giọt

   + Lão Hoa cầm gói lá xanh và chao đèn loang lổ máu, dúi vào bếp, một mùi thơm quái lạ ngập cả quán

   + Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vỏ cháy sém

→ Cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ. Qua đó cho thấy sự mê tín, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ vì cho rắng bệnh lao có thể chữa khỏi bằng máu người

- Thái độ của mọi người trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người:

   + Lão Hoa: để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười mấy đời độc đinh

   + Thằng Thuyên: cầm cái bánh như cầm sinh mệnh mình

   + Bà Hoa: ăn đi con, ăn sẽ khỏi ngay

   + Bác cả Khang: cam đam thế nào cũng khỏi, thứ thuốc này đặc biệt lắm.

→ Một phương thuốc theo mọi người là quý hiếm, nhưng cuối cùng không chữa khỏi bệnh được cho Thuyên, Thuyên vẫn chết nên đó là một thứ thuốc độc, thứ thuốc giết chết người

Lỗ Tấn muốn người dân Trung Hoa nghiêm túc suy nghĩ tìm cho mình một phương thuốc để chữa căn bệnh mê tín dị đoan.

b. Hình tượng người cách mạng Hạ Du và thái độ của quần chúng

- Hình ảnh người cách mạng Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện của những người trong quán trà nhà lão Hoa

- Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

   + Một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sáng chiến đấu vì nhân dân lao động

   + Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu và ủng hộ cho việc alfm của Hạ Du

→ Hạ Du là hình ảnh tượng trưng cho những người làm cách mạng nhưng lại xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại.

- Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du

   + Họ xem Hạ Du là giặc, là đồ quỷ sứ, thằng khốn nạn, đồ nahxi con, thằng điên khùng

   + Người chú đem cháu ra thú để lấy tiền

   + Người dân Trung Hoa lấy máu để làm thuốc

→ Sự thờ ơ, vô cảm, dửng dưng của nhân dân đối với những người làm cách mạng

- Nguyên nhân dẫn tới thái độ của nhân dân: những người làm cách mạng xa rời quần chúng nhân dân, không tuyên truyền để nhân dân hiểu nên họ trở nên đơn độc, như “mưa kịch trên sa mạc”, không một ai hiểu họ

Qua hình tượng Hạ Du, Lỗ Tấn đã gián tiếp bày tỏ thái độ của mình về cách mạng, về những người làm cách mạng. Đó là sự đồng cảm, xót thương, trân trọng nhưng đồng thời còn lên tiếng phê phán những người làm cách mạng khi họ xa rời quần chúng, không giác ngộ cho quần chúng.

c. Cảnh thăm mộ trong buổi sáng mùa xuân thanh minh

- Thời gian nghệ thuật chuyển từ mùa thu “trảm quyết” sang mùa xuâ Thanh minh cho thấy mạch suy tư lạc quan và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tác giả

- Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

   + Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp và sự hi sinh của Hạ Du

   + Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho những người làm cách mạng

   + Khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.

- Ý nghĩa hình ảnh con đường mòn: Hình ảnh con đường mòn phân chia phần mộ thể hiện sự lạc hậu trong tập quán, suy nghĩ của người dân. Hai bà mẹ cùng bước trên con đường ấy thể hiện sự đồng cảm vì tình thương con.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống