Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7

Tải xuống 10 4.9 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội hay nhất, gồm 10 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7:

Tục ngữ về con người và xã hội

Bài giảng: Tục ngữ về con người - xã hội

A. Sơ đồ tư duy Tục ngữ về con người và xã hội

Tục ngữ về con người và xã hội

B. Tìm hiểu Tục ngữ về con người và xã hội

I. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Thể loại: tục ngữ

2. Chủ đề: con người và xã hội

3. Bố cục:

- Nhóm 1: Câu 1, 2, 3: nói về phẩm chất con người

- Nhóm 2:  Câu 4, 5, 6: nói về học tập, tu dưỡng

- Nhóm 3: Câu 7, 8, 9: nói về quan hệ ứng xử

3. Giá trị nội dung

Những câu tục ngữ tôn vinh phẩm chất cao đẹp, giá trị con người. Đồng thời đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có.

4. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ

- Ngôn từ ngắn gọn, hàm súc

II. Dàn ý bài phân tích

* Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của

- Một mặt người: là cách nói hoán dụ để chỉ một con người.

- Mười mặt của: chính là để chỉ của cải, vật chất, còn là để chỉ số lượng của cải rất nhiều. 

- Tác giả so sánh một mặt người bằng mười mặt của để khẳng định giá trị của con người. Mỗi con người có giá trị hơn rất nhiều của cải.

- Câu tục ngữ khuyên đối với chúng ta cần phải biết quý trọng, thương yêu, bảo vệ con người, không để những thứ vàng bạc, của cải làm che lấp đi con người.

* Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người

- Giải thích ý nghĩa:

+ góc: là một phần của vẻ đẹp

+ so với toàn bộ con người, răng  tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ song chúng lại góp phần làm nên vẻ đẹp của con người.

→ Qua câu tục ngữ, ông cha ta khuyên nhủ con người phải biết giữ gìn răng, tóc sao cho thật đẹp bởi nó làm nên vẻ đẹp của con người.

* Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm

- Giải thích:

+ Hình thức đối lập độc đáo giữa hai vế câu: đói cho sạch  rách cho thơm

+ đói  rách: những cách nói khái quát nhằm gợi lên cuộc sống nghèo khổ, cơ cực, thiếu thốn.

+ sạch  thơm: những từ được dùng chỉ những nét đẹp phẩm chất mà mỗi người cần phải giữ

→ Câu tục ngữ khuyên con người dù cuộc sống có khó khăn, thiếu thốn, vất vả cũng cần phải sống tốt, sống không được làm những điều xấu xa, tội lỗi. 

* Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Điệp từ học: nêu lên cụ thể những điều cần phải học và nhấn mạnh vai trò to lớn của việc học.

- Các động từ theo thứ tự quan trọng được xếp tăng dần

→ Câu tục ngữ cho thấy sự tỉ mỉ, cẩn trọng của việc học, phải học từ cái nhỏ đến cái lớn, từ những điều đơn giản đến phức tạp, mỗi hành vi cử chỉ đều nói lên tư cách, phẩm chất của con người. Trong cuộc sống ta cần học tất cả những điều này để cách giao tiếp có văn hóa, một nét sống cần thiết của con người trong xã hội.

* Câu 5: Không thầy đố mày làm nên

- Thầy: người làm nghề dạy học, truyền bá kiến thức cho mọi người.

- Mày: cách nói khái quát để chỉ những người học trò.

→ Câu tục ngữ khẳng định vai trò to lớn của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Câu tục ngữ nhắc con người phải biết quý trọng và biết ơn công lao dạy dỗ của người thầy; phê phán những ai đã vô lễ với người thầy đã từng dạy mình.

* Câu 6: Học thầy không tày học bạn

- Học bạn: học hỏi ở bạn bè, những người xung quanh.

- Không tày: chính là không bằng

→ Câu tục ngữ muốn nói học thầy có những lúc không bằng học bạn. Từ đó, câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của việc học bạn, của việc tự học của chính bản thân mỗi người.

– Hai câu tục ngữ 5 và 6 nêu lên mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu, học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực tế lại bổ sung chặt chẽ cho nhau, mỗi câu đề cao và nhấn mạnh vai trò của một đối tượng. Câu thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, câu thứ hai đề cao việc học bạn. Chủ thể được nói đến trong mỗi câu đều có ưu thế riêng: thầy dạy ta kiến thức, dạy ta những điều hay lẽ phải song để mở mang kiến thức đó ta phải học hỏi thêm bạn bè.

* Câu 7: Thương người như thể thương thân

- Thương người: tình cảm yêu thương dành cho những người xung quanh.

- Thương thân: tình thương mà mỗi người dành cho bản thân mình.

- Với việc đặt người trước thân dân gian muốn nhấn mạnh đối tượng của tình yêu thương. 

→ Câu tục ngữ khuyên con người hãy biết yêu thương nhau, và đối xử tốt với nhau bằng tình thương, sự đồng cảm, lòng vị tha. 

* Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Quả: là hoa quả, hiểu rộng ra đó là cách nói hình ảnh để chỉ những thành công, những ngọt ngào mà con người nhận được.

- Kẻ trồng cây: là những người đã trồng cây để nó có thể trở thành quả và hơn thế nữa đó chính là hình ảnh để chỉ những người đã có công gây dựng, giúp đỡ để tạo nên thành quả.

→ Câu tục ngữ khuyên con người ta khi đã đạt đến thành công, gặt hái được nhiều thành quả tốt đep thì phải nhớ ơn đến những người đã gây dựng, giúp đỡ mình để tạo nên thành quả đó. 

* Câu 9: 

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Giải thích:

+ Một cây: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự đơn lẻ.

+ Ba cây: sự đoàn kết, liên kết lại với nhau.

- Nghĩa đen của câu tục ngữ: một cây không thể làm nên rừng nhưng nếu ba cây, nhiều cây chụm lại với nhau thì sẽ tạo thành núi, thành rừng cây. 

→ Câu tục ngữ con khuyên con người phải biết sống đoàn kết, giúp đỡ và gắn kết với nhau. 

III. Bài phân tích

Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh của trí tuệ dân gian qua bao đời nay. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội. Tất cả những câu tục ngữ hoặc khằng định giá trị, vẻ đẹp của con người, hoặc nêu lên bài học giữ gìn phẩm giá, nhân cách. Thương người, lòng biết ơn, tình đoàn kết là bài học lớn về sống đẹp, tình làm người – con người chân chính được dân gian nói lên một cách sâu sắc, đậm đà.

Dưới hình thức những lời nhận xét, khuyên nhủ ngắn gọn, hàm súc, tục ngữ chứa đựng rất nhiều bài học thiết thực, bổ ích trong nhiều lĩnh vực như cách đánh giá con người, trong cách học hành và ứng xử hằng ngày. Dựa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành ba nhóm nhỏ. Câu 1, 2, 3 nói về phẩm chất con người. Câu 4, 5, 6 nói về học tập, tu dưỡng. Câu 7, 8, 9 nói về quan hệ ứng xử giữa con người với con người.

Câu Một mặt người bằng mười mặt của dùng cách nói cụ thể. Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất; mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được. Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trong và bảo vệ con người, không nên để của cải che lấp con người. 

Cái răng cái tóc là góc con người nêu lên hai nét đẹp của con người.  Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng  tóc chỉ những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gàng, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. 

Nhan sắc đã quý nhưng quý hơn là phẩm giá, nhân cách. Trong cuộc sống phải ý thức được: Đói cho sạch, rách cho thơm. Đói  rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch  thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dùng để miêu tả phẩm giá trong sáng, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu. Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn: Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ mà làm điều điều xấu xa, tội lỗi. Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nêu lên bài học giao tiếp, ứng xử. Phải sống lịch sự, văn minh, sống cẩn trọng, khôn khéo, tế nhị trong lời ăn tiếng nói. Không được thô lỗ, cục cằn. Bài học làm người, con người văn hóa được đúc kết qua bốn chữ “học” của câu tục ngữ. Đúng là tục ngữ dạy ta biết sống tốt hơn, đẹp hơn. 

Nói về sự học, cách học, tục ngữ có câu:

Không thầy đố mày làm nên

Thầy tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức). Làm nên: làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp. Không thầy đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chốn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trong của người thầy. Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời việc dạy chữ là dạy nghĩa. Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp các em hiểu và sống theo đúng đạo lí làm người. Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

Nói về tầm quan trọng của việc học bạn:

Học thầy không tày học bạn

“Không tày” nghĩa là không bằng. Bạn bè cùng trang lứa ta dễ học hỏi được. Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học. Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lúc, học suốt đời. Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập. Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là sản tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời.

Hai câu tục ngữ trên một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan hệ đúng đắn của người xưa: Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.

Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” dùng cách nói so sánh cụ thể. Thương người là thương yêu đồng loại, thương thân là thương chính mình. Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự tôn trọng, thương yêu thật sự. Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn. Ăn quả là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra, nhớ là biểu thị lòng biết ơn; nhớ kẻ trồng cây là nhớ ơn nhân dân lao động. Nghĩa hàm ngôn là: Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó. Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.

Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết qua câu thơ lục bát:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Một cây, ba cây, hòn núi cao là những ẩn dụ nói về con người và cuộc sống. Chụm lại nghĩa là liên hợp, liên kết, gắn bó với nhau. Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao ba cây chụm lại nên hòn núi cao? Câu này xuất phát từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao. Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn đến cỡ nào. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ. Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. 

Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dế hiểu và thấm thía, nhớ lâu. Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người. Những bài học thiết thực, bổ ích mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác động to lớn, giúp chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.

IV. Một số lời bình về tác phẩm

1. Nghệ thuật tục ngữ biểu hiện đầy đủ lối suy nghĩ dân gian của dân tộc về giới tự nhiên và đời sống xã hội đồng thời cũng biểu hiện cách nói của dân tộc ta qua nhiều thế hệ, trong tiến trình lịch sử lâu dài. Nếu như tục ngữ thiên về lí trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống thì ca dao lại thiên về tình cảm (nội dung trữ tình) và ca dao là một thể loại đã thể hiện được hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn học dân gian. Cũng như tục ngữ hoặc bất cứ thể loại văn học nào khác, ý nghĩa chủ yếu có thể thấy ở ca dao vẫn là về mặt nội dung, có điều là nội dung ấy thường đượm chất thơ. Nếu cho rằng một đặc điểm của thơ là ở chỗ biểu hiện một cách cô đúc nhất tư tưởng và tình cảm thì cũng có thể coi tục ngữ như là một dạng của thơ.

(Mã Giang Lân, Lời giới thiệu “Tục ngữ ca dao Việt Nam”)

2. Những câu tục ngữ nói về con người và xã hội: 

a. Người sống hơn đống vàng.

b. Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.

c. Uống nước nhớ nguồn.

d. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

e. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng.

f. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

g. Thức lâu mới biết đêm dài/ Ở lâu mới biết lòng người thẳng ngay.

h. Của trọng hơn người.

i. Ăn cháo đá bát.

k. Được chim bẻ ná, đước cá quên nơm.

Xem thêm
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 1)
Trang 1
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 2)
Trang 2
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 3)
Trang 3
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 4)
Trang 4
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 5)
Trang 5
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 6)
Trang 6
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 7)
Trang 7
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 8)
Trang 8
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 9)
Trang 9
Sơ đồ tư duy bài Tục ngữ về con người và xã hội dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 7 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống