33 câu Trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 4: Từ trường có đáp án 2023

Tải xuống 17 2.8 K 19

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11: Ôn tập chương 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 17 trang gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật lí 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập chương 4 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Lí 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 17 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 có đáp án – Vật Lí lớp 11:

Trắc nghiệm Vật lí 11 có đáp án Ôn tập chương 4 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Vật lí 11

Ôn tập Chương 4

Bài 1. Hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8 cm, vòng kia là R2 = 16 cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Cảm ứng từ tại tâm của hai dây dẫn có độ lớn là

A. 1,18.10-4 T.

B. 1,7.10-4 T.

C. 3,9.10-5 T.

D. 8,8.10-4. T

Đáp án: D

Do 2 dòng điện tròn đồng tâm, ngược chiều cùng nằm trong hai mặt phẳng vuông góc nhau nên B1 và B2 do hai dòng điện có phương vuông góc với nhau

Bài 2. Một proton chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức điện trường như hình vẽ. E = 8000V/m, v = 2.106m/s, xác định hướng và độ lớn B→:

A. B→ hướng ra. B = 0,002T

B. B→ hướng vào. B = 0,003T

C. B→ hướng xuống. B = 0,004T

D. B→ hướng lên. B = 0,004T

Đáp án: C

Hạt chuyển động thẳng đều

E→ hướng từ trong ra và q > 0 nên ⇒ Fđ hướng từ trong ra FL hướng từ ngoài vào trong

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta thấy B→ hướng xuống.

Bài 3. Có ba dòng điện thẳng song song I1, I2 và I3 ở trong cùng một mặt phẳng, cho I1 = 20 A, I2 = 15 A, I3 = 25 A. Khoảng cách giữa I1 và I2 là a = 5 cm, giữa I2 và I3 là b = 3 cm. Lực tác dụng lên 1 m chiều dài của I2 là

A. 37.10-4 N.

B. 3,7.10-5 N.

C. 25.10-4 N.

D. 12.10-4 N.

Đáp án: A

 

Lực từ do dòng I1 tác dụng lên 1 m của I2 là:

Lực từ do dòng I3 tác dụng lên 1 m của I2 là:

Lực từ tác dụng lên 1m chiều dài của I2 là:

Bài 4. Ba dòng điện thẳng dài đặt song song với nhau, cách đều nhau đi qua ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a = 4 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Cho các dòng điện chạy qua có cùng một chiều có cùng một chiều với các cường độ dòng điện I1= 10 A, I2 = I3 = 20 A. Lực tổng hợp F tác dụng lên mỗi mét dây dẫn có dòng điện I1 là

A. 10-3 N.

B. 2.10-3 N.

C. 2,5.10-3 N.

D. 4.10-3 N.

Đáp án: A

 

Lực từ do dòng I2 tác dụng lên 1 m của dòng I1 là:

Lực từ do dòng I3 tác dụng lên 1 m của dòng I1 là:

Lực tổng hợp F tác dụng lên mỗi mét dây dẫn của dòng điện I1 là

 

Bài 5. Một dây dẫn thẳng, dài có vỏ bọc cách điện, ở khoảng giữa được uốn thành vòng tròn, bán kính R = 20 cm như hình vẽ. Dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 5 A. Xác định cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn.

A. 10-6 T.

B. 2.10-7 T.

C. 10,7.10-6 T.

D. 4,6.10-6 T.

Đáp án: C

Dòng điện chạy trong vòng tròn gây ra tại tâm O cảm ứng từ B1 vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, hướng từ ngoài vào và có độ lớn:

Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng gây ra tại tâm O cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, hướng từ trong ra và có độ lớn:

Cảm ứng từ tổng hợp tại O là:

Vì B1 và B2 cùng phương, ngược chiều và B1 > B2 nên B0 cùng phương, cùng chiều với B1 và có độ lớn:

Bài 6. Một dây dẫn thẳng, dài, mang dòng điện được đặt trong không khí. Phần giữa của dây được uốn lại thành đường tròn, bán kính 10cm (phần đường tròn nằm trong cùng mặt phẳng với phần còn lại của dây dẫn). Dòng điện trong dây có chiều được biểu diễn bằng hình mũi tên trong hình vẽ. Biết cảm ứng từ tại tâm của đường tròn có độ lớn là 0,06mT. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn xấp xỉ là

A. 3A

B. 4,2A

C. 1,2A

D. 7,2A

Đáp án: D

Cảm ứng từ tại tâm O do phần dòng điện thẳng gây ra:

Cảm ứng từ tại O do phần dòng điện tròn gây ra:

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta thấy B1 và B2 cùng chiều (từ trong ra ngoài), ta có:

Suy ra:

Bài 7. Một ống dây hình trụ, tiết diện đều, không có lõi thép. Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài ống là 5000 vòng. Mắc ống dây vào một nguồn có suất điện động bằng E = 12V, điện trở trong không đáng kể. Biết điện trở của ống dây là R = 0,5Ω. Cảm ứng từ trong lòng của ống dây có độ lớn gần đúng bằng

A. 0,15T

B. 0,18T

C. 0,2T

D. 0,25T

Đáp án: A

Áp dụng định luật Ôm:

Cảm ứng từ trong lòng của ống dây:

 

Bài 8. Cho hai dòng điện thẳng I1, I2 song song, cách nhau 10cm, trong chân không. Gọi M là một điểm nằm ngoài mặt phẳng chứa hai dòng điện, cách dòng điện I1 6cm, cách dòng điện I2 8cm. Biết cảm ứng từ do hai dòng điện trên gây ra có phương song song với mặt phẳng chứa hai dòng điện, có độ lớn B = 5.10-5T và có chiều như hình vẽ. Dòng điện I1 có

A. Cường độ 9A, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ

B. Cường độ 12A, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ

C. Cường độ 9A, có chiều đi ra ngoài mặt phẳng hình vẽ

D. Cường độ 12A, có chiều đi ra ngoài mặt phẳng hình vẽ

Đáp án: B

Ta thấy ∆I1MI2 vuông tại M. Phân tích B→ theo hai thành phần như hình vẽ, ta có:

Áp dụng quy tắc đinh ốc, suy ra chiều I1 đi vào trong mặt phẳng hình vẽ

 

Bài 9. Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. cường độ dòng điện trong hai dây dẫn đó bằng nhau và bằng I = 1A. Lực từ tác dụng trên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây bằng 2.10-5N. Hỏi hai dây đó cách nhau bao nhiêu?

A. 1cm.

B. 2cm.

C. 3cm.

D. 4cm

Đáp án: A

Lực tác dụng lên một đơn vị chiều dài của mỗi dây lúc đầu là:

Khoảng cách giữa hai dây là:

 

Bài 10. Hai vòng tròn dây dẫn đặt cách nhau một khoảng rất nhỏ. Vòng dây dẫn dưới giữ cố định, vòng trên nối với đầu một đòn cân (hình vẽ). Khi cho vào hai dòng điện cường độ bằng nhau vào hai vòng dây thì chúng hút nhau. Đặt thêm một quả cân khối lượng 0,1 g vào đĩa cân bên kia thì cân trả lại thăng bằng và lúc đó hai vòng cách nhau 2 mm. Xác định cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây? Cho biết bán kính mỗi vòng dây bằng 5 cm. lấy g

A. 1,25A.

B. 2,15A.

C. 3,24A.

D. 5,64A

Đáp án: D

Chu vi của mỗi vòng dây là: lC = 2πR. Vì hai vòng dây ở cách nhau một khoảng rất nhỏ nên:

Lực tác dụng lên mỗi vòng dây là:

Điều kiện để cân thăng bằng là:

Cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây là:

 

Bài 11. Trong một từ trường đều có phương ngang, cảm ứng từ có độ lớn 0,75T, người ta treo một đoạn dây dẫn mang dòng điện bằng hai sợi dây nhẹ, không co dãn, dài bằng nhau (Hình vẽ). Khi đoạn dây nằm cân bằng thì mặt phẳng chứa đoạn dây và hai dây treo có phương thẳng đứng. Cho biết đoạn dây mang dòng điện dài 20cm và có khối lượng không đáng kể. Cường độ dòng điện trong đoạn dây là 8A. Lực căng trên mỗi sợi dây treo có độ lớn là

A. 12N

B. 0,4N

C. 0,6N

D. 0,3N

Đáp án: C

MN có khối lượng không đáng kể nên chịu tác dụng của F→ , T→ chiều lực từ được xác định như hình vẽ.

Trong đó: Lực từ có độ lớn:

Điều kiện cân bằng:

Bài 12. Trong một từ trường đều có phương ngang, cảm ứng từ có độ lớn 0,75T, người ta treo một đoạn dây dẫn mang dòng điện bằng hai sợi dây nhẹ, không co dãn, dài bằng nhau (Hình vẽ).), ON = 4.OM. Khi đoạn dây nằm cân bằng thì mặt phẳng chứa đoạn dây và hai dây treo có phương thẳng đứng. Cho biết đoạn dây mang dòng điện dài 20cm và có khối lượng không đáng kể. Cường độ dòng điện trong đoạn dây là 8A. Lực căng do sợi dây tác dụng lên điểm O có độ lớn là

A. 0,45N

B. 0,75N

C. 0,6N

D. 0,3N

Đáp án: B

Lực từ tác dụng lên dây MN có độ lớn: F = B.I.?.sinα = 0,75.8.0,2 = 1,2N.

Điều kiện cân bằng:

Giải hệ được: T1 = 0,75N

Bài 13. Trong hình vẽ, từ trường đều có phương ngang, cảm ứng từ B = 0,5T có chiều như hình vẽ. Hai thanh xx’, yy’ dẫn điện song song, cách nhau 20cm trong mặt phẳng thẳng đứng. Hai đầu x, y được nối với một nguồn điện có suất điện động E = 12V, điện trở trong r = 1Ω. Đoạn dây MN nằm ngang, hai đầu M và N tiếp xúc và có ma sát không đáng kể với hai thanh xx’, yy’. Cho biết MN không chuyển động. Bỏ qua điện trở của đoạn dây MN, xx’; yy’ và các chỗ tiếp xúc. Lấy g = 10m/s2. Khối lượng của thanh MN là

A.120g

B. 12g

C. 24g

D. 240g

Đáp án: A

 

Điều kiện cân bằng:

Áp dụng định luật Ôm cho mạch kín:

Từ (1) và (2):

 

Bài 14. Trong hình vẽ, từ trường đều có phương ngang, cảm ứng từ B = 0,5T có chiều từ ngoài vào trong mặt phẳng của hình vẽ. Đoạn dây dẫy MN có khối lượng phân bố đều, có thể quay trong mặt phẳng thẳng đứng, quanh trục nằm ngang, đi qua M. Khi cho dòng điện chạy trong đoạn dây MN thì thấy khi dây nằm cân bằng, dây lệch khỏi phương thẳng đứng góc α = 30o. Cho dây MN dài 20cm, trọng lượng 1,5N, bỏ qua ma sát ở trục quay. Cường độ dòng điện bằng

A.7,5A

B.5A

C.4,5A

D.6A

Đáp án: A

 

Thanh chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực P→ , lực từ F→

Điều kiện cân bằng của thanh MN: P. MH = F. MO

Suy ra:

Bài 15. Một khung dây dẫn phẳng, hình tam giác cân ABC với góc ở đỉnh (Hình vẽ); các cạnh AB = AC = 20cm. Khung dây được đặt trong từ trường đều, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây, cảm ứng từ B = 0,25T. Mắc khung dây vào nguồn điện không đổi thì thấy lực từ tác dụng lên cạnh BC có độ lớn bằng 0,1√3N. Cường độ dòng điện chạy trong các cạnh của khung dây là

A. 2A

B. 0,02A

C. 1A

D. 0,01A

Đáp án: A

Áp dụng định lý hàm số cosin trong tam giác ABC ta tính được BC=20√3cm

 

Cường độ dòng điện chạy trong các cạnh của khung dây là:

Bài 16: Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân khồng cách nhau một khoảng a = 10 cm. Qũy tích những điểm mà tại đó véc -tơ cảm ứng từ bằng 0 là

A. đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm.

B. đường thẳng vuông góc với hai dòng điện, cách I1 20 cm, cách I2 30 cm.

C. đường thẳng song song với hai dòng điện, cách I30 cm, cách I20 cm.

D. đường thẳng vuông góc với hai dòng điện, cách I1 30 cm, cách I2 30 cm.

Bài 17: Khi đặt đoạn dây dẫn có dòng điện vào trong từ trường có vectơ cảm ứng từ, lực từ tác dụng lên dây dẫn sẽ

A. nằm dọc theo trục của dây dẫn.

B. vuông góc với dây dẫn.

C. vừa vuông góc với dây dẫn, vừa vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

D. vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

Bài 18: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt cùng phương với đường sức từ

A. luôn cùng hướng với đường sức từ.        

B. luôn ngược hướng với đường sức từ.

C. luôn vuông góc với đường sức từ.        

D. luôn bằng 0.

Bài 19: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?

A. 0,08 T.        

B. 0,06 T.        

C. 0,05 T.        

D. 0,1 T.

Bài 20: Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 1 A. Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài có độ lớn là 10-6 N. Khoảng cách giữa hai dây là

A. 10 cm.       

B. 20 cm.       

C. 15 cm.       

D. 25 cm.

Bài 21: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?

A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam.

B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.

C. Mọi nam châm đều hút được sắt.

D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt.

Bài 22: Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây

A. bằng không

B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây

C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung

D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung

Bài 23: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2 (A). Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là:

A. 0 (Nm)       

B. 0,016 (Nm)       

C. 0,16 (Nm)       

D. 1,6 (Nm)

Bài 24: Lực Lorenxo tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường

A. chỉ hướng vào tâm khi q > 0 .

B. luôn hướng về tâm của quỹ đạo.

C. chưa kết luận được vì còn phụ thuộc vào hướng của véc - tơ cảm ứng từ.

D. luôn tiếp tuyến với quỹ đạo.

Bài 25: Một đoạn dây dẫn đặt trong từ trường đều. Nếu chiều dài dây dẫn và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn

A. tăng 2 lần.       

B. giảm 2 lần.       

C. tăng 4 lần.       

D. không đổi.

Bài 26: Phương của lực Lorenxo

A. trùng với phương của véc - tơ cảm ứng từ.

B. vuông góc với cả đường sức từ và véc - tơ vận tốc của hạt.

C. vuông góc với đường sức từ, nhưng trùng với phương của vận tốc của hạt.

D. trùng với phương véc - tơ vận tốc của hạt.

Bài 27: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo = 2.105 m/s vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxo tác dụng vào electron là

A. 6,4.10N.       

B. 3,2.10N.       

C. 4,8.10N.       

D. 5,4.10N.

Câu 28: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l = 5 cm, khối lượng m = 5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 0,5 T và dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2 A. Nếu lấy g = 10 m/s2 thì góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là

A. 30°.       

B. 45°.       

C. 60°.       

D. 75°.

Câu 29: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2 (A). Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là:

A. 0 (Nm)

B. 0,016 (Nm)

C. 0,16 (Nm)

D. 1,6 (Nm)

Câu 30: Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông cân MNP. Cạnh MN = NP = 10 (cm). Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 102 (T) có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện I có cường độ 10 (A) vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh của khung dây là                       

A. FMN = FNP = FMP = 10(N)

B. FMN = 10(N), FNP = 0 (N), FMP = 10(N)

C. FMN = 0 (N), FNP = 10(N), FMP = 10(N)

D. FMN = 10(N), FNP = 0 (N), FMP = 10(N)

Câu 31: Hạt α có khối lượng m = 6,67.10(kg), điện tích q = 3,2.10(C). Xét một hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi một hiệu điện thế U = 10(V). Sau khi được tăng tốc nó bay vào vùng không gian có từ trường đều B = 1,8 (T) theo hướng vuông góc với đường sức từ. Vận tốc của hạt α trong từ trường và lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn là

A. v = 4,9.106 (m/s) và f = 2,82.110(N)

B. v = 9,8.106 (m/s) và f = 5,64.11012 (N)

C. v = 4,9.106 (m/s) và f = 1.88.11012 (N)

D. v = 9,8.106 (m/s) và f = 2,82.11012 (N)

Câu 32: Một đoạn dòng điện nằm song song với đường sức từ và có chiều ngược với chiều của đường sức từ. Gọi F là lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đó thì

A. F khác 0.

B. F = 0.

C. F còn tùy thuộc chiều dài của đoạn dòng điện.

D. F còn tùy thuộc độ lớn cường độ dòng điện.

Câu 33: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.103 (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là:

A. 6,3 (V).

B. 4,4 (V).

C. 2,8 (V).

D. 1,1 (V).

Tài liệu có 17 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống