Trắc nghiệm Luyện tập: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án - Hóa học 10

Tải xuống 5 2.7 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39: Luyện tập :Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa học 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 10 sắp tới.Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 có đáp án: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học (ảnh 1)

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

Bài 39 Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Bài 1: Xét cân bằng: N2O4 (k) 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2

A. tăng 9 lần.      B. tăng 3 lần.

C. tăng 4,5 lần.      D. giảm 3 lần.

Đáp án: B

Chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới thì nhiệt độ không đổi Kc không đổi

Bài 2: Phản ứng tổng hợp amoniac là: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) (ΔH = –92kJ)

Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là :

A. Tăng nhiệt độ.

B. Tăng áp suất.

C. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

D. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng.

Đáp án: A

Bài 3: Cho cân bằng : 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :

A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Đáp án: B

Khi tăng nhiệt độ, tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm M khí giảm n khí tăng cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Chiều nghịch là phản ứng thu nhiệt; chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt

Bài 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.

B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng tahis cân bằng thì phản ứng dừng lại.

C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai về của phương trình phản ứng phải bằng nhau.

Đáp án: C

Bài 5: Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k)

Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi?

A. biến đổi nhiệt độ

B. biến đổi áp suất

C. sự có mặt chất xúc tác

D. biến đổi dung tích của bình phản ứng

Đáp án: C

Bài 6: Cho phản ứng hóa học: A + B → C

Nồng độ ban đầu của A là 1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là

A. 0,16 mol/l.phút

B. 0,016 mol/l.phút

C. 1,6 mol/l.phút

D. 0,064 mol/l.phút

Đáp án: D

Bài 7: Cân bằng phản ứng H2 + I2  2HI (ΔH < 0) được thiết lập ở toC khi nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [H2] = 0,8 mol/l; [I2] = 0,6 mol/l ; [HI] = 0,96 mol/l. Hằng số K có giá trị là :

A. 1,92.10-2.      B. 1,82.10-2.

C. 1,92.      D. 1,82.

Đáp án: C

K = [HI]2/[H2].[I2] = 1,92

Bài 8: Xét phản ứng : 2NO2 (k) N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy :

A. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai có màu nhạt nhất.

B. ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.

C. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ ba có màu nhạt nhất.

D. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai và ống thứ ba đều có màu nhạt hơn.

Đáp án: B

Ở nhiệt độ t2 hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 lớn hơn nhiệt độ t1  ở nhiệt độ t2 có lượng N2O4 lớn hơn ở nhiệt độ t1. Mà t1 > t2  khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tạo thành N2O4 không màu); khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tạo thành NO2 màu nâu).

Bài 9: Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k)

(2) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)

(3) CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k)

(4) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k)

(5) CH3COOH (l) + C2H5OH (l) CH3COOC2H5 (l) + H2O (l)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là :

A. (1) và (2).      B. (3) và (4).

C. (3), (4) và (5).      D. (2), (4) và (5).

Đáp án: C

Bài 10: Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là: CO + H2O CO2 + H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là 1. Nồng độ mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng lần lượt là :

A. 0,2 M và 0,3 M.      B. 0,08 M và 0,2 M.

C. 0,12 M và 0,12 M.      D. 0,08 M và 0,18 M.

Đáp án:

[CO] = 0,2M; [H2O] = 0,3M

Gọi [CO] = aM

Tại cân bằng: [CO] = 0,2 – a; [H2O] = 0,3 – a; [CO2] = a; [H2] = a

a = 0,12 [CO] = 0,08M; [CO2] = 0,18M

Bài 11: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì

A. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

B. chỉ làm tăng tốc dộ phản ứng nghịch

C. làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau

D. không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch

Đáp án: C

Bài 12: Xét phản ứng trong quá trình luyện gang:

Fe2O3 (r) + 3CO (kk) 2Fe (r) + 3CO2 (k); ΔH > 0

Có các biện pháp:

Tăng nhiệt đô phản ứng

Tăng áp suất chung của hệ

Giảm nhiệt độ phản ứng

Tăng áp suất CO

Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp làm tăng hiệu suất của phản ứng?

A. 1    B. 2    C. 3    D. 4

Đáp án: B

Bài 13: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào phù hợp với một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng?

A. Phản ứng thuận đã kết thúc

B. Phản ứng nghịch đã kết thúc

C. Cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc

D. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc dộ phản ứng nghịch

Đáp án: D

Xem thêm
Trắc nghiệm Luyện tập: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Luyện tập: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Luyện tập: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Luyện tập: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Luyện tập: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống