Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10

Tải xuống 9 2.3 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10: Ôn tập học kì 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 9 trang gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 10 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 9 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 24 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10:

Trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án: Ôn tập học kì 2  (ảnh 1)

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

Ôn tập học kì 2

Bài 1: Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kím không có oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Tỉ khối của Y so với H2 là

A. 17    B. 9    C. 8,5    D. 10

Đáp án: D

A + H2SO4 → Hỗn hợp khí Fe dư; khí Y gồm: H2 ( x mol) và H2S (y mol)

x + y = 0,1 mol (1)

Bảo toàn S: nH2S = nFeS = nS = y mol

nFe dư = nH2 = x

Bảo toàn Fe: nFe = nFeS + nFe dư = x + y

mX = 56(x + y ) + 32y = 7,2g (2)

Từ (1)(2) x = 0,05 mol; y = 0,05 mol

MY = mY : nY = (0,05.2 + 0,05.34) : 0,1 = 18 dY/H2 = 9

Bài 2: Thả một viên bi sắt nguyên chất hình cầu nặng 5,6 gam vào 200 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Khi khí ngừng thoát ra thì đường kính viên bi còn lại bằng 1/2 đường kính ban đầu (giả sử viên bi bị ăn mòn đều về mọi phía). Giá trị của x là

A. 1,000    B. 0,125    C. 0,500    D. 0,875

Đáp án: D

mtrước : msau = Vtrước : Vsau = (Rtrước/Rsau)3 = 8

msau = 0,7 mFe pư = 4,9g

nHCl = 2nFe pư = 0,175mol x = 0,875

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. M là kim loại

A. Mg    B. Ca    C. Zn    D. Ba

Đáp án: A

nH2SO4 = 0,4 mol;

Dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất là MSO4 nMSO4 = 0,4 mol

1,12l khí là CO2; nCO2 = 0,05 mol

mdd sau pư = mX + mdd H2SO4 – mkhí = 24 + 100 – 0,05.44 = 121,8g

mMSO4 = 48 M = 24 M là Mg

Bài 4: Cho 3 kim loại Na, Al, Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít H2 (đktc). Nếu thay Na và Fe bằng một kim loại M có hóa trị II nhưng khối lượng chỉ bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe, rồi cho tác dụng với H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí bay ra đúng bằng V lít (đktc). M là kim loại

A. Mg    B. Ca    C. Zn    D. Ba

Đáp án: A

Bài 5: Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m+a) gam muối. Giá trị của V và a lần lượt là

A. 3,36 và 28,8

B. 6,72 và 28,8

C. 6,72 và 57,6

D. 3,36 và 14,4

Đáp án: B

nH2 = 0,3

2H+ + 2e → H2  ne cho = 2nH2 = 0,6 mol

nSO2 = 1/2. ne cho = 0,3 mol V = 6,72 l

Bảo toàn điện tích: 2nMg + 3nAl + 2nZn = 2nSO42-trong muối

nSO42-trong muối = 1/2. ne cho = 0,3 mol

a = mSO42-trong muối = 28,8g

Bài 6: Cho V lít khí oxi qua ống điện phân êm dịu, thì thấy thể tích khí giảm 0,9 lít. Các khí đo ở cùng điều kiện. Thể tích khí ozon được tạo thành là

A. 2,4 lít    B. 1,8 lít    C. 2 lít    D. 0,6 lít

Đáp án: B

Bài 7: Dùng hóa chất nào (trong các chất cho sau đây) làm thuốc thử để phân biệt hai dung dịch Cu(NO3)2, Mg(NO3)2?

A. HCl B. H2SO3 C. H2SO3 D. H2S

Đáp án: D

Bài 8: Một bình kín chứa hỗn hợp H2, Cl2 với áp suất ban đầu là P. Đưaa bình ra ánh sang để phản ứng xảy ra, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất bình lúc đó là P1. Mối quan hệ giữa P1 và P là

A. P1 = 2P

B. P1 > P

C. P = P1

D. P1 < P

Đáp án: C

Bài 9: Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của axit H2SO3 đặc, nguội?

A. hòa tan kim loại Al, Fe

B. tan trong nước, tỏa nhiệt

C. làm hóa than vải, giấy, đường

D. háo nước

Đáp án: A

Bài 10: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh?

A. Lưu huỳnh vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa

B. Ở nhiệt độ cao lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại thể hiện tính oxi hóa.

C. Thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường.

D. Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với hầu hết các phi kim mạnh hơn lưu huỳnh, thể hiện tính oxi hóa.

Đáp án: D

Bài 11: Trong các chất sau: Cl2, FeCl3, HCl, H2S, Na2SO3, những caahts có thể tác dụng với KI tạo I2 là

A. FeCl3, Cl2 B. Na2SO3, H2S C. FeCl3, HCl D. HCl

Đáp án: A

Bài 12: Cho 25 gam KMnO4 (có a% tạp chất) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí clo. Để khí clo sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 83 gam KI tạo I2, giá trị của a là

A. 20    B. 59,25    C. 36,8    D. 26

Đáp án: C

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

nCl2 = 1/2. nKI = 0,25 mol

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2O

nKMnO4 = 2/5.nCl2 = 0,1 mol mKMnO4 = 15,8g

a = 100% – 15,8/25.100% = 36,8%

Bài 13: Cho 6,4 gam Cu tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng thì khối lượng dung dịch thu được

A. tăng thêm 6,4 gam

B. không thay đổi

C. giảm đi 6,4 gam

D. không xác định được

Đáp án: B

Cu (0,1) + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 (0,1 mol) + 2H2O

mSO2 = 0,1.64 = 6,4 = mCu  khối lượng dung dịch không thay đổi

Bài 14: Hòa tan hoàn toàn 1,53 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HCl dư thu được 448 ml khí (đktc). Cô cạn dung dịch, thu được chất rắn có khối lượng là

A. 2,95 gam    B. 2,14 gam    C. 3,9 gam    D. 1,85 gam

Đáp án: A

nH2 = 1/2.nHCl = 0,02 mol nHCl = 0,04

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mc/r = mkim loại + mHCl – mH2 = 1,53 + 0,04.36,5 – 0,02.2 = 2,95g

Bài 15: Từ 800 tấn quặng pirit sắt chứa 25% tạp chất trơ có thể sản xuất được a m3 dung dịch H2SO4 93% (D = 1,83 g/cm3), hiệu suất quá trình là 95%. Giá trị của a là

A. 547    B. 800   C. 1200    D. 547000

Đáp án: A

mpirit sắt = 600 tấn

FeS2 (120) -H = 95%→ 2H2SO4 (196 tấn)

600 -H = 95%→ 600. (196/120). 95% = 931 tấn

1,83g/cm3 = 1,83 tấn/m3

mdd H2SO4 = 931 : 93% = 1001 tấn a = 1001 : 1,83 = 547 m3

Bài 16: Cho 12,6 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu được 0,2 mol mỗi khí SO2, NO, NO¬2 (không tạo sản phẩm khử khác của N+5).

Số mol của Al và Mg lần lượt là

A. 0,15 và 0,35625

B. 0,2 và 0,3

C. 0,1 và 0,2

D. 0,1 và 0,3

Đáp án: B

Gọi nAl = x mol; nMg = y mol 27x + 24y = 12,6g (1)

ne cho = 3x + 2y

ne nhận = 2nSO2 + 3nNO + nNO2 = 1,2 mol

3x + 2y = 1,2 (2)

Từ (1) và (2) x = 0,2; y = 0,3

Bài 17: 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp nhau, MX < MY) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp là

A. 24,95%      B. 15,6%

C. 56,94%      D. 90,58%

Đáp án: A

Gọi CTTB của X, Y là

1 mol NaX → 1 mol AgX tăng: 85g

nNaX = 0,3 M (NaX) = 106,13  X = 83,13

X là Br (80); Y là I (127)

NaBr ( x mol); NaI ( y mol)

Ta có: x + y = 0,3;

188x + 235y = 57,34g

x = 0,28 %m NaBr = 90,58%

Bài 18: Dẫn khí clo vào dung dịch FeCl2, đun nóng thấy dung dịch từ lục nhạt chuyển sang màu vàng. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng

A. oxi hóa – khử

B. phân hủy

C. thế

D. trung hòa

Đáp án: A

Bài 19: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol FeO và 0,1 mol Fe2O3 trong H2SO3 loãng, dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, rửa sạch, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là

A. 2,3 gam    B. 3,2 gam    C. 23 gam    D. 32 gam

Đáp án: D

2FeO (0,2) → Fe2O3 (0,1 mol)

nFe2O3 = 0,1 + 0,1 = 0,2 Mol mFe2O3 = 32g

Bài 20: Cho phản ứng sau: CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO3 + KIO3 + KCl +H2O

Sau khi cân bằng phản ứng, tổng hệ số (các số nguyên tố cùng nhau) của các chất ban đầu bằng

A. 90    B. 93    C. 92    D. 94

Đáp án: B

CrI3 → Cr+6 + 3I+7 + 27e

Cl2 + 2e → 2Cl-

2CrI3 + 27Cl2 + 64KOH → 2K2CrO4 + 6KIO4 + 54KCl + 32H2O

Bài 21: Dung dịch X có các tính chất sau:

- Tác dụng với nhiều kim loại tạo muối và chỉ giải phóng H2

- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước

- Tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch không màu

X có thể là chất nào trong các chất sau đây?

A. H2SO3 B. NaOH C. HCl D. NaCl

Đáp án: C

Bài 22: Clo và axit HCl tác dụng với kim loại nào sau đây thì cùng tạo ra một hợp chất?

A. Zn    B. Ag    C. Fe    D. Cu

Đáp án: C

Bài 23: Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào V ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Giá trị của V là

A. 200    B. 250    C. 150    D. 275

Đáp án: C

nSO2 = 0,1 mol nNa2SO3 = 0,1 mNa2SO3 = 12,6 > 11,5

tạo 2 muối Na2SO3 ( x mol) và NaHSO3 (y mol)

Bảo toàn S: x + y = nSO2 = 0,1

126x + 104y = 11,5

x = 0,05 mol; y = 0,05 mol

Bảo toàn Na: nNaOH = 2x + y = 0,15 mol V = 150ml

Bài 24: Khí hidro có lẫn tạp chất là khí hidro sunfua. Để có hidro nguyên chất, cần thổi hỗn hợp khí lần lượt qua các dung dịch

A. BaCl2 và H2SO4 đặc

B. NaCl và H2SO4 đặc

C. H2SO4 đặc và KOH

D. Pb(NO3)2 và H2SO4 đặc

Đáp án: D

Xem thêm
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Ôn tập học kì 2 có đáp án - Hóa học 10 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống