30 câu Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ cú pháp có đáp án 2023 – Ngữ văn lớp 12

Tải xuống 3 4.3 K 24

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 - Thực hành một số phép tu từ cú pháp có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 12 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 3 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ cú pháp có đáp án – Ngữ văn lớp 12:

Nỗ lực ôn tập cho học sinh lớp 12 - Báo Long An Online

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12

Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Câu 1 : Đọc đoạn văn:

"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa." (Hồ Chí Minh).

Tác dụng của các biện pháp liệt kê, lặp cú pháp trong đoạn văn trên là gì?

A. Vạch trần bản chất phản động, lạc hậu, dối trá của bọn thực dân, phát xít và triều đình phong kiến.

B. Nêu bật những kết quả, ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

C. Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Thể hiện những diễn biến hết sức nhanh chóng, mau lẹ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Chọn đáp án : B

Câu 2 : Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.

B. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.

C. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.

D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Đọc đoạn văn sau:

"Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy."(Hồ Chí Minh).

Phần chêm xen trong đoạn văn trên là:

A. "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".

B. "Vì những lẽ trên"; "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".

C. "Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"; "và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập".

D. "Chúng tôi"; "và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập".

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích.

Hôm gặp nhau vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

A. Phép lặp

B. Liệt kê

C. Chêm xen

D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”

A. Phép lặp

B. Liệt kê

C. Chêm xen

D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án : A

Câu 6: Biện pháp lặp cú pháp là gì?

A. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.

B. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.

C. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.

Câu 7: Câu văn dưới đây có sử dụng biệp pháp lặp cú pháp hay không?

"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta."

A. Có

B. Không

Câu 8: Tác dụng của phép lặp cú pháp là gì?

A. Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.

B. Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

Câu 9: Xác định câu văn không sử dụng phép lặp cú pháp?

A. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa

B. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

C. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

D. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập

E. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Câu 10: Xác định cấu trúc của cặp câu: 

"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập

Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

A. P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)

B. Danh từ + định tố 

C. Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)

D. C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ 

Câu 11: Phép liệt kê là gì?

A. Là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

B. Là sự sắp xếp ngẫu nhiên các từ hoặc cụm từ với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

C. Là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Câu 12: Phân loại các phép liệt kê 

A. Theo cấu tạo: kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt kê không theo từng cặp.

B. Theo ý nghĩa: kiểu liệt kê tăng tiến và kiểu liệt kê không tăng tiến.

C. Cả A và B 

Câu 13: Phép liệt kê chỉ có tác dụng tu từ khi kể ra hàng loạt các sự vật, hiện tượng liên quan đến nhau nhằm tạo ấn tượng, cảm xúc cho người đọc. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai 

Câu 14: Dòng nào sau đây không sử dụng phép liệt kê?

A. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

B. Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

C. Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

D. Với những kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường, các nhà giáo dục luôn tin tưởng rằng thế hệ sinh viên mới ra trường sẽ có những đóng góp nhất định cho xã hội, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - chính trị.

Câu 15: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê nào: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập."

A. Liệt kê theo từng cặp

B. Liệt kê không theo từng cặp.

C. Liệt kê tăng tiến

D. Liệt kê không tăng tiến

Câu 16: Khái niệm phép chêm xen?

A. Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.

B. Là chêm vào câu một câu khác có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.

C. Là chêm vào câu một cụm từ láy không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.

D. Là chêm vào câu một cụm danh từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.

Câu 17: Dấu hiệu nhận biết của bộ phận chêm xen trong câu thường gặp là gì?

A. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu gạch ngang.

B. Thường được tách ra bằng dấu ngoặc kép.

C. Thường được tách ra bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm.

D. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu chấm câu.

Câu 18: Dòng nào sau đây không sử dụng phép chêm xen?

A. Thị nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hỏi hắn: - Vừa thổ hả?

B. Chí Phèo hình như đa trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau.

C. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

D. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

Câu 19: Xác định bộ phận chêm xen trong đoạn văn sau 

"Tố Hữu, lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ đã nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, nơi có những người dân hồn hậu và chất phác. Bài thơ đã để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người các tỉnh miền núi phía Bắc trong lòng người đọc."

A. lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.

B. mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng

C. nơi có những người dân hồn hậu và chất phác.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Tác dụng của phần chêm xen ở đoạn trích trên là gì?

A. Cung cấp thêm thông tin về nhà thơ Tố Hữu và địa danh Việt Bắc.

B. Làm rõ về con người nhà thơ Tố Hữu

C. Làm rõ hơn về địa danh Việt Bắc

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống