Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 - Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 12 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 3 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận có đáp án – Ngữ văn lớp 12:
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Câu 1 : Thao tác nghị luận chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn văn sau?
Câu thơ "Này của xuân hương mới quệt rồi” là câu thơ hay của bài thơ “Mời trầu”. Đây là câu thơ thể hiện phong cách của Xuân Hương, một phong cách thông báo độc đáo, hiếm thấy trong văn học trung đại. Lần đầu tiên và có thể là lần cuối cùng trong thơ trung đại Việt Nam, nhân vật trữ tình xuất hiện một cách công khai, đàng hoàng “của Xuân Hương”. Đây cũng là một cách khẳng định vai trò của một cá nhân – cá tính đầy bản ngã trong xã hội phong kiến.
A. Phân tích
B. Chứng minh
C. Bình luận
D. Giải thích
Chọn đáp án : C
Câu 2 : Đoạn văn sau đây chủ yếu sử dụng thao tác nghị luận nào?
Tam cương là gì?
Tam là ba. Cương là sợi dây cái làm mành để móc những sợi dây nhỏ làm lưới. Nghĩa bóng là cái xương sống, cái chủ yếu, quan trọng nhất mà người khác phải lấy đó mà dựa vào. Ông Khổng Tử - người sống vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc xưa ở Trung Hoa đã lập cái chủ yếu để ổn định xã hội phong kiến thời đó vốn đảo điên và loạn lạc.
Cương thứ nhất trong tam cương là “Quân vi thần cương”: Vua là cái giềng (vành) của dân.
Cương thứ hai là “Phụ vi tử cương”: cha là cái giềng của con.
Cương thứ 3 là “Phu vi thê cương”: chồng là cái giềng của vợ.
A. Chứng minh
B. Giải thích
C. Phân tích
D. Bình luận
Chọn đáp án : B
Câu 3 : Dòng nào nêu không đúng tác dụng của việc kết hợp các thao tác lập luận?
A. Tăng tính thuyết phục của bài viết
B. Thay đổi giọng văn
C. Tạo nên giọng điệu hùng hồn cho bài viết
D. Vấn đề được soi sáng dưới nhiều góc độ
Chọn đáp án : C
Câu 4 : Chọn ý kiến chính xác nhất sau đây?
A. Một bài văn nghị luận thường có sự kết hợp sử dụng nhiều thao tác nghị luận.
B. Một bài văn nghị luận thường có sự kết hợp sử dụng nhiều thao tác nghị luận, trong đó có một thao tác nghị luận chính yếu.
C. Một bài văn nghị luận thường chỉ sử dụng một thao tác nghị luận nhất định.
D. Một bài văn nghị luận thường chỉ sử dụng từ một đến hai thao tác nghị luận nhất định, trong đó có một thao tác đóng vai trò là thao tác nghị luận chính.
Chọn đáp án : B
Câu 5 : Đoạn văn sau đây chủ yếu sử dụng thao tác nghị luận nào?
Quan vì tiền mà bất chấp công lí; sai nhà vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.
A. Quy nạp
B. Diễn dịch
C. So sánh
D. Loại suy
Chọn đáp án : A
Câu 6: Đoạn trích sau sử dụng những thao tác lập luận nào?
”Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa”.
(Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)
A. Phân tích, so sánh
B. Bình luận
C. Chứng minh
D. Giải thích
Câu 7: Mục đích vận dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh trong đoạn văn sau là gì?
”Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình.Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa.”
(Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)
A. Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.
B. Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 8: Có ý kiến cho rằng trong bài văn nghị luận chỉ sử dụng duy nhất một thao tác lập luận. Điều này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Để làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương cần phải có những luận điểm nào?
A. Giới thiệu nhà thơ Tú Xương, bài thơ Thương vợ và hình tượng bà Tú.
B. Những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú.
C. Nghệ thuật xây dựng hình tượng bà Tú.
D. Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng bà Tú và liên hệ, bày tỏ cảm nghĩ của bản thân.
Câu 10: Khi nói về vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương, thao tác so sánh được dung để chỉ ra tương đồng giữa vẻ đẹp của bà Tú với những những hình tượng phụ nữ khác trong ca dao, trong thơ Hồ Xuân Hương đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai