30 câu Trắc nghiệm Luật thơ có đáp án 2023 – Ngữ văn lớp 12

Tải xuống 2 2.7 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12: Luật thơ có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 2 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 - Luật thơ có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 12 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 2 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Luật thơ có đáp án – Ngữ văn lớp 12:

Hàng nghìn người bị đuổi học: Trường cố giữ sinh viên kém là hại mình

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12

Luật thơ

Câu 1 : Hai nhân tố quan trọng nhất trong luật thơ là gì?

A. Nhân vật trữ tình và tứ thơ

B. Tứ thơ và tiết tấu

C. Tiết tấu và vần

D. Vần và thể thơ

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Trong mỗi âm tiết, yếu tố nào có vai trò quyết định, không thể vắng?

A. Âm đầu

B. Nguyên âm giữa vần

C. Vần

D. Cả A,B và C

Chọn đáp án : C

Câu 3 : “Nhất,tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh” nói về thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ song thất lục bát

C. Thơ Đường luật

D. Thơ tự do

Chọn đáp án : C

Câu 4 : “Nhất,tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh” nói về yếu tố nào trong luật thơ?

A. Nhịp thơ

B. Vần điệu

C. Thể thơ

D. Luật bằng – trắc

Chọn đáp án : D

Câu 5 : Nhận xét nào là chính xác về vần và nhịp của hai câu ca dao sau?

“Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân”.

A. Nhịp chẵn, vần chân

B. Nhịp lẻ, vần lưng

C. Nhịp chẵn, vần lưng

D. Nhịp lẻ, vần chân

Chọn đáp án : C

Câu 6: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai 

Câu 7: Liệt kê các nhóm thể thơ chính của Việt Nam?

A. Các thể thơ dân tộc, các thể thơ Đường luật, các thể thơ hiện đại.

B. Các thể thơ dân tộc, các thể thơ hiện đại.

C. Các thể thơ dân tộc, các thể thơ tuyệt cú, các thể thơ Đường luật.

Câu 8: Sự hình thành luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng nhất. Đúng hay sai?

A. Đúng 

B. Sai

Câu 9: Tiếng gồm những phần nào?

A. Phụ âm đầu, vần, thanh điệu

B. Phụ âm đầu, phụ âm cuối, phụ âm giữa

C. Vần, thanh điệu, phụ âm cuối

D. Phụ âm đầu, phụ âm cuối

Câu 10: Theo truyền thống, thanh bằng (B) được hiểu là những thanh nào?

A. Ngang, huyền

B. Ngang, huyền, sắc

C. Huyền, sắc, ngã

D. Huyền, ngã, hỏi

Câu 11: Liệt kê những thanh trắc (T)?

A. Sắc, nặng, hỏi, ngã

B. Ngang, huyền, sắc

C. Nặng, hỏi, ngã

D. Nặng, hỏi, sắc

Câu 12: Thể thơ nào sau đây không thuộc các thể thơ dân tộc?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Hát nói

D. Kịch nói

Câu 13: Những đặc điểm nào sau đây không phải của thơ lục bát (thể sáu - tám)?

A. Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng)

B. Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục

C. Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2, 4 6): 2-2-2

D. Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 dòng bát

E. Nhịp lẻ 2/3

Câu 14: Thể thơ song thất lục bát không có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhịp 4/3

B. Số tiếng: cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

C. Vần: gieo vần lưng  ở mỗi cặp; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.  

D. Nhịp: 3 - 4 ở hai câu thất và 2 – 2 – 2 ở cặp lục bát.

E. Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn mực, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát).

Câu 15: Liệt kê những đặc điểm chính của thể thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật?

A. Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng

B. Vần: 1 vần, gieo vần cách

C. Nhịp lẻ: 2/3

D. Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ hai và thứ tư.

E. Tất cả các ý trên

Câu 16: Thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật và thể ngũ ngôn bát cú Đường luật khác nhau ở điểm gì?

A. Số dòng của thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là 4 dòng còn thể ngũ ngôn bát cú Đường luật là 8 dòng

B. Vần của thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là 1 còn thể ngũ ngôn bát cú Đường luật là 2

C. Nhịp của thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là 2/3 còn thể ngũ ngôn bát cú Đường luật là 3/2

D. Không có điểm khác nhau

Câu 17: Cách nhận biết của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là gì?

A. Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng

B. Vần: vần chân, độc vần, gieo vần cách

C. Nhịp: 4/3

D. Hài thanh: theo luật trắc hoặc luật bằng

E. Tất cả các ý trên

Câu 18: Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì?

A. Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết)

B. Vần: vần chân, độc vần

C. Nhịp: 4/3

D. Hài thanh: theo luật trắc vần bằng hoặc luật bằng vần bằng

E. Tất cả các ý trên

Câu 19: Dòng nào sau đây là một số các thể thơ hiện đại?

A. Thơ 3,4,5,6,7,8 tiếng; thơ tự do; thơ - văn xuôi; hỗn hợp

B. Thơ 3,4,5,6,7,8,9 tiếng

C. Thơ tự do; thơ hỗn hợp; thơ - văn xuôi

D. Không có thể nhất định, tùy theo ý thích người viết

Câu 20: Xác định thể thơ của đoạn thơ sau: 

"Da trắng và mắt trong

Tóc nâu và môi hồng

Nhỏ mà ưa chải chuốt

Chữ O đọc không thuộc."

A. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật 

B. Ngũ ngôn bát cú Đường luật 

C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Thất ngôn bát cú Đường luật

 

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống