24 câu Trắc nghiệm Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học có đáp án 2023 – Ngữ văn lớp 12

Tải xuống 5 3.3 K 4

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 12 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 24 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học có đáp án – Ngữ văn lớp 12:

Cách tính điểm thi xét tuyển vào lớp 10 năm 2020 mới và chính xác nhất -  Trường Cao Đẳng Công Thương Hà Nội

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Câu 1 : Tích vào những bước cần triển khai ở phần mở bài :

A. Dẫn dắt vấn đề

B. Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến

C. Giải thích, làm rõ vấn đề

D. Giới hạn phạm vi tư liệu

E. Bàn bạc, khẳng định vấn đề

Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến

- Giới hạn phạm vi tư liệu

Câu 2 : Trong phần thân bàì: Bàn bạc, khẳng định vấn đề có thể lập luận như thế nào?

A. Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, mức độ đúng sai như thế nào?

B. Lí giải tại sao nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để khẳng định được như vậy?

C. Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

D. Tất cả các đáp án trên

Bàn bạc, khẳng định vấn đề có thể lập luận theo cách sau:

- Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, mức độ đúng sai như thế nào?

- Lí giải tại sao nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để khẳng định được như vậy?

- Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

Chọn đáp án : D

Câu 3 : Đề bài sau thuộc dạng bài nghị luận nào?

Có ý kiến cho rằng : “Bài thơ Thương vợ cho ta thấy cái tình của nhà thơ Tế Xương”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

A. Nghị luận về văn học sử

B. Nghị luận về lí luận văn học

C. Nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học

D. Nghị luận về tư tưởng, đạo lí

Đề bài trên thuộc dạng bài nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

A. Mở bài

B. Thân bài

C. Kết bài

1. Giải thích, làm rõ vấn đề. Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học

2. Khẳng định tính chất đúng đắn của vấn đề. Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề đó

3. Dẫn dắt vấn đề

Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

- Giải thích, làm rõ vấn đề

- Bàn bạc, khẳng định vấn đề

- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học

Kết bài:

- Khẳng định tính chất đúng đắn của vấn đề

- Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề đó

Câu 5 : Nghị luận về văn học sử là:

A. Là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học...

B. Là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,.. các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,..

C. Là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật.

D. Là các ý kiến bàn bạc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nào đó trong đời sống.

Nghị luận về văn học sử thường là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học.

Chọn đáp án : A

Câu 6 : Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận về văn học sử, học sinh cần nắm được những gì? Tích vào đáp án đúng:

A. Các yếu tố về hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn văn học

B. Đặc điểm thời đại hoặc hoàn cảnh sống của tác giả

C. Hiểu kĩ, hiểu sâu sắc về tác phẩm

D. Lí giải được tại sao có những đặc điểm đó, nêu những biểu hiện của đặc điểm đó trong tác phẩm, thấy đóng góp của vấn đề trong tiến trình phát triển văn học.

E. Xác định rõ vấn đề cần nghị luận, bàn về vấn đề gì, thuộc phạm vi nào

Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận về văn học sử, học sinh cần nắm được các yếu tố về hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn văn học hoặc đặc điểm thời đại và hoàn cảnh sống của tác giả, lí giải được tại sao có những đặc điểm đó, nêu những biểu hiện của đặc điểm đó trong tác phẩm, thấy đóng góp của vấn đề trong tiến trình phát triển văn học.

Câu 7 : Nghị luận về lí luận văn học là:

A. Là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học,...

B. Là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật.

C. Là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,.. các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,…

D. Là các ý kiến bàn bạc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nào đó trong đời sống.

Nghị luận về lí luận văn học thường là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, kịch, thơ,…các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật…

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là:

A. Là các ý kiến bàn bạc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nào đó trong đời sống.

B. Là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học,…

C. Là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật.

D. Là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,.. các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,…

Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học thường là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật,…

Chọn đáp án : C

Câu 9 : “Để lập ý, học sinh cần hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm, biết cách huy động kiến thức để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể như: nêu xuất xứ của vấn đề (Xuất hiện ở phần nào của tác phẩm? Ai nói? Nói trong hoàn cảnh nào? …) phân tích những biểu hiện cụ thể của vấn đề (Được biểu hiện như thế nào? Những dẫn chứng cụ thể để chứng minh,…). Từ đó đánh giá ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm văn học”

Phương pháp trên là cách lập ý của:

A. Nghị luận về văn học sử

B. Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học

C. Nghị luận về lí luận văn học

D. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Chọn đáp án : B

Câu 10: Đối tượng nào sau đây không phải là nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?

A. Văn học sử

B. Lí luận văn học

C. Tác phẩm văn học

D. Hiện tượng mạng xã hội

Câu 11: Nội dung chính khi nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?

A. Thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

B. Bàn về một hiện tượng, một vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống, xã hội, cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng – mặt sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

C. Giới thiệu, giải thích một tư tưởng, đạo lí, cần phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận, nếu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

Câu 12: Ở phần thân bài của một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, những nội dung nào là phù hợp?

A. Giải thích, làm rõ vấn đề: Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài; làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận

B. Bàn bạc, khẳng định vấn đề.

C. Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

D. Tất cả các ý trên.

Đọc đề bài sau và trả lời các câu hỏi:

Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: "Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước" (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2007).

Câu 13: Bài viết cần làm rõ được nhận định gì?

A. Văn học yêu nước là chủ lưu trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam.

B. Văn học Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

C. Văn học yêu nước là lĩnh vực chủ đạo trong nền văn học Việt Nam

Câu 14: Những từ nào cần được giải nghĩa trong đề bài trên?

A. Phong phú, đa dạng, chủ lưu

B. Phong phú hoặc đa dạng, quán thông kim cổ

C. Quán thông kim cổ

D. Phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ

Câu 15: Những luận điểm nào sau đây phù hợp với bài nghị luận theo đề bài trên?

A. Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng.

B. Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

C. Lí giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi

Nhận xét về truyện ngắn Vợ nhặt nhà giáo Trần Đồng Minh cho rằng: “Tác giả dùng vợ nhặt để làm cái đòn bẩy nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng trong đó loé lên những tia sáng ấm lòng”. Qua việc phân tích tác phẩm Vợ nhặt, Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 16: Xác định nội dung chính của đề bài trên?

A. Tình yêu thương nhân ái của con người trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

B. Tình yêu nam nữ vượt qua khó khăn về vật chất.

C. Tình cảnh éo le của những người tận cùng của xã hội.

Câu 17: Từ ngữ nào khi viết bài văn không cần được giải thích?

A. Đòn bẩy

B. Tình nhân ái

C. Bóng tối

D. Tia sáng

Câu 18: Luận điểm nào sau đây không phù hợp với nội dung đề bài?

A. Tác giả Trần Đồng Minh bàn đến giá trị nghệ thuật của tình huống truyện: “Vợ nhặt là cái đòn bẩy nâng con người lên trong tình nhân ái”.

B. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối. Bóng tối ở đây chính là sự thê thảm của dân tộc chìm trong nạn đói. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm.

C. Trong bóng tối ấy tác giả đã làm “loé lên những tia sáng ấm lòng”. Đó chính là vẻ đẹp của tình người trong nạn đói là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

D. Câu chuyện Vợ nhặt đã làm "lóe lên những tia sáng ấm lòng". Đó chính sức mạnh của tình yêu của đôi lứa, bất chấp hết tất cả để có thể đến được với nhau.

Đọc đề bài sau và trả lời các câu hỏi:

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết "Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh" (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1982).

Câu 19: Đối tượng chính mà đề bài đề cập đến là?

A. Nhà thơ Tố Hữu

B. Thơ của Tố Hữu

C. Nhà phê bình Hoài Thanh

Câu 20: Những luận điểm nào sau đây phù hợp với nội dung đề bài?

A. Giới thiệu khái quát những thành công của thơ Tố Hữu.

B. Thái độ toàn tâm toàn ý đối với sự nghiệp cách mạng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của thơ Tố Hữu.

C. Ở Tố Hữu, nhiệt tình cách mạng hòa làm một với tâm hồn nhạy cảm và nghệ thuật thơ điêu luyện.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Mở bài nào sau đây không phù hợp với đề bài trên?

A. Nhà phê bình Hoài Thanh khi nhận định về thơ Tố Hữu có viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Nhận định của nhà thơ rất đúng với cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Với nhà thơ Tố Hữu thơ ca và đời sống không hề mâu thuẫn với nhau, sống là hành động, mà thơ cũng là hành động. Thơ của Tố Hữu là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của đời sống.

B. Hoài Thanh viết về thơ Tố Hữu: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”, liệu bạn có đồng ý với tôi rằng nhận định này của nhà thơ rất đúng với cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.

C. Khi nói về thơ của Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh có nhận định rằng: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh." Tác phẩm nổi bật của Tố Hữu phải kể đến bài thơ Từ ấy. Đây chính là một điểm nhấn cho sự nghiệp thơ ca của ông.

Đọc đề bài sau vào trả lời câu hỏi:

Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: "Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn."

Câu 22: Những ý nào không cần giải thích trong bài văn?

A. Nhà văn Thạch Lam

B. Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực

C. Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác

D. Làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn

Câu 23: Luận điểm nào không phù hợp với đề bài?

A. Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình

B. Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ

C. Thể hiện niềm tin vào văn học sẽ thay đổi cuộc đời con người.

D. Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ

Câu 24: Mở bài nào sau đây là phù hợp với đề bài trên?

A. Xưa nay có rất nhiều quan niệm về văn chương. Nam Cao, nhà văn xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực cho rằng: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,..", còn đối với cây bút nổi tiếng Vũ Trọng Phụng thì "…Tôi muốn tiểu thuyết tả sự thực ở đời ". Đối với Thạch Lam, ông cùng đóng góp một ý kiến, trên quan điểm rất tích cực: "...văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

B. Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Hai đứa trẻ là một tác phẩm mang trong mình vẻ đẹp giản dị, sâu lắng như vậy.

C. Nội dung bao trùm của truyện Hai đứa trẻ là tấm lòng "êm mát và sâu kín" của Thạch Lam đối với con người và quê hương, ở đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ vừa bộc lộ thái độ đồng cảnh, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện Hai đứa trẻ, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống