Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10

Tải xuống 7 2.4 K 30

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 7 trang gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 10 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 7 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10:

Trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án: Thành phần nguyên tử  (ảnh 1)

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10

Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;

(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;

(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;

(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó

Số nguyên tắc đúng là:

A. 1       B. 2

C. 3       D. 4

Đáp án: C

Bài 2: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

A. Nguyên tố s

B. Nguyên tố p

C. Nguyên tố d và nguyên tố f.

D. Nguyên tố s và nguyên tố p

Đáp án: D

Bài 3: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.

C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.

D. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Đáp án: D

Bài 4: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

A. Số hiệu nguyên tử

B. Số khối

C. Số nơtron

D. Số electron hóa trị

Đáp án: A

Bài 5: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

A. 3 và 3       B. 4 và 3

C. 3 và 4       D. 4 và 4

Đáp án: C

Bài 6: Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần theo thứ tự:

A. X < Y < Z < T.

B. T < Z < X < Y.

C. Y < Z < X < T.

D. Y < X < Z < T.

Đáp án: C

Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố lần lượt là:

X: 1s22s22p4 6 electron hóa trị.

Y: 1s22s22p63s1  1 electron hóa trị.

Z: 1s22s22p63s23p64s2  2 electron hóa trị.

T: 1s22s22p63s23p63d64s2  8 electron hóa trị.

Bài 7: X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.

B. X và Y đều là những kim loại.

C. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.

D. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.

Đáp án: D

Ta tính được eX = 9 và eY = 19

Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s1

Cấu hình electron nguyên tử của Y: 1s22s22p63s23p64s1

X có 2 lớp electron bão hòa, Y có 3 lớp electron bão hòa.

Bài 8: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A và thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. X là một kim loại và Y là một phi kim. Tổng số electron hóa trị của X và Y là 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu X là Al thì Y có thể là Cl.

B. Nếu Y là Se thì X có thể là Zn.

C. X và Y có thể tạo thành hợp chất có công thức hóa học XY.

D. X và Y có thể là những nguyên tố thuộc nhóm IVA.

Đáp án: C

Bài 9: Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là

A. 96    B. 78    C. 114    D. 132

Đáp án: D

Xét ion X+ : có 5 nguyên tử, tổng số proton là 11. Vậy số proton trung bình là 2,2.

Có 1 nguyên tử có số proton nhỏ hoặc bằng 2 và tạo thành hợp chất. Vậy nguyên tử đó là H.

Ion X+ có dạng AaHb. Vậy a.pA + b = 11 và a + b = 5

a

1

2

3

4

b

4

3

2

1

pA

7

4

3

2,5

Chọn được nghiệm thích hợp a = 1 , b = 4 và pA = 7 Ion X+ là NH4+.

Xét ion Y2- có dạng MXLY2-: x.eM + y.eL + 2 = 50

Vậy x.eM + y.eL = 48 và x + y = 5.

Số electron trung bình của các nguyên tử trong Y2- là 9,6

Có 1 nguyên tử có số electron nhỏ hơn 9,6

Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì II.

Nguyên tử của nguyên tố còn lại thuộc chu kì III.

Nếu 2 nguyên tố cùng thuộc một nhóm A thì sẽ hơn kém nhau 8 electron

Vậy eM - eL = 8

Ta chọn được nghiệm: eM = 16 và eL = 8 . Ion có dạng SO42- .

Chất A là: Phân tử khối của A là 132.

Bài 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

A. O    B. S    C. Mg    D. P

Đáp án: D

Vì pX + pY = 23 nên x và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp

Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.

Ta xét từng trường hợp:

Nếu pX - pY = 1 pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).

Nếu pX - pY = 7 pX = 15 (P), pY = 8 (O)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).

Nếu pX - pY = 9 pX = 16 (S), pY = 7 (N)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).

Vậy X là P.

Bài 11: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?

A. IIA    B. IIB    C. IA    D. IB

Đáp án: D

Bài 12: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng?

 

Số hiệu nguyên tử

Chu kì

Nhóm

A

4

2

IV

B

8

2

IV

C

16

3

VI

D

25

4

V

Đáp án: C

Bài 13: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.

B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.

C. X là phi kim.

D. R có 3 lớp electron.

Đáp án: D

Bài 14: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là

A. 14    B. 16    C. 33    D. 35

Đáp án: A

Bài 15: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?

A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.

B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.

C. L và M đều là những nguyên tố s.

D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.

Đáp án: D

Xem thêm
Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống