Trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10

Tải xuống 6 2.2 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 6 trang gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 10 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10:

Trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án: Thành phần nguyên tử  (ảnh 1)

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC

Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 1: Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.

Có các phát biểu sau đây:

(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1    B. 2    C. 3    D. 4

Đáp án: C

Phát biểu (1), (3) và (4) đúng.

Bài 2: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxit cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2.

Có các phát biểu sau đây:

(1) X và Y đứng cạnh nhau.

(2) X là kim loại còn Y là phi kim.

(3) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.

(4) Hợp chất của X và Y với hidro lần lượt là XH5 và YH4.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1    B. 2    C. 3    D. 4

Đáp án: B

Phát biểu (1) và (3) đúng.

Bài 3: Các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt ở các ô nguyên tố 8, 11, 13, 19 của bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Các nguyên tố trên đều cùng một chu kì.

B. Thứ tự tăng dần tính kim loại X < Y < Z < T.

C. Công thức hidroxit của Z là Z(OH)3.

D. X là phi kim mạnh nhất trong chu kì.

Đáp án: C

Bài 4: R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R < 34. R là:

A. O      B. C

C. N      D. S

Đáp án: D

Gọi số oxi hóa dương cao nhất và số oxi hóa âm thấp nhất của R lần lượt là +m và -n.

Ta có: m + n = 8.

Mặt khác, theo bài ra: m + 2(-n) = +2 m - 2n = 2.

Từ đây tìm được: m = 6 và n = 2. Vậy R là phi kim thuộc nhóm VI.

Số khối của R < 34 nên R là O hay S. Do oxi không tạo được số oxi hóa cao nhất là +6 nên R là lưu huỳnh.

Bài 5: A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y lần lượt là:

A. Na và K      B. K và Rb

C. Li và Na      D. Rb và Cs

Đáp án: A

Đặt công thức chung của hai kim loại kiềm là R, khối lượng mol trung bình của chúng là M

Chọn số mol của R tham gia phản ứng là 1 mol.

Phương trình phản ứng :

2R (1) + 2HCl → 2RCl (1 mol) + H2 (1)

2R (1) + H2SO4 → R2SO4 (0,5 mol) + H2 (2)

Khối lượng của muối clorua là: (M + 35,5) = a. (3)

Khối lượng muối sunfat là: 0,5.(2M + 96) = 1,1807a. (4)

Từ (3) và (4) ta có M = 33,67.

Nhận xét: MNa < M < MK  X và Y là Na và K

Bài 6: Cho các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K. Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:

A. Al, Mg, Na, K.     B. Mg, Al, Na, K.

C. K, Na, Mg, Al.     D. Na, K, Mg,Al.

Đáp án: A

Bài 7: Tính axit của các axit HCl, HBr, HI, H2S được sắp xếp theo trật tự nào?

A. HCl > HBr > HI > H2S

B. HI > HBr > HCl > H2S

C. H2S > HCl > HBr > HI

D. H2S > HI > HBr > HCl

Đáp án: B

Bài 8: Tính bazơ tăng dần trong dãy :

A. Al(OH)3; Ba(OH)2; Mg(OH)2

B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3

C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3

D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2

Đáp án: D

Bài 9: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, T lần lượt là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp xếp đúng

A. T < X < Y      B. T < Y < Z

C. Y < T < X      D. Y < X < T

Đáp án: A

Bài 10: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì

A. Phi kim mạnh nhất là iot.

B. Kim loại mạnh nhất là Li.

C. Phi kim mạnh nhất là oxi.

D. Phi kim mạnh nhất là flo.

Đáp án: D

Bài 11: X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:

(1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p.

(2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s.

(3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3.

(4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33.

(5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2   B. 3   C. 4   D. 5

Đáp án: A

Phát biểu (IV) và (V) đúng.

Bài 12: Cho ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’.

Thứ tự tang dần tính bazơ của X’, Y’, Z’ là

A. X’ < Y’ < Z’

B. Y’ < X’ < Z’

C. Z’ < Y’ < X’

D. Z’ < X’ < Y’

Đáp án: B

Bài 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong số các nguyên tố bền, cesi là kim loại mạnh nhất.

B. Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.

C. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

D. Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm.

Đáp án: D

Bài 14: Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.

B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.

C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi tang dần theo thứ tự: Z < Y < X.

D. Trong các hidroxit, tính axit tăng dần theo thứ tự: hidroxit của Z < hidroxit của Y < hidroxit của X.

Đáp án: D

Bài 15: Dãy nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau?

A. 11X, 11Y, 11Z

B. 11X, 11Y, 11Z

C. 11X, 11Y, 11Z

D. 11X, 11Y, 11Z

Đáp án: B

Xem thêm
Trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống