Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 10: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 7 trang gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 10 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 7 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học có đáp án - Hóa học 10:
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC
Bài 1: Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố
A. N B. P C. Na D. Mg
Đáp án: B
Bài 2: Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hidroxit của hai kim loại kiềm (thuộc hai chu kì kế tiếp nhau) tác dụng với một lượng dư HCl thu được 8,3 gam muối khan. Thành phần phần tram về khối lượng của hidroxit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là
A. 73,68% B. 52,63% C. 36,84% D. 26,32%
Đáp án: A
Bài 3: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:
A. K B.Rb
C. Na D. Li
Đáp án: C
Công thức muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M là M2CO3 và MHCO3.
Phương trình phản ứng hóa học :
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O
MHCO3 + HCl → MCl + CO2 + H2O
Theo các phản ứng ta thấy: Tổng số mol hỗn hợp muối = số mol của CO2 = 0,02 mol.
Gọi khối lượng mol trung bình của hai muối là M,
ta có: M + 61 < M < 2M + 60 (*)
Mặt khác M = 1,9/0,02 = 95 (**)
Kết hợp giữa (*) và (**) ⇒ 17,5 < M < 34 ⇒ Kim loại M là Na.
Bài 4: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron của A và B lần lượt là:
A. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p64s2
B. 1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p63d2
C. 1s22s22p63s23p2 và 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p6 và 1s22s22p63s23p63d4
Đáp án: A
A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên số thứ tự của chúng hơn kém nhau 8 hoặc 18 đơn vị (đúng bằng số nguyên tố trong một chu kỳ).
Theo bài ra, tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32 nên ZA + ZB = 32.
• Trường hợp 1: ZB - ZA = 8. Ta tìm được ZA = 12; ZB = 20.
Cấu hình electron :
A: 1s22s22p63s2 (chu kỳ 3, nhóm IIA).
và B: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kỳ 4, nhóm IIA).
Ion A2+: 1s22s22p6 và B2+: 1s22s22p63s23p6.
• Trường hợp 2: ZB - ZA = 18. Ta tìm được ZA = 7; ZB = 25.
Cấu hình electron :
A: 1s22s22p3 (chu kỳ 2, nhóm VA).
và B: 1s22s22p63s23p63d54s2 (chu kỳ 4, nhóm VIIB).
Trường hợp này A, B không cùng nhóm nên không thỏa mãn.
Bài 5: Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là:
A. 15 B. 31
C. 16 D. 7
Đáp án: C
R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.
Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
Theo giả thiết: %R = 43,66% nên ⇒ R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16
Bài 6: Cho các ion sau: O2-, Mg2+, Fe2+, Zn2+, Se2-, Br¯. Ion có đặc điểm khác với các ion còn lại là
A. Mg2+ B. Fe2+ C. Zn2+ D. Br¯
Đáp án: B
Ion Fe2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d6, có phân lớp electron ngoài cùng chưa bão hòa. Tất cả cá ion còn lại đều có các phân lớp electron đã bão hòa.
Bài 7: Một nguyên tố X đứng ở ô số 16 của bảng tuần hoàn. Ion nào sau đây sinh ra từ X có cấu hình electron của khí hiếm?
A. X4+ B. X2+ C. X4- D. X2-
Đáp án: D
Bài 8: Oxit của A có công thức hóa học AxOy là hợp chất khí, trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) A là phi kim.
(3) A có độ âm điện lớn hơn oxi.
(4) Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.
(5) Hợp chất AxOy ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của A.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Hợp AxOY là NO2. Các phát biểu 1, 2, 4 đúng.
Bài 9: Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc). Kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là
A. Be B. Mg C. Ca D. Sr
Đáp án: B
Bài 10: Có hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 58. Biết rằng ZX < ZY. X là
A. 25Mn B. 33As C. 13Al D. 20Ca
Đáp án: D
Hai nguyên tố đó là Ca (Z = 40) và Sr (Z = 38).
Bài 11: Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
C. số khối và số electron hóa trị.
D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.
Đáp án: D
Bài 12: Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:
[Xe]4f145d106s26p2.
Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:
(1) Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
(2) Q là nguyên tố thuộc nhóm A.
(3) Q là phi kim.
(4) Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Bài 13: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Tính kim loại – phi kim;
(2) Độ âm điện;
(3) Khối lượng nguyên tử;
(4) Cấu hình electron nguyên tử;
(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Bài 14: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;
(2) Bán kính nguyên tử;
(3) Tính kim loại – phi kim;
(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Các tính chất 1, 3, 4 biến đổi tuần hoàn trong một nhóm.
Bài 15: Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?
A. 30Q B. 38R C. 19T D. 14Y
Đáp án: B
Nguyên tố X ở chu kì 3 có số electron s bằng số electron p.
X có 6 electron s và 6 electron p.
Vậy cấu hình electron của X là 1s22s22p63s2
⇒ X ở trong nhóm IIA, cùng nhóm với 38R