Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 10 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 4 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh có đáp án – Ngữ văn lớp 10:
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10
Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
Câu 1 : Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh nhằm mục đích làm tăng tính hấp dẫn và sự lôi cuốn cho đoạn văn. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, ý nào là không cần phải làm?
A. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.
B. Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn.
C. Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch.
D. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên hàm súc, cô đọng.
Chọn đáp án : D
Diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
Câu 3 : Cho đoạn văn sau:
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.
Đoạn văn thuộc phần nào trong văn bản thuyết minh về tác giả Nguyễn Du?
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
D. Cả A, B và C đều sai.
Chọn đáp án : B
Câu 4 : Cho đoạn văn sau:
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.
Đoạn văn thuộc phần nào trong văn bản thuyết minh về tác giả Nguyễn Du?
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
D. Cả A, B và C đều sai.
Chọn đáp án : C
Câu 5 : Cho đoạn văn sau:
Văn học dân gian cho chúng tôi những lời ru ngọt ngào từ thủa còn nằm nôi. Đó là ca dao, một bộ phận quan trọng làm nên nền vănhọc và văn hoá dân gian của dân tộc. Ca dao không chỉ là khúc hát du dương đưa em thơ và giấc ngủ mà đó còn là những câu nói hàm súc chứa đựng bao lời khuyên dạy về đạo lí làm người, những bài học nhân sinh. Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đoạn văn trên nói về điều gì?
A. Giới thiệu về ca dao.
B. Nêu khái niệm về ca dao.
C. Đưa ra ví dụ về ca dao.
D. Tổng kết về ca dao.
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Thế nào là một đoạn văn?
A. Phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
B. Đơn vị cơ sở của văn bản.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Chọn đáp án : C
Câu 7 : Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào?
A. Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
B. Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
C. Diễn đạt chính xác, trong sáng và toát lên sự gợi cảm, hùng hồn.
D. Cả A, B và C.
Chọn đáp án : D
Câu 8 : Đâu là điểm khác biệt giữa một đoạn văn thuyết minh và một đoạn văn tự sự?
A. Cấu trúc thường gặp của một đoạn văn.
B. Có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động.
C. Nặng về tư duy khoa học.
D. Kể về một sự vật, hiện tượng trong đời sống.
Chọn đáp án : C
Câu 9 : Đâu là điểm giống nhau giữa một đoạn văn thuyết minh và một đoạn văn tự sự?
A. Cấu trúc thường gặp của một đoạn văn.
B. Có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động.
C. Trình bày theo những phương pháp thường được sử dụng như diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp.
D. Kể về một sự vật, hiện tượng trong đời sống.
Chọn đáp án : A
Câu 10 : Một đoạn văn thuyết minh thường gồm phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Chọn đáp án : B
Ba phần: Mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.