Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 3 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 26 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh có đáp án - Ngữ văn 9:
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Câu 1: Bọn hầu cận trong phủ chúa làm càn, tác oai tác quái trong dân chúng thế nào?
A. Thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng
B. Ngang nhiên, trắng trợn cướp bóc của dân chúng
C. Nửa đêm đem quân lính lấy phăng đồ đi rồi vu họa tội giấu vật cung phụng
D. Tất cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: D
Câu 2: Bà cung nhân của tác giả sai người chặt cây gì?
A. Cây xoài, cây mận
B. Cây lê, cây lựu
C. Cây liễu, cây lựu
D. 2 cây hoa huệ trắng
Chọn đáp án: C
Câu 3: Hiện thực thời vua Lê chúa Trịnh được khắc họa qua bài như thế nào?
A. Thối nát, mục ruỗng, đầy những giả dối, bất công
B. Thời đại rực rỡ, huy hoàng, người dân sống êm ấm
C. Quan lại lo hưởng thụ, cướp bóc, dân chúng đói khổ, cơ cực
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: D
Câu 4: Thể loại tác giả sử dụng trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh có đặc điểm gì nổi bật?
A. Người viết ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần hệ thống, kết cấu
B. Người viết tuân thủ chặt chẽ các quy tắc về hệ thống, kết cấu tác phẩm
C. Người viết tha hồ tưởng tượng và hư cấu
D. Người viết tuyệt đối trung thành với hiện thực đời sống
Chọn đáp án: A
Câu 5: Cụm từ “triệu bất thường” trong câu văn trên có ý nghĩa gì?
A. Dấu hiệu không lành, điềm gở
B. Không biết gì
C. Điềm lành, tin vui
D. Sự biến đổi của tự nhiên
Chọn đáp án: A
Câu 6: Nhận định đúng nhất về nghệ thuật thể hiện thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh?
A. đưa ra các sự việc cụ thể khách quan
B. Sử dụng các biện pháp liệt kê và miêu tả tỉ mỉ một số sự kiện tiêu biểu
C. Không xen tới lời bình của tác giả
D. Cả A, B, C đều đúng
Chọn đáp án: D
Câu 7: Ai là tác giả của chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh?
A. Phạm Đình Hổ
B. Nguyễn Dữ
C. Ngô gia văn phái
D. Nguyễn Du
Chọn đáp án: A
Câu 8: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh thuộc thể loại nào?
A. Truyện truyền kì
B. Truyện truyền thuyết
C. Tùy bút
D. Truyện cổ tích
Chọn đáp án: C
Giải thích: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là truyện viết theo thể vũ trung tùy bút
Câu 9: Thói ăn chơi của chúa Trịnh được miêu tả thông qua chi tiết nào?
A. Xây dựng đình đài, cung điện, thú vui ngao du vô độ
B. Cách bài trí phủ chúa không thiếu gì những thứ bên ngoài
C. Việc thu sản vật quý, thứ quý bày vẽ trang trí trong phủ gây nhiều tốn kém, phiền nhiễu
D. Tất cả các ý trên
Chọn đáp án: D
Câu 10: Lời văn ghi chép của tác giả như thế nào?
A. Kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh
B. Bộc lộ trực tiếp thái độ phê phán, không bằng lòng với sự ăn chơi hưởng lạc của chúa Trịnh
C. Trung lập, không tỏ thái độ gì trước sự ăn chơi sa hoa của chúa Trịnh
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: A
Câu 11: “Vũ trung tuỳ bút” viết bằng chữ gì?
A. Chữ Hán
B. Chữ Nôm
C. Chữ Quốc ngữ
D. Được dịch từ tiếng nước ngoài
Câu 12: Thể loại tùy bút có đặc điểm gì nổi bật?
A. Người viết có thể tha hồ tưởng tượng và hư cấu.
B. Người viết tuân thủ chặt chẽ các quy tắc về hệ thống, kết cấu tác phẩm.
C. Người viết phải tuyệt đối trung thành với hiện thực đời sống.
D. Người viết ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần hệ thống, kết cấu.
Câu 13: Cụm từ “triệu bất tường” trong câu "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót râm ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường." có nghĩa là gì?
A. Dấu hiệu không lành, điềm gở
B. Điềm lành, tin vui
C. Không biết nói gì
D. Sự biến đổi của tự nhiên
Câu 14: Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong câu văn sau?
Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót râm ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.
A. Phép so sánh
B. Phép liệt kê
C. Phép đối
D. Phép lặp từ ngữ
Câu 15: Chủ đề của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là gì?
A. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua những con người giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm.
B. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến qua việc ăn chơi xa hoa, trụy lạc của bọn vua chúa.
C. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua thái độ hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 16. Văn bản được trích từ tác phẩm nào?
A.Vũ trung tùy bút
B.Truyền kỳ mạn lục
C.Truyện Kiều
D.Lục Vân Tiên
Đáp án: A
Câu 17. Tác phẩm phản ánh xã hội thời đại nào?
A.Nhà Trần
B.Nhà Hồ
C.Nhà Lê – Trịnh
D.Nhà Nguyễn
Đáp án: C
Câu 18. Tác phẩm để lại giá trị về lĩnh vực nào?
A.Sử học
B.Địa lý
C.Xã hội
D.Tất cả các phương án trên
Đáp án: D
Câu 19. Đoạn trích viết về đề tài gì?
A.Tình yêu thương của con người
B.Tình cảm làng quê, đất nước
C.Tình yêu nước, thương dân của vua quan
D.Đời sống xa hoa của vua chúa và nỗi khổ của nhân dân
Đáp án: D
Câu 20. Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản?
A. Lựa chọn ngôi kể phù hợp
B. Miêu tả sinh động
C. Lựa chọn sự việc tiêu biểu
D. Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa
Đáp án: A,B,C
Câu 21. Đoạn trích có thể gửi gắm bài học gì cho chúng ta?
A.Biết yêu thương, chia sẻ
B.Sống giản dị
C.Lòng tự trọng
D.Tất cả các ý trên
Đáp án: B
Câu 22. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên nói về nội dung gì?
A.Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại
B.Thói ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh Sâm
C.Trình bày vẻ đẹp của những sinh vật lạ
D.Cả ba phương án trên
Đáp án: B
Câu 23. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.
(Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A.Sự bóc lột nhân dân của chúa Trịnh Sâm
B.Bọn quan lại cậy quyền nhũng nhiễu nhân dân
C.Nhân dân được Chúa chăm lo đời sống tinh thần
D.Đáp án B và C
Đáp án: B
Đoạn trích trên thể hiện sự bóc lột của bọn quan lại đối với nhân dân.
Câu 24. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.
(Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định trạng ngữ trong câu: “Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền.”
A.Đêm đến
B.các cậu
C.sai tay chân binh lính
D.rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng
Đáp án: A
Trạng ngữ chỉ thời gian: “đêm đến”.
Câu 25. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.
(Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Hình ảnh người dân trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
A.Khốn đốn, khổ cực
B.Giàu sang, no đủ
C.Cùng quẫn, không có đường sống
D.Ân nghĩa, thủy chung
Đáp án: A
Người dân hiện lên với sự khốn đốn, cùng cực.
Câu 26. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân binh lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.
(Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định thành ngữ trong đoạn văn trên?
A.Nhờ gió bẻ măng
B.Ra ngoài dọa dẫm
C.Giấu vật cung phụng
D.Kêu van chí chiết
Đáp án: A