Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 6 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác môn GDCD lớp 8 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác GDCD lớp 8.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác:
- Bác đã 30 năm bôn ba học hỏi, tìm đường cứu nước, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ.
- Các di sản văn hóa của nước ta được công nhận là di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn…
- Thành tựu Trung Quốc đạt được nhờ: Mở rộng quan hệ, học tập kinh nghiệm các nước khác, phát triển các ngành công nghiệp mới…
- Bài học của trung Quốc không những giúp Trung Quốc thành công trong công cuộc đổi mới kinh tế mà còn là bài học cho các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam có những nét chung về văn hóa, có mối quan hệ từ lâu đời nên việc học hỏi kinh nghiệm có nhiều thuận lợi.
=> Ý nghĩa: Phải biết tôn trọng các dân tộc khác, học hỏi những giá trị văn hóa của dân tộc khác và thế giới để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-> Học hỏi: thành tựu khoa học kĩ thuật; Trình độ quản lí; Văn học nghệ thuật. Ví dụ: Máy vi tính, điện tử viễn thông, ti vi, tủ lạnh, kiến trúc…
2.1 Khái niệm:
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
- Ví dụ: Học hỏi khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin…
Nước ta học tập mô hình trồng rau thủy canh của nước ngòai.
2.2 Ý nghĩa:
Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dung đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.
2.3 Bài học rút ra:
- Tích cực học tập tìm hiểu đời sống và các nền văn hóa thế giới.
- Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam.
Câu 1: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?
A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
D. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật.
Đáp án: A
Câu 2: Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?
A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.
B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.
C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.
D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.
Đáp án: A
Câu 3: Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.
Đáp án: A
Câu 4: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
Đáp án: A
Câu 5: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?
A. Điều kiện.
B. Tiền đề.
C. Động lực.
D. Đòn bẩy.
Đáp án: A
Câu 6: Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Văn hóa.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 7: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là ?
A. Tôn trọng các dân tộc khác.
B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
C. Học hỏi các dân tộc khác.
D. Giúp đỡ các dân tộc khác.
Đáp án: B
Câu 8: Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?
A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 9: Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 10: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và đào tạo.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Quốc phòng - An ninh.
D. Khoa học - Kĩ thuật.
Đáp án: A