Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỷ luật có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Giáo dục công dân 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Bài 5 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 8 sắp tới.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 5 có đáp án: Pháp luật và kỷ luật:
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BÀI 5: PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT
Câu 1: Những quy định, quy ước trong một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là
A. liêm khiết.
B. công bằng.
C. pháp luật.
D. kỉ luật.
Đáp án: D
Giải thích: Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan,…) (SGK/ trang 14)
Câu 2: Những quy định của Pháp luật và Kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?
A. Giúp mọi người gần nhau hơn.
B. Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
C. Giúp mọi người tôn trọng nhau hơn.
D. Giúp mọi người hoàn thiện mình hơn.
Đáp án: B
Giải thích:
Những quy định của Pháp luật và Kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. (SGK/ trang 14)
Câu 3: Phương án nào sau đây đúng khi bàn về bản chất của pháp luật?
A. Các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành
B. Dùng để giáo dục, thuyết phục.
C. Dùng để cưỡng chế.
D. Tất cả đáp án trên.
Đáp án: D
Giải thích: Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (SGK/ trang 14)
Câu 4: Pháp luật và kỉ luật có chức năng nào sau đây?
A. Xác định trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của mọi người.
B. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.
C. A và B đều đúng.
D. Bảo vệ quyền lợi của những người có tiền.
Đáp án: C
Giải thích: Ngoài việc xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người, pháp luật và kỉ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung. (SGK/ trang 15)
Câu 5: Phương án nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ pháp luật và kỉ luật?
A. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
B. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, được trái với pháp luật.
C. Những quy định của tập thể không phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
D. Tất cả các ý đều sai
Đáp án: A
Giải thích: Những quy định của một tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật. (SGK/ trang 14)
Câu 6: Những quy định, quy ước của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Nội quy.
B. Quy chế.
C. Kỉ luật.
D. Pháp luật.
Đáp án: C
Giải thích: Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan,…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. (SGK/ trang 14)
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 7: Hành động coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ học thuộc hình thức vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm quy định.
Đáp án: B
Giải thích: Hành động coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ học là vi phạm kỉ luật của nhà trường
Câu 8: Hành vi buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trái phép trong rừng, bắt cóc trẻ em thuộc hình thức vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm pháp luật
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm quy định.
Đáp án: A
Giải thích: Hành vi buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trái phép trong rừng, bắt cóc trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật
Câu 9: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của kỉ luật?
A. Nội quy lớp học.
B. Quy chế thi cử.
C. Điều lệ của làng, xã do người dân đặt ra.
D. Cả ba đáp án trên.
Đáp án: D
Giải thích: Ba biểu hiện trên đều là những quy định chung của trường, lớp và làng xã nhằm yêu cầu mọi người phải tuân theo để đạt được hiệu quả trong công việc.
Câu 10: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự tôn trọng pháp luật và kỉ luật?
A. Thắng không thua, bại không nản.
B. Đất có lề, quê có thói.
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
D. Thất bại là mẹ thành công.
Đáp án: B
Giải thích: “Đất có lề, quê có thói” muốn nói rằng khi đến địa phương nào, ta phải hiểu biết, tôn trọng lề lối, quy tắc, phong tục tập quán ở đó để có phép ứng xử phù hợp.
Câu 11: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật?
A. Tàng trữ và sử dụng ma túy.
B. Sử dụng điện thoại trong giờ học.
C. Ngắt hoa, bẻ cây trong công viên.
D. Trốn tiết học đi chơi.
Đáp án: A
Giải thích:
Tàng trữ và sử dụng ma túy là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Sử dụng điện thoại trong giờ học, bỏ rác đúng nơi quy định, trốn tiết học đi chơi là những hành động vi phạm quy định của trường học và nơi công cộng.
Câu 12: Vứt rác bừa bãi tại các khu công cộng là hành động như thế nào?
A. Hành động xấu, cần lên án.
B. Hành động đẹp, cần noi theo.
C. Hành động dũng cảm.
D. Cả A và B
Đáp án: A
Giải thích: Vứt rác bừa bãi tại các khu công cộng là hành động xấu, gây ô nhiễm môi trường, cần bị phê phán.
Câu hỏi vận dụng:
Câu 13: Phát hiện một đôi nam nữ vào nhà hàng xóm để bắt cóc em bé đang ngủ, trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Hét thật to cho họ bỏ chạy.
B. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.
C. Báo ngay cho công an địa phương.
D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Đáp án: C
Giải thích: Khi gặp trường hợp nguy hiểm đến người khác và bản thân như vậy, chúng ta nên thông báo cho người lớn hoặc công an gần nhất để có thể xử lý việc đó một cách nhanh và an toàn nhất.
Câu 14: Em được làm sao đỏ của trường những gặp bạn thân đi học muộn. Bạn đó năn nỉ em không ghi tên vào sổ vì sợ bị cô giáo phạt. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đồng ý bao che cho bạn.
B. Cậy mình làm sao đỏ nên muốn ghi tên ai thì ghi.
C. Ghi tên bạn những ở lỗi nhẹ hơn.
D. Vẫn ghi tên, đúng lỗi sai của bạn như đúng quy định của trường và khuyên bạn không nên tái phạm nữa.
Đáp án: D
Giải thích: Chấp hành đúng nội quy của trường và chịu trách nhiệm với chức vụ của mình.
Câu 15: Phương án nào sau đây là hành vi vi phạm kỉ luật?
A. Một cơ sở vận chuyển và lưu hành tiền giả.
B. Nhắc nhở bạn bè và người thân thực hiện đúng các quy định của nhà trường, địa phương và nhà nước.
C. Vi phạm điều lệ Đội thiếu niên Tiền phong.
D. Nhóm thanh niên khai thác trái phép rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
Đáp án: C
Câu 16: Các hành động: Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm quy định.
Đáp án: B
Câu 17: Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm quy định.
Đáp án: A
Câu 18: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?
A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.
D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.
Đáp án: A
Câu 19: Biểu hiện của kỉ luật là?
A. Nội quy lớp học.
B. Quy chế thi cử.
C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 20: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?
A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.
B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.
C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.
Đáp án: A
Câu 21: Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Pháp luật.
D. Kỉ luật.
Đáp án: D
Câu 22: Biểu hiện của pháp luật là?
A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.
B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.
C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 23: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?
A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.
Đáp án: A
Câu 24: Câu ca dao thể hiện tôn trọng pháp luật và kỉ luật
A. Đất có lề, quê có thói
B. Phép vua thua lệ làng
C. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm
D. A, B, C
Đáp án: D
Câu 25: Pháp luật là
A. Các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành
B. Dùng để thuyết phục
C. Dùng để cưỡng chế
D. A, B, C
Đáp án: D