Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) và 12 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) môn Địa lí lớp 7 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) Địa lí lớp 7.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo):
ĐỊA LÍ 7 BÀI 39: KINH TẾ BẮC MĨ (TIẾP THEO)
Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
Cơ cấu ngành | Phân bố | |
---|---|---|
Hoa Kì | Cơ khí, luyện kim đen, lọc dầu, sx ô tô, đóng tàu, công nghệ cao. Vũ trụ hàng không phát triển mạnh, hiện đại. | Chủ yếu quanh vùng hồ lớn và vên Thái bình dương,… |
Canada | Công nghiệp khai khoáng, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hóa chất,… | Phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương. |
Mê-hi-cô | Khai thác dầu khí và quặng màu, dầu khí và chế biến thực phẩm,… | Tập trung thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và ven vịnh Mê-hi-cô. |
- Cơ cấu GDP: Ngành dịch vụ của các nước Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao.
- Các ngành phát triển mạnh: Tài chính, ngân hàng,Bảo hiểm, Bưu chính viễn thông,…
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ven vùng Hồ lớn, Thái Bình Dương, Vịnh Mêhicô,…
- Thời gian thành lập 1993.
- Các quốc gia thành viên: Hoa Kì, Mê-hi-cô, Ca-na-đa.
- Mục đích:
+ Kết hợp sức mạnh 3 nước.
+ Tạo thị trường chung.
+ Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Phần 2: 12 câu trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
Câu 1: Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thế của ngành:
A. Luyện kim và cơ khí.
B. Điện tử và hàng không vũ trụ.
C. Dệt và thực phẩm.
D. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.
Lời giải:
Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử và hàng không vũ trụ nằm ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là ngành công nghiệp hàng đầu thế giới?
A. Hàng không.
B. Vũ trụ.
C. Nguyên tử, hạt nhân.
D. Cơ khí.
Lời giải:
Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Bắc Mĩ là hàng không, vũ trụ, cơ khí,… còn ngành nguyên tử không phải ngành hàng đầu của Bắc Mĩ. Ngành nguyên tử, hạt nhân là ngành phát triển mạnh ở Đông Á (Triều Tiên), Nga,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là:
A. Hoa Kì.
B. Canada.
C. Mê-hi-cô.
D. Panama.
Lời giải:
Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là Mê-hi-cô. Còn quốc gia Pa-na-ma thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Hãng máy bay Boing là hãng máy bay của:
A. Canada.
B. Mĩ
C. Mê-hi-cô.
D. Các nước EU
Lời giải:
Boeing là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có trụ sở tại Chicago, Mỹ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu trong GDP của nước nào có ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất?
A. Ca-na-da.
B. Hoa Kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Các nước như nhau.
Lời giải:
Trong cơ cấu GDP của các nước ở Bắc Mĩ. Hoa Kì là nước có ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (26%), tiếp đến là Ca-na-da và Mê-hi-cô là quốc gia có ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng trong GDP cao nhất (28%).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là:
A.Khai khoáng, luyện kim.
B. Dệt, thực phẩm,
C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.
D. Cơ khí và điện tử.
Lời giải:
Mê-hi-cô là quốc gia có ưu thế về khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hóa dầu, chế biến thực phẩm,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của:
A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ
B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì
C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì
D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì.
Lời giải:
Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử và hàng không vũ trụ nằm ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là:
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Thương mại.
Lời giải:
Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành Dịch vụ, ngành dịch vụ của Hoa Kì chiếm trên 80% còn Ca-na-da và Mê-hi-cô chiếm trên 70%.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) trước hết nhằm mục đích:
A. Cạnh tranh với các nước Tây Âu
B. Khống chế các nước Mĩ La-tinh
C. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
D. Cạnh tranh với các khôi kinh tế ASEAN.
Lời giải:
Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA), trước hết nhằm mục đích kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: NAFTA gồm có những thành viên:
A. Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô
B. Hoa Kì, U-ru-goay, Pa-ra-goay
C. Hoa Kì, Chi-lê, Mê-hi-cô
D. Bra-xin, U-ru-goay, Pa-ra-goay
Lời giải:
NAFTA là viết tắt của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ gồm có 3 nước thành viên, đó là Ca-na-da, Hoa Kì và Mê-hi-cô.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Cho bảng số liệu sau: Nhận định nào sau đây đúng với GDP của Hoa Kì và thế giới năm 1995 và 2004:
A. Tốc độ tăng trưởng giá trị GDP của Trung Quốc nhanh hơn thế giới.
B. Hoa Kì có giá trị GDP lớn hơn và tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn Trung Quốc.
C. Tốc độ tăng trưởng giá trị GDP của Hoa Kì chậm hơn so với thế giới.
D. Tốc độ tăng trưởng giá trị GDP của Hoa Kì chậm hơn Trung Quốc.
Lời giải:
Từ bảng số liệu ta tính được: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì: 167%; Trung Quốc: 236%; Thế giới: 139%. Như vậy, ta thấy tốc độ tăng trưởng giá trị GDP của Trung Quốc và Hoa Kì nhanh hơn thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị GDP của Trung Quốc là nhanh nhất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Giải thích vì sao Hoa Kì có một tỷ lệ nông dân rất nhỏ so với tổng lực lượng lao động nhưng lại có một nền nông nghiệp lớn mạnh trên thế giới?
A. Chính sách của nhà nước và áp dụng khoa học – kĩ thuật.
B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và áp dụng khoa học – kĩ thuật.
C. Nguồn lao động trình độ và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. Khí hậu đa dạng, thuận lợi và áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất.
Lời giải:
Nhờ có chính sách hỗ trợ nông nghiệp của chính phủ, tính tự chủ và sáng kiến của nông dân cùng với đó là việc áp dụng phương tiện, kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp nên mặc dù Hoa Kì có một tỷ lệ nông dân rất nhỏ so với tổng lực lượng lao động nhưng Hoa Kì vẫn có một nền nông nghiệp lớn mạnh với nhiều sản phẩm nông sản luôn đứng nhất nhì thế giới.
Đáp án cần chọn là: A