Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước và 9 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước Lịch Sử lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước 

LỊCH SỬ 7 BÀI 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC 

Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước 

1.1. Sự thành lập nhà lý

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước hay, chi tiết

- Năm 1005, Lê Hoàn mất Lê Long Đĩnh lên ngôi.

- Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua, nhà Lý được thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La đổi tên thành là Thăng Long.

- Thời Lý, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là thành thị có quy mô lớn trong khu vực và thế giới.

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, thiết lập chính quyền quân chủ chuyên chế.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước hay, chi tiết

* Tổ chức bộ máy nhà nước:

- Trung ương:

   + Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

   + Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, võ.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước hay, chi tiết

- Địa phương:

   + Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (châu).

   + Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước hay, chi tiết

1.2. Luật pháp và quân đội

a. Luật pháp:

- Năm 1042, ban hành bộ luật Hình thư.

- Luật pháp quy định chặt chẽ:

   + Bảo việc bảo vệ vua, cung điện, xem trong bảo vệ của công và tài sản cá nhân.

   + Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp.

   + Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội.

b. Quân đội:

- Gồm 2 bộ phận:

   + Cấm quân: bảo vệ vua và kinh thành.

   + Quân địa phương: canh phòng ở các lộ, phủ, tham gia chiến đấu và sản xuất.

- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Có quân bộ và quân thủy kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo, trang bị vũ khí.

- Gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi, trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.

c. Đối ngoại:

   + Giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống.

   + Dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa.

Phần 2: 9 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước 

Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?  

A. Cung điện được xây dựng nguy nga, tráng lệ

B. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành

C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển

D. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm

Lời giải:

Thời Lý, kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh, biểu hiện: 

- Phía trong Hoàng thành là nơi làm việc, sinh hoạt của nhà vua và hoàng thất. Có nhiều cung điện được xây dựng nguy nga bằng gỗ, lợp ngói ống, đầu có bít ngói hình rồng, hình phượng, hình hoa sen tạo thành một điềm mái mĩ lệ trước lầu rồng, gác phượng. Ngoài một số cung điện còn có lầu gác hai- ba tầng, từ xã đã thấy cung điện vua ngự cao đến 4 tầng.

- Phía ngoài Hoàng thành có khu dân cư với hệ thống chợ- bến, phường phố công thương nghiệp và những xóm trại nông nghiệp…

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Đơn vị hành chính địa phương lớn nhất dưới thời Lý là  

A. Lộ

B. Đạo

C. Phủ

D. Châu

Lời giải:

Đơn vị hành chính địa phương lớn nhất dưới thời nhà Lý là lộ. Cả nước được chia làm 24 lộ. Dưới lộ là phủ (miền núi gọi là châu), huyện, hương và xã

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”?  

A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động

B. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động

C. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần trình sẽ điều động

D. Cho những quân sĩ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất

Lời giải:

Nhà Lý thị hành chính sách “ngụ binh ư nông”- gửi binh ở nhà nông, cho quân sĩ ở địa phương luân phiên về cày ruộng và thành niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long không xuất phát từ lý do nào sau đây?  

A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển

B. Vua Lý không muốn đóng đô ở Hoa Lư vì đó là kinh đô của nhà Đinh- Tiền Lê

C. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.D. Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.

Lời giải:

Trên cơ sở phân tích Chiếu dời đổ của Lý Thái Tổ có thể thấy một số lý do để ông quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La như sau:

- Hoa Lư là một vùng núi non hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước trong thời loạn. Tuy nhiên đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, đất nước đã được thái bình, cần tập trung phát kiển kinh tế văn hóa mà Hoa Lư không thể đáp ứng được yêu cầu này

- Trong khi đó Đại La là vùng đất “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước.Vùng này mặt đất  rộng mà bằng phẳng thế đất cao mà sáng sủa dân cư không cổ tháp trũng tối tăm muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh xem khắp đất việt đó là nơi thắng địa thực là chỗ tụ hội quan yếu bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nhận xét nào sau đây chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời Lý so với các thời kì trước?  

A. Còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế.

B. Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao.

C.Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân rất lớn.

D. Tiếp tục được hoàn thiện nhưng quyền lực của nhà vua vẫn còn bị hạn chế.

Lời giải:

*Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý

Quan sát vào sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý có thể thấy tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, tính chất tập quyền cao hơn so với thời kì trước nhưng quyền lực của nhà vua vẫn bị hạn chế do vai trò quá lớn của các đại thần

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Ai là người sáng lập nên nhà Lý vào năm 1009?  

A. Lý Anh Tông

B. Lý Nhân Tông

C. Lý Công Uẩn

D. Lý Thánh Tông

Lời giải:

Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Năm 1054, nhà Lý đã đổi tên nước là gì?  

A. Đại Cồ Việt

B. Đại Việt

C. Đại Ngu

D. Đại Nam

Lời giải:

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là  

A. Hoàng Việt luật lệ

B. Luật Hồng Đức

C. Hình luật          

D. Hình thư

Lời giải:

Năm 1042, vua Lý Thái Tông sai Trung thư sảnh - một cơ quan phụ trách việc " sửa định luật lệ, chia môn loại, biên ra điều khoản" làm bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, được soạn thảo dựa trên luật tục, tập quán của các thời trước, mặt khác có sự tham khảo Đường luật (Trung Quốc). Gọi là Hình thư nhưng không chỉ quy định về hình sự mà còn bao trùm các lĩnh vực khác, do kỹ thuật lập pháp cổ các quan hệ xã hội được bảo vệ và gắn liền với quy phạm hình sự nên luật thời đó gọi là Hình pháp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết đây là tập luật lệ có tính chất pháp điển, bao gồm 3 quyển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?  

A. dân binh, công binh.

B. cấm quân, quân địa phương.

C. cấm quân, công binh.

D. dân binh, ngoại binh.

Lời giải:

Quân đội của các nhà nước phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV sớm được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: cấm quân- quân bảo vệ nhà vua và kinh thành và quân địa phương- canh phòng ở các lộ phủ

Đáp án cần chọn là: B

 

Xem thêm
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 7 Bài 10 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống