Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa

Tải xuống 11 1.2 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 11 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa và 12 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa Lịch Sử lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa 

LỊCH SỬ 7 BÀI 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA 

Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

I – ĐỜI SỐNG KINH TẾ

1.1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân được giao ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua.

- Nhà Lý dùng đất công làm nơi thờ phụng, xây đền chùa hoặc phong cấp cho con cháu và người có công.

- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.

   + Các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền,

   + Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

   + Chú trọng thủy lợi.

   + Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

→ Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa hay, chi tiết

1.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

a. Thủ công nghiệp

- Những nghề thủ công truyền thống như chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm gốm,..rất phát triển.

- Những nghề thủ công mới như làm đồ trang sức, làm giấy, nghề in bản gỗ, đúc đồng, nhuộm vải được mở rộng.

- Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt tạo dựng như: tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),...

b. Thương nghiệp

- Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

- Hệ thống chợ được xây dựng.

- Vân Đồn là nơi buôn bán tập nập, thu hút nhiều thuyền buôn của các nước đến trao đổi, buôn bán.

II – SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA

1.1. Những thay đổi về mặt xã hội

- Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.

   + Địa chủ bao gồm hoàng tư, công chúa, quan lại được phong ruộng đất và nông dân giàu có.

- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công , thương nhân, nô tì.

   + Nông dân là lựu lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội được phân chia ruộng đất và phải nộp thuế cho nhà nước.

   + Nô tì là tù binh hoặc bị tội nặng, nợ nần hoặc tự bán thân.

1.2. Giáo dục và văn hóa

a. Giáo dục

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, Quốc từ giám là trường học đầu tiên của Đại Việt.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa hay, chi tiết

→ Giáo dục, khoa cử được quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

b. Văn hóa

- Văn học chữ Hán bước đàu phát triển.

- Đạo Phật được tôn sùng, xây dựng nhiều chùa tháp, cho dịch kinh Phật, soạn sách Phật,..

- Nghệ thuật biểu diễn dân gian phát triển: hát chèo, múa rối nước,..

- Các trò chơi dấn gian được ưu chuộng, các lễ hội dân gian phổ biến.

- Kiến trúc: phát triển, nhiều công trình quy mô lớn và độc đáo được xây dựng: Hoàng thành Thăng Long, tháp Chương Sơn (Nam Định),..

- Điêu khắc: trình độ tinh vi, thanh thoát, hoa văn hình rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa hay, chi tiết

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa hay, chi tiết

Phần 2: 12 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa 

Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

Câu 1: Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo của nhân dân thời Lý đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Thăng Long

B. Văn hóa Đại Việt

C. Văn hóa Phật giáo

D. Văn hóa Đại Nam

Lời giải:

Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc- văn hóa Thăng Long

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Thời nhà Lý sản xuất nông nghiệp phát triển không xuất phát từ lý do nào sau đây?  

A. Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang

B. Triều đình chăm lo công tác thuỷ lợi

C. Triều đình đem chia ruộng đất cho nông dân để cày cấy

D.  Chính quyền cho lập nhiều khu chợ tập trung

Lời giải:

Sản xuất nông nghiệp thời Lý phát triển xuất phát từ những chính sách tích cực phát triển nông nghiệp của nhà nước:

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nhưng thực tế ruộng đất được đem chia đều cho nông dân cày cấy và nộp tô thuế cho nhà vua.

- Hàng năm, các vua Lý đều về các địa phương tiến hành lễ cày “tịch điền” để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nhân dân.

- Nhà Lý khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt,...

- Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu: “kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp, … Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư). 

Đoạn trích trên thể hiện điều gì trong chính sách phát triển nông nghiệp của triều Lý?  

A. Sự quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

B. Chăn nuôi trâu bò để cung cấp thức ăn cho người dân

C. Cung cấp thêm trâu bò cho các hộ nông dân nghèo

D. Sự lạc hậu của nền nông nghiệp Đại Việt

Lời giải:

Câu nói trên thể hiện chính sách quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp của các nhà nước Lý

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lý có ý nghĩa gì đối với xã hội?  

A. Ổn định đời sống nhân dân và tình hình xã hội

B. Là điều kiện để Đại Việt mở mang bờ cõi

C. Là cơ sở để củng cố chế độ phong kiến chuyên chế

D. Tạo điều kiện để văn hóa phát triển rực rỡ

Lời giải:

Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lý có tác dụng ổn định đời sống nhân dân. Từ đó đảm bảo sự ổn định của tình hình xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Thế lực địa chủ thời Lý không bao gồm bộ phận nào?  

A. Quý tộc

B. Quan lại

C. Dân thường có nhiều ruộng

D. Tăng lữ

Lời giải:

Một số quý tộc (hoàng tử, công chúa), quan lại được nhà nước phong cấp ruộng đất hoặc số ít dân thường do có nhiều ruộng trở thành thế lực địa chủ trong xã hội

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Dưới thời Lý, đạo Phật lại phát triển thành quốc giáo không vì lí do nào?  

A. Do đạo Phật phù hợp với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

B. Nhà Lý được thành lập dựa trên sự giúp đỡ của các nhà sư 

C. Tư tưởng thoát Trung trong buổi đầu mới giành độc lập của người Việt

D. Nho giáo không có tác dụng trong công cuộc xây dựng đất nước

Lời giải:

Dưới thời Lý, đạo Phật được coi trọng và được nâng lên thành quốc giáo do:

- Nhà Lý được thành lập dựa trên sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà sư (Vạn Hạnh) và bản thân Lý Công Uẩn cũng là người xuất thân từ cửa chùa

- Đạo Phật với giáo lý hướng thiện phù hợp với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

- Trong buổi đầu mới giành độc lập, những người đứng đầu nhà nước muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa, nên vẫn hạn chế ảnh hưởng của Nho giáo và muốn trọng dụng Phật giáo để trị nước. 

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, hàng năm vào mùa xuân các vua Lý thường làm gì?  

A. Lễ tế trời đất

B. Lễ cày tịch điền

C. Lễ ban cấp ruộng đất cho nông dân.

D. Lễ đại triều

Lời giải:

Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, hàng năm vào mùa xuân các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Sở hữu ruộng đất tối cao thời nhà Lý thuộc về lực lượng nào?  

A. Nhà vua

B. Làng xã

C. Địa chủ

D. Chùa chiền

Lời giải:

Ruộng đất trong cả nước trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Hoạt động ngoại thương thời Lý phát triển mạnh ở thương cảng nào?  

A. Vân Đồn

B. Phố Hiến

C. Thanh Hà

D. Nước Mặn

Lời giải:

Thời Lý, Vân Đồn là thương cảng buôn bán tấp nập của các thương nhân người Hoa và Đông Nam Á do có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại, trú đỗ, lại nằm trên trục đường hàng hải từ Trung Quốc xuống các vùng Đông Nam Á

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội thời Lý là  

A. Nô lệ

B. Nông dân

C. Nô tì

D. Thợ thủ công và thương nhân

Lời giải:

Nông dân chiếm đa số trong dân cư. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Lý có điểm gì mới so với các triều đại trước?

A. Tiến cử

B. Nhiệm tự

C. Khoa cử

D. Bảo cử

Lời giải:

Thời nhà Lý đã xuất hiện thêm một hình thức tuyển chọn quan lại mới là bằng con đường khoa cử. Năm 1075 khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

Các triều đại trước đây có 3 hình thức tuyển chọn quan lại là nhiệm tự, tiến cử và bảo cử

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: An Nam tứ đại khí bao gồm những công trình kiến trúc- điêu khắc nào?  

A. Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang.

B. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm

C. Chuông Quy Điền, vạc Phố Minh, Cữu Trùng đài, tháp Chương Sơn.

D. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tháp Bình Sơn, tượng phật chùa Quỳnh Lâm

Lời giải:

Thời Lý có 4 công trình kiến trúc- điêu khắc được mệnh danh là An Nam tứ đại khí là chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm

Đáp án cần chọn là: B

 

Xem thêm
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 8)
Trang 8
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 9)
Trang 9
Lịch Sử 7 Bài 12 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Đời sống kinh tế, văn hóa (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống