Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 10 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa và 13 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa môn Địa lí lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa Địa lí lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa:

ĐỊA LÍ 7 BÀI 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

1. Khí hậu

- Phân bố: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa hay, chi tiết

- Đặc điểm:

   + Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

   + Nhiệt độ trung bình cao trên 200C, biên độ nhiệt năm dao động khoảng 80C.

   + Lượng mưa tuy nhiều nhưng không đều giữa các năm và các mùa (mùa hạ nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô).

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa hay, chi tiết

2. Các đặc điểm khác của môi trường

- Đặc điểm:

   + Môi trường nhiệt đới gió mùa là kiểu môi trường đa dạng và phong phú.

   + Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa hay, chi tiết

- Thảm thực vật: nắng nóng, mưa nhiều thì cây xanh tốt, nhiều tầng còn lạnh và khô thì cây cuối có lá vàng úa, rụng lá.

- Kết luận:

   + Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp.

   + Những có nền văn minh lúa nước của thế giới (tập trung đông dân trên thế giới).

Phần 2: 13 câu trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Câu 1: Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa?

A. rừng cây rụng lá vào mùa khô.

B. đồng cỏ cao nhiệt đới.

C. rừng ngập mặn.

D. rừng rậm xanh quanh năm.

Lời giải:

Môi trường nhiệt đới gió mùa có thảm thực vật đa dạng, gồm: rừng cây rụng lá vào mùa khô (ví dụ: rừng cao su), rừng ngập mặn ven biển, đồng cỏ cao nhiệt đới.

Rừng rậm xanh quanh năm là thảm thực vật của môi trường xích đạo ẩm, không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa?

A. cây lúa mì.

B. cây lúa nước.

C. cây ngô.

D. cây lúa mạch.

Lời giải:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa khá lớn, nhiệt độ cao (trên 200C), sông ngòi nhiều nước đem lại nguồn nước tưới và lượng phù sa màu mỡ -> thuận lợi cho phát triển cây lúa nước.

Ví dụ. nước ta có hai vùng chuyên canh lúa nước lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở.

C. Thời tiết diễn biến thất thường.

D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.

Lời giải:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Việt Nam nằm trong môi trường tự nhiên nào?

A. Môi trường xích đạo ẩm

B. Môi trường nhiệt đới gió mùa

C. Môi trường nhiệt đới

D. Môi trường ôn đới

Lời giải:

Việt Nam có vị trí địa lí thuộc khu vực Đông Nam Á, thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do

A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.

B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.

D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.

Lời giải:

Vào mùa đông, miền Bắc nước ta trực tiếp đón gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á xuống với tính chất lạnh khô, làm hạ thấp nhiệt độ (có 3 tháng nhiệt độ dưới 150C), đem lại một mùa đông lạnh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?

A. Môi trường xích đạo ẩm.

B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

C. Môi trường nhiệt đới.

D. Môi trường ôn đới.

Lời giải:

“Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường nhiệt đới gió mùa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?

A. Nam Á, Đông Nam Á

B. Nam Á, Đông Á

C. Tây Nam Á, Nam Á.

D. Bắc Á, Tây Phi.

Lời giải:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là

A. Tây Nam.

B. Đông Bắc.

C. Đông Nam.

D. Tây Bắc.

Lời giải:

Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra theo hướng Đông Bắc, đem theo không khí khô và lạnh cho môi trường nhiệt đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Loại gió nào sau đây mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa?

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. gió Tín phong.

D. gió Đông Nam.

Lời giải:

Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?

A. động đất, sóng thần.

B. bão, lốc.

C. hạn hán, lũ lụt.

D. núi lửa.

Lời giải:

Môi trường nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, có năm nhiều dễ gây ra hạn hán hay lũ lụt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nhận định không đúng về đặc điểm chế độ mưa của môi trường nhiệt đới gió mùa là

A. Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm.

B. Mưa phân bố đều trên khắp lãnh thổ.

C. Chế độ mưa phân hóa theo mùa.

D. Vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a có lượng mưa rất lớn.

Lời giải:

- Môi trường nhiệt đới gió mùa có lượng mưa trung bình năm lớn trên 1000mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, sườn đón gió hay khuất gió. Khu vực mưa nhiểu nhất là Sê-ra-pun-đi ở phía nam dãy Hi-ma-lay-a. Mưa theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 – 10, mùa khô từ tháng 11 – 4.

=> Nhận xét: Lượng mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố đều trên khắp lãnh thổ là không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Sê-ra-pun-đi (phía nam dãy Hi-ma-lay-a) là địa điểm có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới (12.000mm). Nguyên nhân là do

A. vị trí tiếp giáp vùng biển rộng lớn.

B. nằm ở sườn núi đón gió tây nam.

C. có dòng biển nóng chảy ven bờ.

D. địa hình núi cao nên càng lên cao lượng mưa càng lớn.

Lời giải:

Sê-ra-pun-đi nằm ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a (là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á), do vậy có vị trí trực tiếp đón các luồng gió từ Ấn Độ Dương thổi vào. Đặc biệt vào mùa hạ, đón gió mùa tây nam mang lại lượng mưa rất lớn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: 

Cho hai biểu đồ sau: 

 Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 7 có đáp án năm 2021 mới nhất

Biểu đồ trên cho biết biên độ nhiệt năm ở Mum-bai biên độ nhiệt năm chỉ khoảng 50C trong khi ở Hà Nội rất lớn (khoảng 130C). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong chế độ nhiệt giữa hai địa điểm trên là do

A. Mum –bai ở vị trí khuất gió mùa đông bắc, Hà Nội đón gió mùa đông bắc.

B. Mum-bai tiếp giáp biển, Hà Nội không giáp biển.

C. Mum-bai (190B) nằm ở vĩ độ thấp hơn Hà Nội (210B).

D. Mum-bai có dòng biển nóng chảy ven bờ.

Lời giải:

Mum – bai có vị trí nằm ở sườn tây dãy Gát Tây nên vào mùa đông gió mùa đông bắc thổi xuống bị chắn lại ở sườn phía đông, nhiệt độ quanh năm trên 240C Ngược lại Hà Nội có vị trí trực tiếp đón gió mùa đông bắc thổi xuống và ảnh hường sâu rộng, đem lại một mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp (nhiệt độ có thể hạ thấp xuống còn 100C trong vài ngày).

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 1)
Trang 1
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 2)
Trang 2
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 3)
Trang 3
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 4)
Trang 4
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 5)
Trang 5
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 6)
Trang 6
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 7)
Trang 7
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 8)
Trang 8
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 9)
Trang 9
Địa Lí 7 Bài 7 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Môi trường nhiệt đới gió mùa (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống