Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn GDCD lớp 7 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên GDCD lớp 7.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
I. Khái quát nội dung câu chuyện
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt
+ Khai thác rừng bừa bãi
+ Nạn du canh du cư, phá rừng làm rẫy, cháy rừng.
- Tác dụng của rừng đối với con người
+ Bảo vệ môi trường
+ Tránh sạt lở, lũ lụt
- Các thành phần của môi trường: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Diện tích tự nhiên ngày càng giảm chủ yếu do dự chặt phá bừa bãi của con người dẫn đến các hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sạt lở.
=> Ý nghĩa: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiểm, bị khai thác bừa bãi. Điều đó có dẫn đến hậu quả: Thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng con người.
II. Nội dung bài học
2.1 Khái niệm
- Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Những điều kiện tự nhiên có sẵn trong tự nhiên (Rừng, núi, sông), hoặc do con người tạo ra (Nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, rác, khói bụi,…).
- Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật biển, khoáng sản…).Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường. Mọi hoạt động khai thác TN đều có ảnh hưởmg đến môi trường.
Than là tài nguyên sẵn có trong tự nhiên.
2.2 Vai trò của môi trường và TNTN:
- Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.
- Tạo cơ sở vật chất để phát triển KT-VH-XH.
- Tạo phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức con người.
- Tạo cuộc sống tin thần cho con người.
Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tin thần.
2.3 Bảo vệ môi trường:
- Bảo vệ môi trường là giữ cho m.trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
- Bảo vệ TNTN là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn TNTN; phục hồi, tái tạo thiên nhiên có thể phục hồi được.
2.4 Biện pháp:
- Ban hành, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Giáo dục mọi người
- Rèn thói quen biết tiết kiệm các nguồn TNTN.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và TNTN.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 1: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?
A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.
B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 2: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.
B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.
C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.
D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.
Đáp án: D
Câu 3: Hành động nào là bảo vệ môi trường?
A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.
B. Trồng cây xanh.
C. Không sử dụng túi nilong.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 4: Hành động nào là phá hủy môi trường?
A. Đốt túi nilong.
B. Chặt rừng bán gỗ.
C. Buôn bán động vật quý hiếm.
D. Cả A,B,C.
Đáp án:D
Câu 5: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Chính quyền địa phương.
B. Trưởng thôn.
C. Trưởng công an xã.
D. Gia đình.
Đáp án:A
Câu 6: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào
A. Tháng 8 - 1991.
B. Tháng 1 - 1994.
C. Tháng 12 - 2003.
D. Tháng 4 - 2007.
Đáp án : C
Câu 7: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là
A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh
Đáp án : B
Câu 8: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :
A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.
Đáp án : D
Câu 9: Đâu chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học
A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
Đáp án : C
Câu 10: Ngày rừng Thế giới vào ngày
A. 21/3
B. 31/3
C. 11/3
D. 21/4
Đáp án : A.
Câu 11: Ngày môi trường thế giới là ?
A. 5/6.
B. 5/7.
C. 5/8.
D. 5/9.
Đáp án:A
Câu 12: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?
A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.
B. Rừng.
C. San hô.
D. Cá voi.
Đáp án:A
Câu 13 : Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ?
A. Ngôi nhà.
B. Rừng.
C. Rác thải.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 14 : Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Đáp án:D
Câu 15: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Đáp án: A
Câu 16: Các ngày lễ bảo vệ môi trường là :
A. Ngày 14/3: Ngày Quốc tế hành động vì các Dòng sông
B. 21 tháng 3: Ngày rừng Thế giới
C. 22 tháng 3: Ngày nước Thế giới
D. Tất cả đáp án đúng
Đáp án : D
Câu 17: Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ
A. mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng
B. cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
C. Phạt cảnh cáo
D. A, B đúng
Đáp án : D
Câu 18: Di sản thiên nhiên Việt Nam nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
A. Vịnh Hạ Long
B. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
C. Cao nguyên đá Đồng Văn
D. Tất cả đều đúng
Đáp án : D
Câu 19: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?
A. Đốt rừng để làm nương rẫy
B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống
C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây
D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền
Đáp án : C
Câu 20: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
D. Không đáp án nào đúng
Đáp án : C