Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 7 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 7 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch và 17 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch môn GDCD lớp 7 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 3: Dân chủ và kỷ luật GDCD lớp 7.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật:
I. Khái quát nội dung câu chuyện
* Các chi tiết trong bản kế hoạch.
- Cột dọc là thời gian từng buổi trong ngày và các ngày trong tuần.
- Hàng ngang là công việc trong một ngày.
- Nội dung: Học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí.
* Yêu cầu của bản kế hoạch (ngày, tuần).
- Có đủ thứ, ngày trong tuần.
- Thời gian cần chi tiết cho rõ công việc trong mỗi ngày.
- Nội dung công việc cần cân đối, toàn diện (5h sáng-23h hàng ngày; đầy đủ, cân đối giữa học tập, nghỉ ngơi, lao động giúp gia đình, học ở trường, tự học, sinh hoạt tập thể, xã hội).
- Không quá dài, phải dễ nhớ
=> Ý nghĩa: Bản thân mỗi người cần lên kế hoạch học tập và làm việc khoa học để đạt kết quả cao, tiết kiệm thời gian và sức lực. Không nhất thiết phải ghi tất cả công việc thường ngày đã cố định, có nội dung lặp đi, lặp lại, vì những công việc đó đã diễn ra thường xuyên, thành thói quen vào những ngày giờ ổn định
II. Nội dung bài học
2.1 Khái niệm:
- Sống và làm việc có kế hoạch là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý.
- Quyết tâm thực hiện kế hoạch có chât lượng, kết quả cao.
Lên thời khóa biểu theo từng tiết học, giờ học khoa học
2.2 Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
2.3 Cách rèn luyện
- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
- Cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Câu 1: A nói chuyện với B : Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?
A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.
B. A là người tiết kiệm.
C. A là người nói khoác.
D. A là người trung thực.
Đáp án:A
Câu 2: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?
A. Khoa học.
B. Tiết kiệm.
C. Trung thực .
D. Sống và làm việc khoa học.
Đáp án: D
Câu 3: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp chúng ta chủ động.
B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.
C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 4: Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?
A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì.
C. Là, việc cân đối.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 5: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?
A. Học tập, lao động.
B. Vui chơi, giải trí.
C. Giúp đỡ gia đình.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 6: Yêu cầu của làm việc có kế hoạch
A. Cân đối các nhiệm vụ
B. Thời gian hợp lý
C. Đảm bảo thời gian nghĩ ngơi và học tập
D. A, B, C
Đáp án : D
Câu 7: Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch thì sẽ đem lại kết quả gì?
A. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc
B. Chủ động thời gian làm việc
C. Nề nếp
D. A, B, C
Đáp án : D
Câu 8: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch
A. Xác định nhiệm vụ
B. Sắp xếp công việc
C. A, B đúng
D. A, B sai
Đáp án : C
Câu 9: Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn. Em đồng tình hay phản đối?
A. đồng tình
B. phản đối
C. phân vân không biết đúng, sai
D. Tất cả các đáp trên
Đáp án : B
Câu 10: Hành vi nào sau đây là đúng:
A. Thực hiện nội quy của nhà trường
B. Không gây mất trật tự ở bệnh viện
C. Không xả rác nơi công cộng
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Câu 11: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?
A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.
B. D là người có kế hoạch.
C. D là người khoa học.
D. D là người có học.
Đáp án:A
Câu 12: Vào lúc rảnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. V là người như thế nào?
A.G là người tự tin.
B. G là người làm việc khoa học.
C. G là người khiêm tốn.
D. G là người tiết kiệm.
Đáp án:B
Câu 13 : Biểu hiện của sống và làm việc khoa học là?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Cả A,B,C.
Đáp án:D
Câu 14 : Biểu hiện của người làm việc không khoa học là?
A. Chơi trước học sau.
B. Vừa ăn cơm vừa xem phim và lướt facebook
C. Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài.
D. Cả A,B,C.
Đáp án: D
Câu 15: Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng ?
A. Sống và làm việc có kế hoạch.
B. Siêng năng, cần cù.
C. Tiết kiệm.
D. Cả A,B,C
Đáp án: D
Câu 16: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về chăm sóc, rèn luyện thân thể, sống có kế hoạch?
A. Chỉ cần ăn nhiều là cơ thể sẽ khoẻ mạnh.
B. Muốn có sức khoẻ tốt cần suốt ngày ở nhà để tránh bụi bẩn do môi trường bị ô nhiễm.
C. Thường xuyên luyện tập thế dục - thể thao và kết hợp ăn uống điều độ thì mới có sức khoé tốt.
D. Môn thể thao nào cũng phải tham gia thì mới có sức khoẻ tốt.
Đáp án : C
Câu 17:Theo em , bước đầu tiên trong quá trình dẫn đến thành công là
A. Chuẩn bị tiền
B. Lập kế hoạch
C. Học thật giỏi
D. Suy nghĩ việc làm
Đáp án : B