Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 3 (mới 2023 + 15 câu trắc nghiệm): Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Tải xuống 13 2.5 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới và 15 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới môn Lịch sử lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới Lịch sử lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới :

LỊCH SỬ 8 BÀI 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI 

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới 

I. Cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, đầu tiên trong ngành dệt.

- Những phát minh quan trọng:

Thời gian Phát minh Đặc điểm Người sáng chế
1764 Máy kéo sợi Giên-ni Năng suốt gấp 8 lần con người Giêm Ha-gri-vơ
1769 Máy kéo sợi Chạy bằng sức nước Ác-crai-tơ
1785 Máy dệt Tăng năng suốt lên 40 lần Ét-mơn Các-rai
1784 Máy hơi nước Chạy bằng hơi nước Giêm Oát
Đầu XIX Tàu thủy và xe lửa Chạy bằng hơi nước  

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới hay, chi tiết

( Máy kéo sợ Gien-ni, nguồn: Internet)

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới hay, chi tiết

( Xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước, nguồn: Internet) 

⇒ Như vậy, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây được coi là kết quả của cách mạng công nghiệp.

- Ý nghĩa:

+ Đưa sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.

+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

• Pháp:

- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XIX, phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước.

- Kinh tế đứng thứ hai thế giới, ngành công nghiệp vô cùng phát triển.

• Đức:

- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1840, sau đó nhanh chóng phát triển nhờ tiếp nhận thành tựu của khoa học – kỹ thuật mới. Trong đó, công nghiệp hóa chất và luyệ kim là những ngành chủ đạo của nền kinh tế.

- Nông nghiệp từ lạc hậu trở thành nền nông nghiệp hiện đại và phát triển khi sử dụng máy móc và phân bón hóa học.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Nhiều khu công nghiệp, thành phố mới ra đời, số dân thành thị tăng lên.

- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội là: tư sản và vô sản.

II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

1. Cuộc cách mạng thế kỉ XIX

- Ở Mỹ La Tinh, các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đầu Nha đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của một loạt các quốc gia tư sản mới.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới hay, chi tiết

( Lược đồ khu vực Mỹ La Tinh đầu thế kỉ XIX, nguồn: Internet)

- Ở châu Âu:

+ 1848-1849 cách mạng ngày càng bùng nổ, làm rung chuyển chế độ phong kiến vững mạnh ở các nước Đức, I-ta-li-a, Áo – Hung.

+ 1859-1870, ở I-ta-li-a đã diễn ra quá trình đấu tranh thống nhất đất nước. Trong đó, quần chúng nhân dân đã giữ vai trò quan trọng trong các cuộc chiến.

+ 1864-1871, ở Đức diễn ra quá trình đấu tranh thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của quí tộc Phổ, đứng đầu là Bi X-mác.

+ 2/1861, Nga hoàng thực hiện cải cách nông nô, mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chế độ chủ nghĩa tư bản.

2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.

- Trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh, Pháp phát triển nhanh chóng làm tăng nhu cầu tranh giành thị trường, đẩy mạnh việc phâm lược các nước châu Á và Châu Phi. Đặc biệt là các nước có nguồn tài nguyên phong phú và kinh tế lạc hậu kém phát triển.

- Cuối thế kỉ XVIII, Ạnh hoàn thành việc xâm lược Ấn Độ; Pháp, Đức, Mỹ.... xâu xé Trung Quốc; Hà Lan chiếm In-đô-nê-xi-a, Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia; Anh và Pháp tranh chấp Thái Lan; Tây Ban Nha chiếm Phi-lip-pin; Anh chiếm Miến Điện, Mã Lai.

+ Ở châu Phi: Anh có thuộc địa kếp ở Nam Phi, Pháp chiếm An-giê-ri.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới hay, chi tiết

( Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX, nguồn: Internet)

Phần 2: 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới 

Câu 1: Sự phát triển của máy móc và đường sắt đã kéo theo sự lớn mạnh của ngành sản xuất nào?  

A. Sản xuất gang, thép, than đá

B. Sản xuất dầu mỏ

C. Dệt vải

D. Thuộc da

Lời giải

Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng như luyện kim (gang, thép), khai thác than đá…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?  

A. máy kéo sợi bằng sức nước.

B. máy dệt chạy bằng sức nước.

C. máy hơi nước.

D. máy kéo sợi Gien-ni.

Lời giải

Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Phát minh này đã giúp cho các nhà máy trước hết là các nhà máy dệt của Anh có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện mà không cần phải đặt gần những khúc sông chảy xiết và ngừng hoạt động vào mùa đông.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Vì sao đầu thế kỉ XIX máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh?  

A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, khách hàng tăng nhanh.

B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh.

C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.

D. Do Anh công nghiệp hóa việc sản xuất.

Lời giải

Ở Anh, do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và khách hàng tăng nhanh nên đến đầu thế kỉ XIX, máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Tác động quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX đến sự phát triển của Anh là  

A. Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội

B. Giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản

D. Đưa Anh trở thành công xưởng của thế giới

Lời giải

Cách mạng công nghiệp đã giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, biến nước Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển - công xưởng của thế giới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là

A. Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn

B. Chế độ phong kiến châu Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng

C. Châu Á đông dân và giàu tài nguyên thiên nhiên

D. Châu Á có vị trí địa – chính trị quan trọng

Lời giải

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đặt ra  nhu cầu xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và tăng cường nguồn nhân công rẻ mạt cũng như khai thác những tài nguyên quan trọng phục vụ cho sự phát triển của các nước này. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là  

A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp

Lời giải

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy mócSức lạo động của con người dần được thay thế bằng sức lao động của máy móc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước nào?  

A. Mĩ.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Đức.

Lời giải

Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Lĩnh vực đầu tiên ứng dụng máy móc vào sản xuất ở Anh là  

A. đóng tàu

B. ngành dệt

C. thuộc da

D. khai mỏ

Lời giải

Lúc đầu, máy móc ở Anh mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

A. Sự mất cân đối giữa khâu dệt vải và kéo sợi

B. Nguồn bông không đủ để sản xuất

C. Máy móc dệt vải đã lỗi thời

D. Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt

Lời giải

Trong khi hàng dệt của Anh bán chạy khắp châu Âu thì giữa khâu kéo sợi và dệt vải có sự mất cân đối- cứ 10 người kéo sợi mới đủ cho một thợ dệt. Do đó cần phải chế tạo ra các máy móc để khắc phục tình trạng “đói sợi”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hãy ghép nội dung hai cột với nhau cho phù hợp

A. 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

D. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Lời giải

- Máy kéo sợi Gienni do Giêm Hagrivơ phát minh

- Máy dệt chạy bằng hơi nước do Étmơn Cácrai phát minh

- Máy hơi nước do Giêm Oát phát minh

- Đầu máy xe lửa do Xtiphenxơn phát minh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?  

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.

B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.

C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp.

D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.

Lời giải

Cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Đâu không phải là lý do khiến cách mạng công nghiêp Anh lại bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?  

A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh

B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh

C. Thị trường tiêu thụ rộng

D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng

Lời giải

Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt, len dạ) vì đây là ngành truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến Việt Nam? 

A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển

B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa

C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam

Lời giải

Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn. Từ đó thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh quá

trình xâm chiếm thuộc địa trên khắp thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công đông, giá rẻ, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng => Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến Việt Nam?  

A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển

B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa

C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam

Lời giải

Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn. Từ đó thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm chiếm thuộc địa trên khắp thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công đông, giá rẻ, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng => Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống