Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 25 (mới 2023 + 18 câu trắc nghiệm): Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Tải xuống 14 3.9 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)  đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 14 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)  và 18 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)  môn Lịch sử lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)  Lịch sử lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) :

LỊCH SỬ 9 BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) 

1.1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lươc bùng nổ (19/12/1946)

a. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ

   -Thực dân Pháp tìm cách phá hoại Hiệp đinh sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946 để tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam lần nữa.

   - Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946 thực dân Pháp liên tục gây ra những cuộc xung đột vũ trang.

   - Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ buộc ta phải giao quyền kiểm soát cho chúng.

   - Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp 2 ngày 18 và 19/12 tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát dộng toàn quốc kháng chiến.

   - Ngày 19/12/1946, Chủ tichhj Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

   - Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch HCM, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên chống Pháp. Đêm 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu.

b. Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta

   - Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược được thể hiện qua 3 văn bản:

      + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

      + Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

      + Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Trinh.

   -Nôi dung: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự ực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

1.2. Cuộc chiến đấu ở các dô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

   - Mở đầu kháng chiến toàn quốc là cuộc chiến đấu của nhân dân ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc tao thế trận chiến đấu lâu dài.

   - Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Đến ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.

   - Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…quần chúng chủ ddoonhj tiến công, giam địch cuối cùng chủ động rút khỏi thành phố ra căn cứ an toàn. Riêng tại Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu buộc địch phải đầu hàng.

   - Phối hợp với nhân dân phía Bắc còn có nhân dân ở các tỉnh phía Nam.

1.3. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

   - Cuối tháng 10/1946, sau chuyến thăm của Chủ tịch HCM tại Pháp và cuộc xung đột ở Hải Phòng, Lạng Sơn, công việc chuẩn bị cho kháng chiến được đẩy mạnh nhằm đưa máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.

   - Đồng thời ta thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”, vận động nhân dân tản cư.

→ Cả nước nhanh chóng chuyển sang thời chiến, bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.

   - Về chính tri: Chính phủ chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.

   - Về quân sự: mọi người dân từ 18 đến 45 đều tham gia dân quân, sau đó là đội du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực. Vũ khí vừa chế tạo vừa lấy của địch.

   - Về kinh tế: Chính phủ ban hành các chính sách duy trì và phát triển sản xuất, thành lập “Nha tiếp tế”.

   - Về giáo dục: Phong trào Bình dân học vu tiếp tục được đẩy mạnh.

1.4. Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947

a. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

*Âm mưu của Pháp

   - Đầu năm 1947, Pháp đã chiếm đóng ở các đô thị phía Bắc, nhưng vấp phải cuộc chiến tranh du kích từ ta.

   - Trước tình hình đó, Pháp quyết tâm dồn toàn bộ lực lượng tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não, kết thúc chiến tranh.

→ Pháp vẫn thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh.

   -Tháng 3/1947, chính phủ Pháp cử Bô-la-éc làm Cao ủy Đông Dương, lập ra “Mặt trận quốc gia thống nhất” tiến tới thành lập Chính phủ bù nhìn trung ương.

   - Pháp huy động 120000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại tấn công vào Việt Bắc, khóa biên giới Việt-Trung, ngăn cản cách mạng Việt Nam với thế giới.

   - Pháp tấn công lên Việt Bắc theo 3 đường:

      + Ngày 7/10/1947, một binh đoàn của Pháp nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.

      + Cùng ngày 1 binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng rồi xuống Bắc Cạn. Căn cứ bị bao vây từ phái Đông và phía Bắc.

      + Ngày 9/10/1947, 1 binh đoàn lính bộ và lính thủy đánh ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, bao vay phái Tây căn cứ.

b. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc

   -Ngay từ khi Pháp thực hiện cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc, Đảng đã ra chỉ thị phải quyết tâm làm thất bại âm mưu của địch.

   - Đối với cánh quân dù tại Bắc Cạn, ta thực hiện bao vây, tấn công và cô lập.

   - Đối với cánh quân bộ từ Lạng Sơn ta phục kích trên dường số 4, điểm trọng yếu là đèo Bông Lau.

   - Đối với cánh quân thủy, ta phục kích và chặn đánh ở 2 vị trí Đoan Hùng và Khe Lau.

   - Phối hợp với quân chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (hay, chi tiết)

Lược đồ chiến dịch việt Bắc thu- đông 1947

→ Kết quả: Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu ta đã làm thất bại âm mưu của Pháp, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não, biến Việt Bắc thành mô chon giặc Pháp.

1.5. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

   - Sau thất bại Việt Bắc, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện của ta.

   - Về phía ta thực hiện phương châm “ đánh lâu dài”, tăng cường hiệu lực của chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

   - Về quân sự, ta động viên nhân dân thực hiện cũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

   - Về chính trị và ngoại giao:

      + Tiến hành bầu cử tại Nam Bộ.

      + Tháng 6/1949, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất.

      + Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Bước đầu đã có Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác đặt quan hệ ngoại giao với ta.

   -Về kinh tế: phá hoại kinh tế địch, đẩy mạnh xây dựng và bảo veeh nền kinh tế dân chủ nhân dân.

   - Về văn hóa, giáo dục: Tháng 7/1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho kháng chiến dân chủ nhân dân.

Phần 2: 18 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) 

Câu 1 Binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhận nhiệm vụ đổ bộ bất ngờ, đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới cuối năm 1947?  

A. Binh đoàn bộ binh

B. Binh đoàn thủy quân lục chiến

C. Binh đoàn dù

D. Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến

Lời giải

Sáng sớm ngày 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì?

A. “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.

C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.

D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Lời giải

Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là

A. Trung Quốc

B. Liên Xô

C. Cộng hòa Dân chủ Đức

D. Tiệp Khắc

Lời giải

Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (18-1-1950)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4 “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

A. Kháng chiến toàn dân

B. Kháng chiến toàn diện

C. Kháng chiến trường kì

D. Kháng chiến lâu dài

Lời giải

Đoạn văn trên phản ánh đường lối kháng chiến toàn dân của Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp: huy động toàn dân tham gia cuộc kháng chiến không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc…để tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5 Văn kiện lịch sử nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?  

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Lời giải

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trong về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Đâu không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Giam chân địch trong thành phố

B. Tạo điều kiện di chuyển cơ quan đầu não, cơ sở vật chất về chiến khu an toàn

C. Hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến

D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

Lời giải

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra nhằm giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?  

A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định

B. Chuẩn bị rút quân về nước

C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam

D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang

Lời giải

Mặc dù đã kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhưng thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang ở nhiều nơi như Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Bộ…để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8 Ngày 19-12-1946, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

A. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị kháng chiến- kiến quốc

C. Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".

D. Chính phủ Việt Nam thương lượng với chính phủ Pháp về vấn đề đình chiến ở Việt Nam

Lời giải

Trước hành động bội ước, xâm lược của thực dân Pháp, tối ngày 19-12-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9 “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?  

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Lời giải

Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10 Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là  

A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

C. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

Lời giải

Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) mà Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11 Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?  

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông

C. Chiến dịch Biên giới thu- đông

D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Lời giải

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12 Nguyên nhân chính để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân là  

A. Vận dụng kinh nghiệm đánh giặc của cha ông trong lịch sử

B. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”

C. Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù

D. Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945)

Lời giải

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) diễn ra là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) nên phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc tham gia vào cuộc đấu tranh đó

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn diện?  

A. Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp

B. Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến

C. Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài.

D. Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự

Lời giải

Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn, trên tất cả các lĩnh vực của thực dân Pháp; để giúp cuộc kháng chiến toàn dân có nội dung. Trong kháng chiến toàn diện, đấu tranh trên mặt trận quân sự là quan trọng nhất vì nó giúp tiêu hao sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. Tuy nhiên những thắng lợi trên mặt trận quân sự đó đều bắt nguồn từ thắng lợi trên mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa - ngoại giao…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14 Cơ sở chính để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là

A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp

B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp

C. Để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng

D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến

Lời giải

Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15 Tại sao Pháp lại chọn đô thị làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946? 

A. Do lực lượng của Pháp chủ yếu chiếm đóng ở đấy

B. Do lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng

C. Do đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam

D. Do đô thị là nơi thực dân Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”

Lời giải

Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. Do đó tấn công vào các đô thị có thể thực hiện được âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của đối phương, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây là lí do Pháp chọn đô thị làm điểm mở đầu cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16 Thực dân Pháp đã sử dụng chiến thuật gì trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947?  

A. Khóa then cửa

B. Bao vây, triệt đường tiếp tế của Việt Nam

C. Tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc

D. Tấn công bất ngờ bằng quân dù

Lời giải

Chiến thuật mà thực dân Pháp sử dụng trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 là tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc:

- Gọng kìm thứ nhất là sự phối hợp giữa binh đoàn dù và binh đoàn bộ binh, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc.

- Gọng kìm thứ hai là binh đoàn hỗn hợp bao vây Việt Bắc ở phía Tây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17 Loại quả nào đã được quân dân ta sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?  

A. Bưởi

B. Dừa

C. Cam

D. Chanh

Lời giải

Để dụ địch vào trận địa mai phục trên sông Lô, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân ở Đoan Hùng đã sử dụng những quả bưởi sơn đen giả làm thủy lôi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18 Cuộc chiến đấu giam chân quân Pháp tại Hà Nội trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến diễn ra trong bao nhiêu ngày?

A. 2 tuần

B. 55 ngày

C. 60 ngày

D. một tháng

Lời giải

Tại Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt giữa ta và địch tại sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên,… các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu, Hàng Bông,… Cuộc chiến đấu diễn ra trong vòng 60 ngày từ ngày 19-12-1946 đến ngày 17-2-1947.

Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống