Những ngôi sao xa xôi - Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 9

Tải xuống 8 26.5 K 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu tác giả tác phẩm Những ngôi sao xa xôi hay nhất, gồm 8 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn lớp 9:

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Bài giảng: Những ngôi sao xa xôi

(Lê Minh Khuê)

A. Nội dung tác phẩm

“Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện về tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt, gồm ba nữ thanh niên xung phong là Nho, Thao và Phương Định (người kể chuyện). Tổ đội trinh sát này có nhiệm vụ quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đồng thời đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bỏ chúng, đảm bảo cho xe bộ đội có thể thuận lợi di chuyển. Qua câu chuyện ấy, tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sự dũng cảm của ba cô gái thanh niên xung phong, tiêu biểu cho vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Tác giả tác phẩm Những ngôi sao xa xôi – Ngữ văn lớp 9 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Lê Minh Khuê - sinh 1949.

- Quê: Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

- Trong kháng chiến chống Mĩ, ra nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn từ 1970.

- Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trong chiến tranh viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ Trường Sơn. Sau 1975 viết về đời sống, xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- “Những ngôi sao xa xôi” viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra gay go ác liệt.

b, Ngôi kể

- Ngôi kể thứ nhất – Phương Định. Trần thuật qua điểm nhìn của nhân vật chính – Phương Định.

+ Chọn điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc sống chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – đây là cái nhìn của người trong cuộc, tạo nên sự tin cậy ở người đọc về sự xác thực của nó.

+ Thể hiện đời sống nội âm với nhiều cảm xúc, hồi tưởng của nhân vật, làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong. Từ ngôi kể này, mạch truyện được triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể chuyện, luôn đan xen hiện tại với quá khứ.

c, Bố cục

Truyện chia làm 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến “điện thoại trong hang): Hoàn cảnh sống, chiến đấu.

- Phần 2 (tiếp theo đến “tự bịa ra nữa”): Một lần phá bom – Nho bị thương, cả tổ chăm sóc Nho.

- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của Phương Định sau cơn mưa đá.

d, Ý nghĩa nhan đề

- Hình ảnh những ngôi sao xa xôi xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, trở đi trở lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là ngôi sao trên trên mũ những người chiến sĩ, là ngôi sao trên bầu trời thành phố quê hương, là những ngôi sao của hoài niệm, khát khao, hi vọng.

- Những ngôi sao xa xôi là hình ảnh ẩn dụ về những cô gái thanh niên xung phong nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi. Đó là biểu tượng về phẩm chất cách mạng anh dũng, kiên cường, gan dạ; tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc quan, đầy mơ mộng và trẻ trung của họ. Ánh sáng ấy lặng lẽ, khiêm nhường nhưng vô cùng đẹp đẽ, có sức mê hoặc lòng người.

=> Đây là nhan đề lãng mạn, mang nét đặc trưng của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

e, Giá trị nội dung

- Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm, giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.

g, Giá trị nghệ thuật

- Truyện ngắn có cách kể chuyện tự nhiên: ngôi kể thứ nhất - Phương Định kể chuyện làm tăng tính chân thực, ngôn ngữ truyện sinh động, trẻ trung, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong

* Hoàn cảnh sống:

- Ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, là nơi tập trung nhất của bom đạn “đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn…”

- Tưởng như sự sống bị hủy diệt: hai bên đường không có lá xanh, thân cây bị tước khô cháy. Có bao nhiêu thương tích vì bom giặc: những rễ cây nằm lăn lóc… thùng xăng… thành ô tô bị méo mó, han rỉ nằm trong đất.

* Công việc: 

- Quan sát địch ném bom.

- Đo khối lượng đất đá cần san lấp.

- Đánh dấu những quả bom chưa nổ và khi cần thì phá bom.

=> Hoàn cảnh sống và công việc vô cùng gian khổ, nguy hiểm, đòi hỏi sự dũng cảm.

2. Những nét chung và riêng về 3 cô gái: Nho, Thao, Phương Định

a, Những nét chung

*Phẩm chất cao đẹp:

- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc.

+ Với nhiệm vụ phá bom – cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng để mạch giao thông luôn thông suốt, các cô luôn sẵn sàng ra trận địa.

+ Có nhiều lúc họ cũng nghĩ đến cái chết nhưng chỉ thoáng qua và mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ làm thế nào để những quả bom kia phải nổ → Họ đã đặt nhiệm vụ lên trên tính mạng.

- Dũng cảm, gan dạ

+ Họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ phá bom mà không cần sự trợ giúp của đơn vị.

+ Đối mặt với thần chết mà không hề run sợ.

- Họ có tình đồng đội gắn bó keo sơn.

+ Hỗ trợ nhau trong công việc

+ Họ hiểu được tính tình, sở thích của nhau.

+ Quan tâm chăm sóc nhau rất chu đáo. Đặc biệt khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã rất lo lắng, chăm sóc Nho cẩn thận với một niềm xót thương như người thân trong gia đình

* Tâm hồn:

- Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng: Trận mưa đá đột ngột giữa Trường Sơn đã làm sống dậy kỉ niệm ngọt ngào của tuổi ấu thơ…

- Vô cùng nữ tính, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình: thêu thùa, trang điểm dù là nơi chiến trường khói lửa.

- Lạc quan yêu đời: trong hang vẫn vang lên tiếng tiếng hát của ba cô gái. Họ mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân với biết bao nhiêu mơ ước, khát vọng...

→ Chiến tranh không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan của những cô gái trẻ.

=> Họ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

b, Những nét riêng

Nho: 

+ Tính trẻ con, dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng “trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”.

+ Nho lại rất hồn nhiên, mộc mạc và mơ mộng: “đòi ăn kẹo”, khi bị thương nằm trong hang vẫn nhổm dậy xin mấy viên đá mưa.

+ Trong công việc: chiến đấu dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi. Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu” ... Khi bị thương, Nho rất rắn rỏi, bản lĩnh. Cô chấp nhận vết thương như một điều tất yếu, không muốn để mọi người phải lo lắng cho mình.

Thao:

+ Có vẻ từng trải hơn nhưng rất hay làm dáng. 

+ Có những nét tính cách tưởng như mâu thuẫn nhau: chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu và vắt; rất thích chép bài hát nhưng lại chẳng bao giờ hát đúng nhạc và không thuộc trôi chảy bài nào.

 → Ở nhân vật này có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu của một cô gái và cái bản lĩnh, quyết đoán của người chiến sĩ nơi lửa đạn.

Phương Định: 

Tâm hồn trong sáng:

- Hay nhớ về những kỉ niệm → làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh

- Vào chiến trường đã ba năm, quen với những thử thách và nguy hiểm, hàng ngày giáp mặt với cái chết, nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai.

- Quan tâm đến hình thức, tự đánh giá mình là một cô gái khá, hai bím tóc dày, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn…; nhưng không hay biểu lộ tình cảm giữa đám đông.

- Luôn tìm thấy sự thú vị trong công việc đầy nguy hiểm: “Việc nào cũng có cái thú của nó, có ở đâu như thế này không...”

- Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, thuộc rất nhiều bài hát, thích bịa lời cho những điệu nhạc: “Tôi thích dân ca quan họ, mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô” → Một sở thích rất thanh lịch, phản ánh vốn văn hóa, hiểu biết của một cô gái có học vấn. 

- Nhạy cảm, mộng mơ: một cơn mưa đá → sống dậy cả kí ức tuổi thơ với biết bao hình ảnh thân thương của gia đình và thành phố quê hương.

- Thương yêu, quan tâm tới những người đồng đội của mình (cảm phục các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, lo lắng cho đồng đội khi họ đi phá bom, chăm sóc khi Nho bị thương, hiểu tâm trạng lo lắng của chị Thao) 

+ Phẩm chất anh hùng:

- Tinh thần trách nhiệm với công việc: 

+ Nhận nhiệm vụ phá bom đầy nguy hiểm như một nhiệm vụ quen thuộc hằng ngày. 

+ Bị thương nhưng không vào viện vì sợ ảnh hưởng đến công việc

- Dũng cảm, gan dạ: 

+ Kể về công việc nguy hiểm một cách hài hước 

+ Sẵn sàng nhận nhiệm vụ phá bom bất cứ lúc nào

- Lòng tự trọng cao: cô không đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới, bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. 

→ Thế giới nội tâm phong phú trong sáng nhưng không phức tạp. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm thành bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.

=> Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

=> Đó là những cô gái sống thật giản dị, hồn nhiên, yêu đời có tâm hồn trong sáng và là những chiến sĩ phá bom dũng cảm.  Họ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

D. Sơ đồ tư duy

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Sơ đồ tư duy Phân tích Những ngôi sao xa xôi 

Phân tích Những ngôi sao xa xôi hay nhất ( 3 mẫu) (ảnh 3)

Dàn ý chi tiết Phân tích Những ngôi sao xa xôi 

I. Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê: một tác giả thuộc thế hệ nhà văn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

- Giới thiệu về văn bản “Những ngôi sao xa xôi”: khắc họa thành công hình ảnh tiêu biểu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu

- Các cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm – nơi tập chung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt

- Họ uống nước suối đựng trong ca hoặc bị đông, tắm ở suối, dụng cụ giải trí duy nhất là một cây đài bán dẫn nhỏ để nghe nhạc và tin tức

- Công việc đặc biệt nguy hiểm: chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, khi cần thì phải phá bom.

⇒ Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập đòi hỏi sự bình tĩnh, tự tin và dũng cảm.

2. Điểm chung của các cô gái

- Họ có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong:

- Họ có lí tưởng sống cao đẹp: họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh hạnh phúc cá nhân để nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc

- Kiên cường dũng cảm đối mặt với mưa bom bão đạn

+ Nơi các cô làm việc quả là một thử thách, không sợ hy sinh

+ Bị thương nhưng vẫn sẵn sàng bám trụ chia lửa cùng đồng đội

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Khối lượng công việc lớn nhưng các cô thường cố gắng hoàn thành tốt mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ

- Họ còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương

+ Khi Nho bị thương, chị Thao lo cho Nho, Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm cho Nho, chăm sóc Nho như một cô y tá thành thạo

⇒ Chính tình đồng đội ấy giúp các cô động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ

3. Điểm riêng của mỗi người

- Nhân vật Nho

+ Nho là em út, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ nhỏ nhắn, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng Nho như một que kem mát mẻ. Nhưng khi bị thương lại luôn là một cô gái rắn rỏi và bản lĩnh

- Nhân vật Thao

+ Chị Thao là chị cả nhưng lại thích làm duyên: Lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị rất chăm chép bài hát mặc dù không hát trôi chảy bài nào.

+ Trong công việc luôn dũng cảm quyết đoán nhưng lại rất sợ máu và sợ vắt

⇒ Trong cô có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu và cái bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng

- Nhân vật Phương Định

+ Định là một cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng hay sống với kỷ niệm của thiếu nữ ở thành phố nơi cô sống

+ Phương Định còn rất dũng cảm trong một lần phá bom, cô bản lĩnh hơn khi nghĩ rằng có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình

+ Cô không sợ chết mà chỉ sợ đường không thông không hoàn thành nhiệm vụ

⇒ Các cô đều có những nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu, là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên

III. Kết bài:

- Khẳng định lại những thành công về nội dung nghệ thuật:

+ Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế

+ Nội dung: Khẳng định sự kiên cường bất khuất cùng những phẩm chất vô cùng đáng yêu của ba cô gái nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ nói chung.

Top 16 bài Phân tích Những ngôi sao xa xôi hay nhất (ảnh 3)

 

Bài văn mẫu Phân tích Những ngôi sao xa xôi – mẫu 1

Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt vào những năm 70, nội dung viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Một số truyện ngắn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc.

Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa qua. Cốt truyện đơn giản, mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm trạng của người kể, kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Có thể tóm tắt như sau: Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên.

Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Ở phần cuối, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương đã được đồng đội lo lắng và săn sóc. Cơn mưa đá ở cao điểm khiến cho Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà Nội: Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa... Để cho nhân vật chính là Phương Định đứng ra kể chuyện, điều đó phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả vừa miêu tả, vừa thể hiện đời sống tâm hồn của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh nên có những chi tiết, hình ảnh về bom đạn, chiến đấu, hi sinh… nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người. Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ trên tuyến đường Trường Sơn.

Video bài văn mẫu Phân tích Những ngôi sao xa xôi 

Công việc của họ rất nguy hiểm vì giữa ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay địch. Nguy hiểm khôn lường nhưng các cô tự hào về công việc của mình và cái tên gọi mà đơn vị đặt cho là: tổ trinh sát mặt đường. Gắn với cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng ấy là công việc chẳng nhẹ nhàng, đơn giản chút nào. Định hồn nhiên kể: Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đấy chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen". Sau mỗi trận bom, các cô phải lao ngay ra trọng điểm, đo đạc và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh từng trái bom để phá. Đó là một công việc mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh. Nhưng với ba cô gái thì những công việc khủng khiếp ấy đã trở thành bình thường: Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.

Đối lập với cảnh tàn khốc do bom đạn giặc gây ra là sự bình tĩnh đến lạ lùng của các cô gái. Cảnh các cô sống trong hang sao mà lạc quan, thơ mộng đến thế: Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân run lên đột ngột - Rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn.

Bài văn mẫu Phân tích Những ngôi sao xa xôi – mẫu 2

Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiến dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước.

Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trần văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ. Câu chuyện kể về ba cô gái, ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định, sống trên một cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn, nơi mà “màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Công việc của họ là “ngôi đây”, ”khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hồ bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.

Trong lúc đơn vị thường làm việc khi mặt trời lặn, thì tổ trinh sát lại làm việc ban ngày, khi thần chết luôn “lẩn trong ruột những quả bom”, khi mà lính Mỹ thả bom nhiều nhất và cái chết luôn theo sát ba cô gái ấy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén quyết đoán và sự nhanh nhẹn. Trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy sáng ngời lên là những phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật, và đặc biệt là Phương Định, nhân vật chính của truyện. Phương Định là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”, chỉ vừa mới bước ra khỏi cuộc đời hồn nhiên vô tư lự của mình. Cô có vẻ bề ngoài đáng yêu trẻ trung và xinh xắn, “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mặt thì có “cái nhìn sao mà xa xăm”. Những nét đẹp của cô đã được những anh lái xe để ý đến, bằng chứng là những bức thư dài gửi đường dây mặc dù có thể chào nhau hằng ngày, nhưng Phương Định cũng không săn sóc vồn vã, cô gái vẫn hay đứng ra xa, khoanh tay trước mặt và nhìn đi nơi khác mỗi khi một đám con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy. Một hành động đó thôi đã làm Phương Định trở nên thật kiêu kỳ, cái điệu của cô thật đáng yêu và cũng thật phù hợp với một người con gái như vậy. Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ, ngẩn ngẩn đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, "ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh””.

Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình. Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến.

 

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống