Ra-Ma buộc tội - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10

Tải xuống 5 3.8 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu tác giả tác phẩm Ra-Ma buộc tội hay nhất, gồm 5 trang gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Ra-Ma buộc tội Ngữ văn lớp 10.

Mời quý bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Ra-Ma buộc tội Ngữ văn lớp 10:

Ra-Ma buộc tội

Bài giảng: Ra-Ma buộc tội

A. Nội dung tác phẩm

Tác giả tác phẩm Ra-Ma buộc tội – Ngữ văn lớp 10 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại

a. Khái niệm: Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

b. Đặc trưng

- Nội dung: Sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.

- Nghệ thuật: Sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.

c. Phân loại sử thi

- Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần… kể về sự hình thành của thế giới, sự hình thành của muôn loài, sự hình thành các dân tộc…

- Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi… kể về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng.

*Một số đặc điểm chung về sử thi Ấn Độ

- Sử thi Ấn Độ ra đời sớm (khoảng 800 năm TCN) là bức tranh rộng lớn, phản ánh hiện thực đời sống, tư tưởng của nhân dân Ấn Độ cổ đại.

- Ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của những anh hùng, mẫu người lí tưởng của nhân dân Ấn Độ.

2. Tác phẩm

*Sử thi Ra-ma-ya-na

a. Giới thiệu chung

- Là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới.

Ra-ma-ya-na hình thành vào khoảng thế kỉ IV – III TCN, được bổ sung, trau chuốt bởi nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki.

- Người Ấn Độ xem Ra-ma-ya-na như Kinh Thánh và tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi.”

- Tác phẩm gồm 24000 câu thơ đôi (một câu thơ đôi gồm hai dòng thơ).

b. Tóm tắt nội dung

Ra-ma-ya-na là câu chuyện về những kì tích của Ra-ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha. Khi Đa-xa-ra-tha muốn truyền ngôi báu cho Ra-ma, thì do lòng đố kị, thứ phi Ka-kê-i nhắc lại một ân huệ cũ, buộc nhà vua đày ải Ra-ma vào rừng 14 năm, trao vương quốc cho con trai bà là Bha-ra-ta. Ra-ma vâng lệnh. Vợ chàng, Xi-ta cùng người em trai thân thiết nhất của chàng, Lắc-ma-na, tình nguyện theo Ra-ma chịu lưu đày. Khi thời hạn lưu đày sắp hết thì xảy ra một tai biến lớn. Quỷ Ra-va-na đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta, cuốn nàng trong vạt áo, bay về đảo Lan-ka. Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn khôn xiết. Trên đường đi tìm Xi-ta, Ra-ma gặp và giúp đỡ vua khỉ Xu-gri-va chống lại người anh trai bất công, giành lại vợ và vương quốc. Do đó, chàng được vua khỉ Xu-gri-va, tướng khỉ Ha-nu-man cùng đoàn quân khỉ giúp sức vượt biển, tấn công đảo Lan-ka. Sau cùng, Ra-ma hạ thủ Ra-va-na trong giao tranh, giải cứu Xi-ta. Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng nghi ngờ Xi-ta không còn trọn vẹn danh tiết sau những ngày tháng trong tay quỷ, Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minh không được, đành bước lên giàn hỏa thiêu. Chứng giám đức hạnh của Xi-ta quay trở về kinh đô, cai quản đất nước, khiến cho muôn dân được sống trong thái bình, thịnh trị.

*Đoạn trích Ra-ma buộc tội

a. Vị trí đoạn trích

- Nằm ở khúc ca thứ 6, chương 79 trong Ra-ma-ya-na.

- Đoạn trích kể lại những chi tiết sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu Xi-ta, nhưng vì danh dự và lòng ghen tuông, Ra-ma đã nghi ngờ sự trong sạch của Xi-ta và tuyên bố  ruồng bỏ nàng. Xi-ta đã bảo vệ danh dự bằng cách nhảy vào giàn lửa thiêu (theo cách tự thanh minh của người Ấn Độ cổ).

b. Thể loại: Sử thi anh hùng.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự.

d. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến …Ra-va-na đâu có chịu được lâu): Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma.

- Phần 2 (Còn lại): Tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng của Xi-ta.

e. Giá trị nội dung: Đoạn trích Ra-ma buộc tội đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lí tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung.

d. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, triết lí và hành động.

- Sử dụng hình ảnh, điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính, giàu yếu tố sử thi.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật Ra-ma

- Tiêu diệt Ra-va-na vì uy tín và danh dự của dòng họ g giải quyết xung đột có tính cộng đồng.

- Với tư cách là vua, người anh hùng không chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.

- Với tư cách là chồng, Ra-ma ghen tuông, ngờ vực đức hạnh của Xi-ta.

- Qua ngôn ngữ, giọng điệu:

+ Lời lẽ trịnh trọng oai nghiêm của bậc quân vương: “ta” – “phu nhân cao quý”.

+ Lời lẽ lạnh lùng, phũ phàng, thậm chí sỉ nhục Xi ta trước mặt mọi người “phải biết chắc…nghi ngờ đức hạnh của nàng”.

- Qua thái độ:

+ Xem thường, xúc phạm đến phẩm hạnh của Xi-ta.

+ Xua đuổi Xita.

- Trước hành động cao cả của Xi-ta (bước lên giàn hoả thiêu):

+ Rama kiên quyết không nói một lới, ngồi câm lặng “đầu dán xuống đất”.

+ Rama tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”.

⇒ Tâm trạng Ra-ma là sự đan xen giữa tình yêu và lòng ghen, giữa tình cảm đời thường và phong thái cao quý của bậc quân vương. Do đó nó diễn ra phức tạp, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái.

2. Nhân vật Xi-ta

- Xi-ta ngạc nhiên đến sững sờ trước sự tức giận, lời lẽ buộc tội của chồng.

- Trái tim tan nát, nghẹn ngào nức nở mà thanh minh tấm lòng chung thuỷ của mình bằng những lời lẽ đầy sức mạnh, thấu tình, đạt lí.

+ Xi-ta phê phán, trách móc Ra-ma đã quá xem nàng là phụ nữ tầm thường, không hiểu nàng.

+ Xi-ta phân biệt giữa số mệnh quyền lực của kẻ khác – quỷ Ra-va-na bắt cóc nàng và vòng kiểm soát của nàng-trái tim nàng luôn thuộc về Ra-ma.

- Xi-ta chọn hành động quyết liệt: lên giàn hỏa thiêu.

- Xi-ta cầu khẩn thần A-nhi chứng giám, lựa chọn cái chết để chứng minh phẩm hạnh.

⇒ Phẩm chất cao quý của Xi-ta: người phụ nữ thủy chung, kiên trinh và bất khuất, dám bước qua mạng sống của mình, chấp nhận thử thách để chứng minh phẩm hạnh.

D. Sơ đồ tư duy

Ra-ma buộc tội

Xem thêm
Ra-Ma buộc tội - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Ra-Ma buộc tội - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Ra-Ma buộc tội - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Ra-Ma buộc tội - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Ra-Ma buộc tội - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống