Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững

Tải xuống 7 2.2 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 42 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 10

BÀI 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Câu 1: Đâu là những vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển bị trói buộc, cần phải tháo gỡ để có thể thoát nghèo:

A. Dịch bệnh – đói nghèo – ô nhiễm môi trường.

B. Sự chậm phát triển – ô nhiễm môi trường - bùng nổ dân số.

C. Chiến tranh và xung đột – dịch bệnh – ô nhiễm môi trường.

D. Sự chậm phát triển –chiến tranh và xung đột- bùng nổ dân số.

Lời giải:

Các vấn đề ở nhóm nước đang phát triển hiện nay là

- Chiếm ½ diện tích các lục địa và tới ¾ dân số thế giới (bùng nổ dân số), môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.

- Các công ti xuyên quốc gia lợi dụng những khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên. Nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp.

=> Sự chậm phát triển - hủy hoại môi trường - sự bùng nổ dân số là những vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển bị trói buộc, cần phải tháo gỡ để thoát nghèo

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu khiến tài nguyên rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng và hiện tượng hoang hoá ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển là:

A. Con người đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi, lấy lâm sản xuất khẩu…

B. Hoạt động phát triển du lịch sinh thái.

C. Các thiên tai mưa lũ, sạt lở đất.

D .Hoạt động khoanh nuôi, trồng mới rừng.

 Lời giải:

Tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển rất phong phú, nhiều gỗ quý. Tuy nhiên việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,... dẫn tới rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Phát triển bền vững là:

A. Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển kinh tế.

B. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.

C. Hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp tiến bộ kĩ thuật tác động lên tài nguyên thiên nhiên trong quá trình khai thác.

D. Khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu cao nhất cho sự phát triển của xã hội hôm nay.

 Lời giải:

Sự phát triển bền vững là sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đâu không phải là hướng giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay:

A. Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.

B. Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.

C. Phải thực hiện các công tác quốc tế về môi trường, luật môi trường.

D. Hạn chế việc sử dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào khai thác tài nguyên, kiểm soát môi trường.

 Lời giải:

Hướng giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay là:
- Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.

- Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.

- Phải thực hiện các công tác quốc tế về môi trường, luật môi trường.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp tài nguyên.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

- Nhận xét: Hạn chế việc sử dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào khai thác tài nguyên, kiểm soát môi trường là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?

A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.

C. Thiên tai lũ lụt, động đất, sóng thần.

D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.

 Lời giải:

- Các nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, hoạt động sản xuất sử dụng những công nghệ lạc hậu vì vậy trong quá trình sản xuất các chất thải không được xử lí hoàn toàn -> xả thải ra môi trường.

- Hoạt động nông nghiệp là chủ đạo với trình độ thấp -> gây hủy hoải tài nguyên môi trường tự nhiên (chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, thuốc trừ sâu…)

- Vấn đề dân số, nghèo đói cũng là những vòng luẩn quẩn gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển (nghèo đói, dân đông -> đô thị hóa tự phát -> sức ép môi trường, kinh tế xã hội…)

=> Như vậy đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển.

Thiên tai lũ lụt, động đất, sóng thần là thiên tai bất thường xảy ra ở một số nước, gây phá hủy nhà cửa công trình nhân tạo…->  đây không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Giữa các nước phát triển và đang phát triển, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có sự khác biệt đó là:

A. Một bên ô nhiễm do dư thừa, một bên ô nhiễm do nghèo đói.

B. Một bên có liên quan đến hoạt động công nghiệp, một bên có liên quan đến cả hoạt động nông nghiệp.

C. Một bên ở mức độ trầm trọng còn một bên rất hạn chế.

D. Một bên do khai thác quá mức còn một bên do thải ra quá nhiều.

 Lời giải:

- Các nước phát triển có hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp: Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh đã làm tăng lượng khí phát thải ra môi trường, gây nên các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô dôn, ô nhiễm không khí; ngoài ra nước thải công nghiệp có chứa hàm lượng chất hóa học không cho phép cũng gây ô nhiễm nước và đất. Các quốc gia xả thải lượng khí nhà kính lớn nhất là Hoa Kì, EU, Nhật Bản.

- Các nước đang phát triển, bên cạnh các nhà máy công nghiệp có công nghệ lạc hậu xả thải lượng khí độc vào môi trường thì hoạt động sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cụ thể:

+ Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,... dẫn tới rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.

+ Nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp làm gia tăng việc đốt rừng làm rẫy; việc phát quang rừng làm đồng cỏ, chăn thả gia súc quá mức thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các vùng nhiệt đới khô hạn.

=> Như vậy, điểm khác nhau về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở 2 nhóm nước là: ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển có liên quan đến hoạt động công nghiệp, ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển có liên quan đến cả hoạt động nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

B. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ.

C. Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao.

D. Môi trường sống an toàn, mở rộng.

 Lời giải:

Mục tiêu của sự phát triển bền vững là sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với hoạt động:

A. Phát triển du lịch.

B. Phát triển nông nghiệp.

C. Phát triển công nghiệp.

D. Phát triển ngoại thương.

 Lời giải:

Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,..)

=> Như vậy, những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với hoạt động phát triển công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là

A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.

C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.

D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.

 Lời giải:

Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,..) Việc tăng lượng khí phát thải chủ yếu đến từ những nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ của nhiều nước đang phát triển ở Tây Á, châu Phi và Mĩ La Tinh là

A. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ.

B. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ.

C. Khoáng sản thô và đã qua chế biến.

D. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi.

 Lời giải:

Các nước đang phát triển thuộc Tây Á, Nam Mĩ, châu Phi có nguồn khoáng sản giàu có (dầu mỏ, vàng, kim cương, quặng kim loại). Khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là

A. Bùng nổ dân số trong nhiều năm.

B. Chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Chiến tranh và xung đột triền miên.

D. Nhiều công ti xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước, đang phát triển.

 Lời giải:

- Nhóm nguyên nhân nội vùng, xảy ra bên trong do bản thân các quốc gia đang phát triển gây nên là bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội của chính quốc gia đó, các cuộc chiến tranh xung đột, nội chiến triền miên.

- Bên cạnh những nguyên nhân nội tại do bản thân các quốc gia tạo nên, vấn đề ô nhiễm môi trường ở các quốc gia này càng phức tạp hơn do có sự can thiệp của các công ty xuyên quốc gia. Các công ti xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

Ví dụ: Các xí nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Giải pháp nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường?

A. Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh

B. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường.

C. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường.

D. Nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến.

 Lời giải:

Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. -> việc giải quyết vấn đề này cần sự chung tay của tất cả mọi công dân, đất nước sinh sống trên Trái Đất. Vì vậy biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là đề ra các công ước quốc tế về môi trường để yêu cầu mọi quốc gia, công dân phải có ý thức trách nhiệm hàng động theo -> có như vậy mới giải quyết triệt để được vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới hiện nay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở nước ta?

A. Đẩy mạnh hoạt động trồng rừng.

B. Đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ, củi, mở rộng diện tích canh tác.

C. Phát triển du lịch sinh thái.

D. Phát triển công nghiệp và đô thị.

 Lời giải:

Ở nước ta, nông nghiệp còn lạc hậu -> vùng miền núi là địa bàn sinh sống của dân tộc thiểu số, hoạt động kinh tế chủ yếu là đốt rừng làm nương rẫy (du canh du cư), chặt phá rừng bữa bãi đê lấy củi gỗ, mở rộng diện tích canh tác…

=> Những hoạt động này làm thu hẹp diện tích rừng, tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, từ đó làm tăng diện tích đất hoang hóa, đồi núi trọc ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 42 có đáp án: Môi trường và sự phát triển bền vững (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống