Giáo án Địa lí 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên mới nhất

Tải xuống 5 1.6 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên mới nhấ theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:    

CHƯƠNG X: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
                      BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

 

I.Mục tiêu:

1.Về kiến thức:

-Hiểu và trình bày được các khái niệm:môi trường,tài nguyên thiên nhiên.

-Tích hợp GDMT-TKNL:Khái niệm môi trường,các loại môi trường,mối quan hệ giữa môi trường và đời sống con người;Tài nguyên và phân loại tài nguyên

2.Về kĩ năng:

-Phân tích được số liệu,tranh ảnh về các vấn đề môi trường.

-Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương.

-Tích hợp GDMT-NLTK:Phân tích mối quan hệ giữa con người với môi trường và TNTN,khai thác hợp lí TNTN phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người

3.Về thái độ:Có ý thức bảo vệ tài nguyên,môi trường tốt hơn

  1. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực liên hệ thực tế địa phương; sử dụng hình ảnh…

 

  1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên: Bài soạn,SGK,SGV,chuẩn kiến thức kĩ năng,hình ảnh (nếu có),....

2.Học sinh: SGK, vở ghi,...

III.Hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp/

Kiểm tra bài cũ:Phần câu hỏi bài tập trang 158 SGK(2p)

A.Hoạt động khởi động (5p)

  1. Mục tiêu:

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về MT

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS hiểu sơ bộ về MT và TNTN thông qua 1 số hình ảnh

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới

  1. Phương pháp-kĩ thuật
  2. Phương tiện:
  3. 4. Tổ chức hoạt động:
  4. Hình thành kiến thức.

                             Hoạt động 1: Môi trường

 

  1. Mục tiêu
  • Hiểu và trình bày được khái niệm MT xung quanh , MT sống.
  • So sánh MTTN và MTNT
  1. Phương pháp-kĩ thuật:

- Phương pháp phát ván

- Hình thức cá nhân

  1. Phương tịên : máy chiếu và hình ảnh về MT và các loại TNTN
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

 

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Tìm hiểu môi trường(HS làm việc cá nhân:12 phút)

Bước 1:GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát thực tế , nêu các khái niệm về :

*Môi trường xung quanh là gì? Cho VD

*Môi trường sống là gì? Cho VD

*Môi trường tự nhiên là gì?

*Môi trường xã hội là gì?

*Môi trường nhân tạo là gì?Cho VD

* Bước 2  Hs thực hiện nhiệm vụ

*Bước 3 : HS trả loi và nhân xét

*Bước 4:GV chuẩn kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.Môi trường

-Môi trường xung quanh (môi trường địa lí) là không gian bao quanh Trái Đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

-Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.

-Môi trường sống của con người gồm:
+Môi trường tự nhiên: Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người,có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng,phát triển và tồn tại của con người

+Môi trường xã hội:Bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất,trong phân phối,trong giao tiếp.
+Môi trường nhân tạo:Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.

 

 

 

Hoạt động 2. Chức năng của môi trường

  1. Mục tiêu

- Trình bày được chức năng của môi trường

- Chứng minh các chức năng của môi trường

- Vai trò của MT đối với sự phát triển XH loài người

- Kĩ năng chứng minh,nhận xét, phân tích...

  1. Phương pháp_KT

- Phương pháp phát vấn , sử dụng hình ảnh để chứng minh

        3.Phương tiện: hình ảnh về MT

  1. Tổ chức hoạt động:

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Tìm hiểu chức năng của môi trường(HS làm việc cả lớp:10 phút)

Bước 1:GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau đây:

+ MTTN có các chức năng nào?

+  Nêu Vai trò của MTTN?

+Vì sao môi trường tự nhiên lại không quyết định đến sự phát triển xã hội loài người?

+ Cho 1 số ví dụ chứng minh MTTN không đóng vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự gợi ý của GV
* Bước 3 : HS trả loi

* Bước 4 : GV nhận xét, chuẩn KT  và mở rộng thêm....

* Lấy ví dụ ở Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên nhưng vẫn là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.

Quan điểm duy vật địa lí cho rằng:MTTN là nhân tố quyết định đến sự phát triển xã hội quan niệm này không đúng,vì sự phát triển của MTTN chậm hơn sự phát triển của xã hội
(Là điều kiện thường xuyên và cần thiết  cho sự tồn tại và phát triển  của xã hội loài người, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội,nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội

II.Chức năng của môi trường , vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người
1.Chức năng
-Là không gian sống của con người
-Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
-Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

 

 

2.Vai trò của MTTN đối  với sự phát triển xã hội loài người
-Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người

-Vai trò quyết định sự phát triển XH là phương thức SX bao gồm sức SX và quan hệ SX

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về TNTN

  1. Mục tiêu
  • Hiểu được khái niệm TNTN, sự phân loại TNTN
  • Tích hợp giáo dục MT
  1. Phương thức

Phương pháp phân tích, so sánh , thảo luận nhóm.

  1. Tổ chức hoạt động:

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

 

*Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên(HS làm việc cá nhân:10 phút)

Bước 1:HS đọc SGK,nêu khái niệm tài nguyên thiên nhiên ‘

sự phân loại

Bước 2:HS thuc hiện

Bước 3 HS trao đổi

Bước 4:GV chuẩn kiến thức yêu cầu

* Tìm hiểu về Phân loại tài nguyên (Thảo luận nhóm )

Bước 1

-Nhóm 1 tìm hiểu phân loại theo thuộc tính tự nhiên

-Nhóm 2 tìm hiểu phân loại theo công dụng kinh tế

-Nhóm 3,4 tìm hiểu phân loại theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự gợi ý của GV
* Bước 3 : HS trả loi

* Bước 4 : GV nhận xét, chuẩn KT  và mở rộng thêm....

 

* Các nhóm trình bày lần lượt

*Hãy chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng

 

Trả lời:Từ khi biết trồng trọt:Đất trở thành tài nguyên quan trọng;khi công nghiệp ra đời,khoáng sản trở thành tài nguyên quan trọng

*Em hãy chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học và công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản?

*Tích hợp GDMT-NLTK

Mối quan hệ giữa con người với môi trường và TNTN,khai thác hợp lí TNTN phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người,GV lấy ví dụ cụ thể và phân tích ở địa phương.

 


III.Tài nguyên thiên nhiên
*
Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định  của sự phát triển lực lượng sản xuất  chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng
*Phân loại:
-Theo thuộc tính tự nhiên:đất,nước,khí hậu,SV,KS
-Theo công dụng kinh tế:tài nguyên nông nghiệp,CN,DL
-Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:

+Tài nguyên không khôi phục được:KS
+Tài nguyên khôi phục được:ĐTV,đất trồng
+Tài nguyên không bị hao kiệt:NL mặt trời,không khí,nước 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4. Luyện tập

  1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
  2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
  3. Tổ chức hoạt động (6p)
  4. a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Vẽ sơ đồ tư duy về phân loại tài nguyên, khái quát về bài học.

  1. b) Hs thực hiện tại lớp khắc sâu kiêns thức vừa học

 

Hoạt động 5. Vận dụng (5p)- Mở rộng

  1. Mục tiêu: : giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn ở địa phương mình sống về vấn đề MT
  2. Nội dung: : GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng về vấn đề MT và TNTN
  3. Đánh giá GV khuyến khích, động viên các HS .

 

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống