Các đề Nghị luận văn học khó - Ngữ Văn 12

Tải xuống 101 1.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Các đề Nghị luận văn học khó Ngữ Văn 12, tài liệu bao gồm 101 số trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 

 

Chứng minh nhận định : Thơ là tiếng nói đầu tiên tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống

Bài làm

Từ xa xưa đến nay, thơ ca chính là một phần không thể thiếu trong nền văn học Việt Nam. Nếu như tác phẩm văn xuôi lôi cuốn người đọc bởi những tình tiết lôgic xen kẽ nối tiếp nhau, đưa ta đi hết chặng đường này đến chặng đường khác, điểm này đến điểm khác. Thì thơ lại chỉ chọn cho mình một ít điểm chính, gọi là điểm nhấn mà thôi. Chính vì vậy thơ ca là một phương tiện nhanh nhất, kết nối thế giới cảm xúc và đời sống của con người… Và cũng bởi thế mà trong tác phẩm “mấy ý nghĩ về thơ” Nguyễn Đình Thi đã cho rằng, thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đang chạy với cuộc sống”. Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn đối với thơ ca và đối với đời sống con người.

Thật vậy, sự liên kết giữa thơ và cuộc sống trước hết chính là cảm xúc thơ, là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống trước, là chỉ khi hiện thực cuộc sống tác động vào tâm hồn của con người khiến nó rung lên, dao động mãnh liệt khi đó mới xuất hiện lên những vần thơ dạt dào, cảm xúc. Bản chất của thơ luôn là Ý tại ngôn, cốt lõi thơ là trữ tình. Bởi thế thơ ca bao giờ cũng là một tấm gương của tâm hồn, tiếng nói của tình cảm, của con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh “Thơ không cần nhiều từ ngữ, nó cũng không cần quan tâm đến hình xác của đời sống, nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn của thi sĩ”. Thật vậy Thơ không cần đến những từ ngữ dài dòng, cách miêu tả chi tiết, miên man như văn xuôi, mà chỉ cần  vài chữ thôi cũng đủ nói lên được tâm tư, tình cảm của mình, nói lên được cả một sự vật, sự việc mình muốn nói đến. Rồi cái đó người ta gọi là một nghệ thuật, mà chỉ thơ là mới làm nên được. Cũng như vậy mà Thơ luôn là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của trái tim, của tâm hồn khi đụng chạm giao thoa với cuộc sống, chứ không phải là những thể loại văn xuôi, truyện ngắn.

Đã có rất nhiều tác phẩm thi ca ra đời làm minh chứng cho nhận định này, chẳng hạn như “Tây Tiến” của Quang Dũng một tác phẩm coi như tiếng nói của tâm hồn với cuộc sống. Bởi lẽ “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, Hà Tây, khi mà Quang Dũng rời xa đơn vị “Tây Tiến”. Ông luôn đau đáu một nỗi nhớ da diết, nhớ đơn vị “Tây Tiến” khôn nguôi và bài thơ được ra đời. Tác phẩm chính là phương tiện để Quang Dũng thể hiện cảm xúc của mình, là nỗi nhớ. Mở đầu bài thơ độc giả đã bắt gặp thấy tình cảm, tâm trạng đó qua những vần thơ dạt dào kỷ niệm.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Hay đến với “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu. Độc giả lại thấy được hiện thực cuộc sống đã tác động vào tâm hồn nhà thơ, khiến trái tim anh rung lên và sáng tác bài thơ. Tác phẩm ra đời khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, thắng lợi hiệp định Giơnevơ được ký kết tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Hà Nội, nhân sự kiện chia tay mang tính lịch sử này mà Tố Hữu viết lên bài thơ Việt Bắc. Tác phẩm thể hiện nỗi nhớ da diết, khôn nguôi được triển khai theo dòng hồi tưởng của người đi, người ở trong giờ phút chia tay đầy bịn rịn, lưu luyến. Sau 15 năm gắn bó quãng, thời gian ấy đã có biết bao kỷ niệm, bao ân tình giữa người đi và người ở được gợi nhắc qua thiên nhiên, không gian núi rừng Việt Bắc.

“Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”.

Xuyên suốt bài thơ là từ “nhớ” gắn liền với những kỉ niệm đó là những tháng ngày gian khổ, thiếu thốn, vất vả, hi sinh.

“Mưa nguồn, suối lũ, những mây cùng mù,

Những ngày kháng Nhật, thủa còn Việt Minh”.

Rồi một loạt những không gian núi rừng, những địa danh quen thuộc của miền Bắc nơi ghi dấu bao vui buồn.

“Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”.

Và hơn thế nữa, phải yêu Việt Bắc, gắn bó máu thịt với Việt Bắc như thế nào thì Tố Hữu mới có thể chắt lọc từ trái tim, đem tình yêu của mình để khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa, với đủ màu sắc, âm thanh chỉ bằng 4 câu thơ lục.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”

Nét vẽ đầu tiên là chỉ mùa đông nơi núi rừng Việt Bắc, tả một rừng được bao phủ bằng một màu xanh bạt ngàn, điểm suốt trên nền xanh ấy là màu đỏ rực rỡ của những bông hoa chuối rừng, kết hợp với nó là gam màu ấm nóng xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông, của sức nắng trên đèo cao, long lanh, rực rỡ mà chỉ Việt Bắc mới có.

“Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng”.

Nếu thứ hai, mùa xuân Việt Bắc được trải hiện qua sắc trắng của hoa mơ một màu trắng tinh khôi, tạo nên một không gian vô cùng rộng lớn.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”.

Âm thanh của tiếng ve kêu hè về đã đánh tan cái yên bình của mùa xuân, mùa đông, kèm theo nó là màu vàng của rừng phách, một hình ảnh hình khối vô cùng đặc sắc, được coi như điểm nhấn của bài thơ. Đọc câu thơ ta như thấy được cả một rừng lá phách đang đổ nghiêng trước mặt, đó là sự chuyển động của không gian, cảnh vật một cách độc đáo, mới lạ xuất hiện trong thơ Tố Hữu.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng”.

Nếu như đông, xuân, hạ được miêu tả trên diện rộng, thì đến mùa thu tác giả dừng lại ở một điểm duy nhất đó chính là ánh sáng của vầng trăng. Bởi Trăng mùa thu là đẹp nhất trong một năm và đó cũng chính là đặc trưng của mùa thu Việt Bắc gợi lên một cuộc sống thanh bình mang một hy vọng về một tương lai Hòa Bình, độc lập.

“Mùa thu trăng rọi hòa bình”

Bốn câu thơ đó, 4 nét vẽ riêng biệt đã vẽ nên một bức tranh tứ bình hoan lạc của cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc mà chỉ có sự rung động từ trái tim cảm xúc mới tạo ra được.

Xuân Quỳnh với tác phẩm “Sóng” cũng là một tiêu biểu, bài thơ được khởi nguồn cảm xúc từ biển Diên Điền nhân một chuyến đi thực tế của Xuân Quỳnh tháng 12 năm 1967. Tác phẩm nói về nhịp điệu của con sóng biển nhưng cũng chính là con sóng lòng đang cuộn chảy trong trái tim người phụ nữ. “Sóng” ra đời khi Xuân Quỳnh đã 25 tuổi. Một độ tuổi chín và đẹp nhất trong cuộc đời, khao khát yêu thương còn mãnh liệt, cháy bỏng nhưng cũng bắt đầu xuất hiện những lo lắng khi nhận ra cuộc đời con người không là mãi mãi.

“Giữ dội và dịu êm,

ồn ào và lặng lẽ”.

Biển động phong ba dữ sóng dữ dội vào tình yêu biển lặng sóng dịu êm, lặng lẽ, nhưng có lúc không thể dự báo con sóng thuộc về tự nhiên ngoài tầm kiểm soát của con người. Đó cũng chính là những con sóng lòng trong trái tim người phụ nữ khi yêu, lúc nồng nàn mãnh liệt, lúc đầm thắm dịu dàng. Nỗi nhớ là một trạng thái cảm xúc đặc biệt của tình yêu, yêu là nhớ, mà đã nhớ là phải yêu, nhớ chính là thuốc bố của tình yêu, nhớ càng nhiều, yêu càng mãnh liệt, thiết tha… Xuân Quỳnh đã ẩn mình vào sóng để bộc lộ nỗi nhớ.

“Con sóng dưới lòng sâu,

Con sóng trên mặt nước,

Ngày đêm không ngủ được”.

Đó là nỗi nhớ bao trùm mọi không gian, thời gian, tích nỗi lớp vỏ ấn dụ của sóng cũng không đủ sức chứa cái dạt dào, mênh mang của nỗi nhớ. Nên cuối cùng em đã tự tách mình ra khỏi sóng, để tự bộc lộ nỗi nhớ của mình.

“Lòng em nhớ đến anh,

Cả trong mơ còn thức”.

Tóm lại từ tình cảm của con sóng nối tiếp xô vào bờ giống như nổi sóng lòng trong tác giả, đã tạo nên một mạch cảm xúc dâng trào, một nỗi khát vọng tình yêu tha thiết, mãnh liệt không nói lên lời đành gửi gắm vào con sóng và vần thơ.

Những ví dụ điển hình trên được coi như là minh chứng cho sự đụng chạm, giao thoa giữa tâm hồn và cuộc sống, và sản phẩm tạo thành chính là những vần thơ được chau chuốt, gọt giũa. Là một người sáng tác ra thơ ca, trước hết phải biết cách quan sát, tìm hiểu sự vật, sự việc, tìm được cảm xúc cho mình để đưa nó vào trong câu thơ, truyền đạt cho độc giả. Đồng thời với điều đó bạn đọc cũng phải trau dồi vốn tri thức, tìm tòi, đọc hiểu tác phẩm. Phân tích chi tiết để thấy được cái mà tác giả muốn gửi gắm đến cho mình là gì? như vậy Ý kiến của Nguyễn Đình Thi. “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”, là một nhận định hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa như một kim chỉ nam cho quá trình sáng tác của các văn, nghệ sĩ. Qua đây ta chẳng hiểu thêm về mối liên hệ giữa thế giới nghệ thuật và đời sống con người để mỗi cảm nhận có một cách sâu sắc hơn./.

 

 

 

1. Chứng Minh Nhận Định : Thơ Là Tiếng Nói Đầu Tiên, Tiếng Nói Thứ Nhất Của Con Người Khi Đụng Chạm Vào Sự Sống

Bài Văn Mẫu HSG

Nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ”. Điều này càng khẳng định rằng thơ luôn là thứ con người tìm đến để giải tỏa tâm hồn, bày tỏ tâm sự khi có gì đó chất chứa, mông lung trong lòng hay nói cách khác, thơ chính là lời của trái tim : “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của con người khi đụng chạm vào cuộc sống” (Nguyễn Đình Thi). Nhận xét này được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận- bài thơ chan chứa những cảm xúc mãnh liệt và là bài thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-1945.

Kể từ khi văn chương xuất hiện và góp một phần không nhỏ vào cuộc sống con người cho đến nay thì vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về thơ. Mà “Thơ” được định nghĩa khác nhau theo quan niệm nghệ thuật của từng nghệ sĩ. Đối với Voltaire thì “Thơ là âm nhạc của tâm hồn nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. Âm nhạc có muôn vàn giai điệu ngân nga, trầm bổng, vui tươi, não nề… và thơ cũng là sự thể hiện của muôn vàn cảm xúc khác nhau: vui, buồn, nhớ thương, giận hờn… Chỉ khác âm nhạc dùng giai điệu để thể hiện còn thơ sử dụng từ ngữ để bộc lộ tâm tư, tình cảm của thi nhân. Nhà phê bình văn học Nguyễn Đình Thi từng nói “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của con người khi đụng chạm vào cuộc sống”. Ta hiểu “tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn” chính là tiếng lòng, là cảm xúc chân thành, thật sự nhất của tâm hồn con người. Khi con người “đụng chạm” tức là được trông thấy, được cảm nhận những chuyển biến dù nhỏ nhất của sự sống xung quanh mình, con người sẽ có những cảm xúc, những suy nghĩ, tình cảm riêng của mình về sự vật, sự việc đó. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã nói lên đặc điểm của thi ca: thơ ca được sinh ra từ cảm xúc đầu tiên, cảm xúc chân thành nhất của con người khi con người được cảm nhận và nhận thấy những chuyển biến của cuộc sống và cảm xúc trong thơ luôn là thứ tình cảm trong sáng và chân thật nhất từ trong tâm hồn của con người.

Nhà văn Biêlinxki đã từng nói: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. “Thơ là cuộc đời”, thơ phát sinh trong lòng người khi họ có những tâm tư, nỗi niềm về cuộc đời. Nhà thơ là những người có tâm hồn vô cùng nhạy cảm, trái tim họ rất dễ rung động trước cuộc đời. Trái tim đó có thể xao xuyến khi nghe một tiếng chim hót, một khúc nhạc buồn, khi trông thấy cảnh sắc thiên nhiên thay đổi. Bởi vì “Thơ phát khởi trong lòng người” nên cảm xúc trong thơ luôn là thức cảm xúc chân thật nhất, vui buồn yêu ghét rõ ràng. Cũng như lòng người có những cung bậc cảm xúc khác nhau tùy vào hoàn cảnh thì thơ cũng vậy. Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình để vươn lên cái chân, thiện, mĩ, tới tầm cao của khát vọng sống, tới tầm cao của giá trị sống. Một tác phẩm thơ chân chính và mang đầy đủ giá trị nghệ thuật là một bài thơ chan chứa tình cảm, cảm xúc mà tình cảm đó là những rung động sâu sắc nhất của thi nhân trước cuộc đời.

Mẫu 1

Biển cả ngàn năm nay vẫn không ngừng dào dạt sóng, sóng biển có lúc mạnh mẽ ào ạt, lúc lại êm đềm vỗ về bờ cát cũng giống như lớp lớp sóng lòng trong tâm hồn thi nhân vậy. Đứng trước cuộc đời bao la, người nghệ sĩ xúc cảm, những cơn sóng lòng tràn lên con chữ mà thành thơ. Nói về thơ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”. 

Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ. “Tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất” mà Nguyễn Đình Thi đề cập tới ở đây chính là những rung động mãnh liệt bật ra trong một phút thăng hoa trước thế giới. Thế giới là gì nếu không phải là hiện thực khách quan, nơi sự sống vang lên mạnh mẽ? “Đụng chạm tới cuộc sống” chính là lúc mà người nghệ sĩ đối diện, thâm nhập vào đời sống để hiểu đời, hiểu người, từ đó đưa hơi thở ấm áp ấy vào thơ, tạo nên bao dòng cảm xúc bất tận. Với cách nói hình ảnh, Nguyễn Đình Thi khẳng định vai trò của hiện thực và xúc cảm đối với người làm nghệ thuật nói chung cũng như làm thơ nói riêng. Hiện thực là nguồn cội, là cơ sở làm nảy sinh những tình cảm đẹp để từ đó, thơ được thai nghén, được ra đời. Điều này xuất phát từ đặc trưng của thơ. Quá trình sáng tác thơ là mối quan hệ chặt chẽ giữa hiện thực – tác giả - tác phẩm. Lắng nghe “tiếng đời lăn náo nức”, sống giữa cuộc đời muôn hình vạn trạng, hẳn mỗi người đều có cho mình những “hỉ, nộ, ái, ố”. Thế nhưng, ở các nghệ sĩ, đặc biệt là nhà thơ, những “hỉ, nộ, ái, ố” đó không dừng lại ở thứ cảm xúc trung bình chủ nghĩa, nhàn nhạt mà nó thăng hoa để “trong một phút nổ ra như tiếng sét” (Chế Lan Viên), để ngòi bút ghi lên trang giấy không phải là những con chữ mà là “những tiếng lòng đang nhảy múa” (Xuân Diệu) . Làm thơ nghĩa là cuộc hành trình của cảm xúc, những tình cảm sẽ dẫn dắt ngòi bút thi nhân đến những miền thơ mới lạ, đẹp đẽ khác thường. Không có hiện thực thì không có cảm xúc mà không có cảm xúc thì không làm được thơ. Đó là mối tương giao chặt chẽ, có quan hệ hữu cơ với nhau không thể tách rời.

“Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu). “Thơ ca là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). Đọc thơ cũng chính là đến với thời đại của nhà thơ, đồng thời đến với thế giới nội tâm của người nghệ sĩ với bao xúc cảm lạ lùng. Nhận định của Nguyễn Đình Thi mang đến chiêm nghiệm sâu sắc về thơ ca cũng như bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận. Thơ ca là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống cũng như hiện thực tâm hồn, do đó người làm thơ cần phải xúc cảm thực sự trước cuộc đời, con người mới có thể mang những cảm xúc đó vào thơ, như Nguyễn Du thương cô Kiều tài hoa bạc mệnh và làm nên kiệt tác “Truyện Kiều”, như Xuân Diệu với lòng yêu đời và khát khao giao cảm mãnh liệt thổi hồn cho những “Vội vàng”; “Thơ duyên”... Cảm xúc sẽ dẫn dắt nhà thơ tới miền đất của cái đẹp, của chân – thiện – mĩ. Tuy nhiên chỉ cảm xúc thôi thì chưa đủ, cảm xúc mãnh liệt cũng cần một tài năng nghệ thuật đích thực để giúp truyền tải những vang âm đó vào trang thơ, làm nên những tác phẩm thực sự mà như Viên Mai đã nhận xét: “Tài gia tình chi phát, tài thịnh tình đắc thâm” (Cái tài do tình sinh ra, tài cao ắt tình sâu). Đối với người đọc, trong quá trình tiếp nhận văn học cần trân trọng công sức của nhà văn, nhà thơ, đọc để không chỉ thấy cái hay của câu chữ mà còn thực sự đồng điệu, tri âm với tâm hồn, với tiếng nói sâu lắng mà nhà thơ gửi gắm vào tác phẩm, bởi “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu” (Tố Hữu).

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống trở về bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc

(Xuân Quỳnh)

Nếu không còn những vấn thơ – những tiếng nói tâm hồn đầy xúc cảm ấy chắc chắn cuộc sống sẽ thiếu đi hẳn một phần niềm vui, vài phần nỗi buồn và rất nhiều phần lãng mạn. Vậy nên hãy cứ làm thơ, yêu thơ – cũng là yêu chính cuộc sống tươi đẹp này.

 

 

 

2. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống mẫu 2

“Thơ là tiếng lòng”, là dấu ấn tư tưởng tình cảm riêng của người nghệ sĩ, còn người nghệ sĩ là thư kí trung thành của trái tim. Thơ xuất phát từ tấm lòng, tâm hồn người viết. Các tác giả gửi gắm tới độc giả những gì mình tâm đắc nhất, rung động mãnh liệt nhất và kí thác vào thơ. Chính vì vậy, khi bàn về thơ và đặc trưng thơ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”.

Ý kiến trên là lời khẳng định về thơ: “Thơ là…”. Vậy thơ là gì? Thơ là phương thức trữ tình ghi lại tâm hồn, tư tưởng tình cảm sâu sắc nhất, mãnh liệt nhất của người nghệ sĩ qua hệ thống ngôn từ nghệ thuật. Cách nói khẳng định đã lí giải thơ “là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn”. Nguyễn Đình Thi đã đề cao tính cần thiết nhất của thơ là tình cảm, cảm xúc. Đứng trước hiện thực xã hội, nhà văn chỉ viết những gì đập vào trái tim mình mạnh nhất, nhiều rung cảm nhất. Nhận định trên xuất phát từ đặc trưng của thơ. Nếu “ngôn từ là tiếng nói thứ nhất của văn học” thì “thơ là tiếng nói đầu tiên của tâm hồn” người nghệ sĩ bởi thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Tác phẩm ra đời đánh dấu những tình cảm cháy bỏng của người nghệ sĩ trước hiện thực. Không có tác phẩm văn chương nào, đặc biệt là thơ ca lại được viết lên bởi một trái tim lạnh lùng vô cảm. Đó là đặc trưng thơ về nội dung tư tưởng. Người thi sĩ phải có những rung cảm nồng nhiệt và cháy bỏng mới đốt cháy được trái tim người đọc, để độc giả cũng rung động với người nghệ sĩ. Nhà thơ không thể sáng tạo ra thơ từ một tâm hồn, một tình cảm hời hợt, lạnh lẽo.

Thơ xuất phát từ tâm hồn tình cảm và đó “phải là tình cảm chân thật.” (Viên Mai) Từ hiện thực cuộc sống, mỗi nhà thơ có những trải nghiệm riêng, tình cảm của riêng mình để viết nên những bài thơ hay, có nội dung độc đáo. Nội dung ấy trong thơ thể hiện tư tưởng chủ đề của người nghệ sĩ gửi đến các thế hệ bạn đọc. Xuất phát từ tình cảm nhưng thơ phải gắn với hiện thực cuộc sống thông qua cái nhìn đầy rung động của người nghệ sĩ. Mục đích lớn nhất của thơ ca nói riêng và văn học nói chung là nhận thức, khám phá bản chất thực sự của con người và cuộc sống. Lí luận văn học hiện đại đã khẳng định: văn học dù hoang đường kì ảo, viễn tưởng đến đâu cũng hướng đến hiện thực của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và qua từng thời đại. Nếu không gắn với hiện thực, thơ ca và văn chương chỉ còn là “nghệ thuật vị nghệ thuật”, không thể thực hiện chức năng cao cả là “nghệ thuật vị nhân sinh” của nó nữa. Bởi vậy một tác phẩm thơ phải vừa là tiếng nói của tâm hồn tình cảm, tư tưởng mà người nghệ sĩ gửi gắm, vừa thể hiện sâu sắc, chân thực hiện thực của cuộc sống. Như vậy nhà thơ mới có được tác phẩm nghệ thuạt chân chính, làm rung động bạn đọc.

Nhận định của Nguyễn Đình Thi khẳng định rất đúng về đặc trưng thơ. Nếu không có tình cảm, người nghệ sí không thể rung cảm với hiện thực cuộc sống, chính tình cảm của người nghệ sĩ làm nên giá trị tác phẩm. Bên cạnh đó, hiện thực xã hội là vùng đất, là địa hạt để nhà thơ gieo trồng cảm xúc, vun vén tư tưởng và tình cảm để kết tinh tác phẩm hay. Người viết còn cần có tài năng nghệ thuật để tạo nên một tác phẩm đich thực. Đó là đich đến của văn chương nghệ thuật, là mục tiêu người nghệ sĩ hướng tới. Trong sáng tạo nghệ thuật cần bắt rễ từ cuộc sống để sáng tạo tác phẩm gắn với hiện thực và có sự trải nghiệm, rung động thực sự. Người đọc cần hiểu được giá trị, ý nghĩa của hiện thực và thấu hiểu tư tưởng tình cảm trong đó.

 

 

 

3. Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”, còn Ngô Thì Nhậm nhấn mạnh “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ những ý kiến trên, anh (chị) hãy nêu lên vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ.

Bài làm

Từ xa xưa, con người đã biết dùng thơ ca để thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ trong tâm hồn. Thơ đến với chúng ta bằng sự đồng điệu của những tấm lòng, bằng mối giao cảm của tiếng nói tri âm, tri kỉ. Thơ là “chuyện đồng điệu” là "tiếng nói đồng ý, đồng tình”, về việc định nghĩa thư Lê Quý Đồn đã có những nhận định về thơ khá sắc sảo: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”, còn Ngô Thì Nhậm lại nhấn mạnh: “ Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.

Thơ là phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ được hình thành nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Trong dòng chảy của thơ, con người được đắm chìm mình trong tình cảm cửa nhà thơ và của chính mình. Thơ thấm vào lòng người, bởi những cảm xúc trực liếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng ý tứ sâu xa, sức quyến rũ của tiết tấu và thanh điệu. Tất cả những yếu tố ấy ùa vào lòng người đọc, xoá đi hay khắc sâu thêm những tình cảm, tạo nên ấn tượng khó phai mờ. Con người khi đến với thơ tâm hồn sẽ được thanh lọc để trong sáng và cao thượng hơn.

Lê Quý Đôn nói “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Nghĩa là thơ phải xuất phái từ tâm hồn. tình cảm của nhà thơ. Rõ ràng thơ khác với thể loại tự sự. Nhà thơ tiếp xúc và phản ánh cuộc sống không phải hàng những chi tiết, bề bộn của hiện thực mà chủ yếu là để bộc lộ tình cảm cùa mình trước cuộc sống. Thơ có tiếng nói riêng, nó như những lời tâm sự làm sống dậy trong lòng ta những kỉ niệm vui buồn của quá khứ xa xôi. Thơ chính là cuộc sống, là sự phản ánh cuốc sống một cách cao đẹp. Cái đẹp của sự sống luôn luôn biến động, vì vậy thơ sinh ra bởi con người nặng tình với cuộc sống. Có tài năng chưa đủ, nhà thơ còn phải yêu cuộc sống và tha thiết với thơ, thơ mới chân thành và rung động lòng người. Thư rất gần gũi nhưng cũng rất cao xa, cao quý và thoát tục.

"Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống” (Nguyễn Đình Thi). Đúng như vậy, muốn có thơ, nhà thơ phải chớp được những giây phút xuất thần. Khi đứng trước cảnh vật thiên nhiên, cảnh đời éo le, nỗi đau của con người, nỗi đau thế sự, nếu chỉ có phát ngôn hời hợi ihì không thể thành thơ. Một yếu tố không thể thiếu được đó là sự rung động của trái tím tạo thành điểm giao thoa giữa nội tâm và ngoại cảm. Khi ấy ngòi bút mới có thể xúc động hồn thơ. Thiếu rung động, thơ chi là sự ghép vần, ghép chừ, chỉ còn là cái xác không hồn.

Thơ ca sinh ra từ tâm hồn, từ trong lòng người ta, và trở lại làm cho con người ngạc nhiên vì nó. Phải trả thơ về với cuộc sống sau khi đã chắt lọc từ cuộc sống. Phải nâng thơ lên, khôn" chỉ là sự sống mà phải là thơ. Cho nên thơ không chỉ là sự im lặng giữa các từ, nó là tiếng lòng, là sự tỉnh táo trong cảm xúc vừa trữ tình, vừa suy tưởng để rồi trở thành người bạn trung thành trên mọi chặng đường đời.

Trong quá trình sáng tạo thơ, rung động và cảm xúc là điểm lựa. Từ đó tình cảm trong thơ phải mạnh mẽ và sâu lắng đến tận cùng. Trên thực tế nhiều nhà thơ đã xuất thần trên ngọn bút nhờ cái giây phút xuất thần ấy. Hoàng cầm khi nghe tin giặc đốt phá quê nhà, một vùng quê với bao kỉ niệm, đã viết câu thơ “Sao xót xa như rụng bàn tay”. Quê hương đau như thân thể mình đau.

Có lần Chế Lan Viên tâm sự “Thơ muốn làm cho người ta khóc, trước liên mình phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười”. Nghĩa là người làm thơ phải cảm xúc gấp nhiều lần người thường. Cho nên thơ là sản phẩm của một tâm hồn cụ thể mang những điều kì diệu vào bí ẩn của tâm hồn ấy. Thơ là con đẻ của cảm xúc, của trạng thái tâm hồn. Mỗi tâm hồn là vương quốc riêng và một chút rung động đều có thể trở thành thơ. Nhưng không phải cảm xúc nào cũng thành thơ. Trong mọi yếu tố làm nên chất thơ, tình cảm là yếu tố quan trọng, nó là cái gốc, cái cội của thơ. Neười làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy ở trong lòng. Có như vậy Chế Lan Viên mới viết:

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt,          

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng        

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết,                 

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông.

Văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng có đối tượng phản ánh là con người và xã hội. Nhưng cuộc sống và con người trong thơ đã được phản chiếu qua một tâm hồn cụ thể. Vi thế thơ là nỗi niềm, là tấm lòng không phá của riêng nhà thơ mà trái tìm nhà thơ phải đập cùng một nhịp đập với ưái tin quần chúng và cả cộng đồng. Nhà thơ phải biết kết hợp tình cảm và lí trí thì mới đem đến cho thơ những cảm xúc sâu sắc. Khi nói về truyền thống của dân tộc nếu không “Khởi phái từ trong lòng”, nếu không bắt đầu từ tận cùng của cản xúc thì làm sao Nguvễn Đình Thi viết được những câu thơ.

Nước chúng ta,                                

Nước những người chưa ban giờ khuất,

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đứt,       

Những buổi ngày xưa vọng nói về.      

Cảm xúc tạo nên hình tượng lí trí hoà vào tình cảm khiến cho hình tượng thơ cổ sự hài hoà của tình cảm và lí trí.

Cuộc sống vốn bề bộn và phức tạp, thơ cũng phải đa dạng và phong phú. Người nghệ sĩ phải đi lừ trái tim mình để sáng tạo nghệ thuật. Thơ là tiếng nói đi từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc. Người đọc thơ muốn tìm thây cảm xúc, lình cảm, tâm trạng của mình trong thơ. Có những bài thơ không cần phân tích, chỉ đọc một cách âm thầm mà người đọc như bị chao đảo:

Đưa người ra không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng.     

Trở lại ý kiến của Lê Quý Đôn, ta thấy ngoài cái ý nghĩa tình cảm là gốc của thơ, Lê Quý Đôn muốn nhấn mạnh thơ hay là thơ có cảm xúc bắt đầu từ cái tâm. Cảm xúc không hướng tới cái tâm thì thơ chỉ là những lòi giáo huấn suông và máy móc. Khi Ngô Thì Nhậm nói “ Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” cũng có nghĩa là thơ phải xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của nhà thơ. Phải yêu thương và trân trọng con người và cuộc sống. Thơ muốn hay tình cảm phải bùng cháy, đó là bản chất của thơ, nguyên tắc của thơ. Chỉ khi nào tình cảm tràn ra thì chữ nghĩa trong thơ mới hàm súc và chắt lọc.

Lịch sử nền thi ca nước ta từ cổ điển đến hiện đại đã chứng minh cho điều lí giải trên đây. Nếu không cỏ cái tâm thì Nguyễn Du không viết được câu thơ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Và nếu không có cái tình thì Nguyễn Đinh Chiểu không thể viết:

Chớ bao nhiêu đạo thuyền không thẳm

Dâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Sau này Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi... đều là những thi sĩ chắt thơ từ cõi lòng, từ trái tim biết nhìn đời, đau đời và biết nâng cuộc đời lên trong những trang thơ. Đồng nghĩa với những ý kiến trên, nhà thơ Chính Hữu đã cho rằng “ Chì có thể có những bài thơ hay nếu mỗi câu có dính máu của mình trong đó”.

Có thể nói những ý kiến của Lê Quý Đôn và Ngô Thì Nhậm đến nay vẫn có giá trị không chỉ về mặt lí luận mà cả về sáng tác. Đó là những ý kiến sâu sắc đóng góp cho nền thi ca Việt Nam. Nó có giá trị như kim chỉ nam giúp các nhà thơ của nhiều thế hệ không đi lệch hướng như con tàu không đi chệch đường ray của mình.

 

 

 


Bàn về thơ, Hoài Thanh khẳng định:... Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômerơ đến Kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế. (Thi nhân Việt Nam)Bình luận ý kiến trên.

Bài làm

Thơ ca là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay, thơ vẫn là cuộc đời, là lương tri, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình đế vươn lên cái chân, thiện mỹ, tới tầm cao của khát vọng sống tới tầm cao của giá trị sống. Khi bàn về bài thơ, Hoài Thanh khẳng định:

Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômerơ đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”.

Điều đó đã giúp ta hiểu đúng giá trị của thơ ca, và đánh giá đúng hơn về tư tưởng tình cảm mà thơ biểu hiện.

Nhà phê bình Hoài Thanh đã góp tiếng nói độc đáo về giá trị thơ ca. Thơ ca - không tìm đâu xa lạ mà nó chinh là “cái đẹp của cuộc sống” được tái hiện, được gửi vào tiết tấu của cây đàn thi ca. Thơ đến với con người như dòng sữa mẹ đến với trẻ thơ, như người bộ hành giữa sa mạc tìm thấy dòng nước ngọt mát cao quý.

Thơ đã là bạn tâm tình, sẻ chia bao buồn vui với loài người và thơ là “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại’’ đến với mọi tâm hồn.

Tôi vẫn nhớ những ngày bé thơ câu hát “À ơi bống bống bang bang” đã đưa tôi vào giấc mơ mà bà mẹ vẫn thường ru. Bây giờ lớn lên cùng vần thơ, lời ru ấy đưa tôi vào cuộc sống. Làm sao quên được những “Con cò bay lả bay la”; những con cò còn trắng muốt đã vào ký ức của tôi như lời thơ chứa chan, ngọt lịm tình thương của mẹ cha bây giờ chợt sống dậy, thức tỉnh trái tim mình sống có nghĩa tình và mến yêu đồng loại hơn. Thơ là thế đó! Nó giống như sợi dây vô hình - cứ đi vào hồn người qua bao năm tháng từ tuổi thơ đến lúc trưởng thành.

Những vần thơ đẹp là những nốt nhạc, là ánh trăng bàng bạc của cô thôn nữ tát nước:

Hời cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Ánh trăng lung linh tràn mọi nẻo cũng giống như ánh trăng của tình yêu lao động, yêu con người mà thơ đã gợi vào ta. Thơ không là của riêng ai, nó là tiếng hát của tất cả mọi người đang sống, đang lao động, đang lao động nên cô thôn nữ tát nước đã được sự đồng cảm của thơ làm công việc hăng say hơn. Nếu “thơ là điện” (Huy Cận) thì cuộc sống con người góp phần làm sáng ấm dòng điện ấy. Cũng như nỗi nhớ quê hương của anh nông dân xã nhà mới chân chất và chân quê làm sao!

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

(Ca dao)

Một nỗi nhớ rất thực và rất đúng với người dân quê, từ cái bình thường nhất là “canh rau", “cà dầm tương” của cuộc sống. Thơ đã cất lên tiếng lòng mà anh dân quê muôn gửi gắm. Thơ đã thực sự “đồng cảm mãnh liệt” với con người, cuộc sống. Thơ không chỉ là niềm thương nhớ quê nhà, sự chia niềm vui lao động, thơ còn là tâm trạng của cô gái nhớ về mẹ:

Con gáí lấy chồng chẳng cách núi xa sông

Nhìn về quê mẹ, ôi mênh mông nước trắng

Sao xa cách như một hòn đao vắng

Biết gửi cho mẹ bát canh cần.

Những câu thơ cứ bay vút, cứ hiện dần tình nghĩa mẹ con trong trái tim mọi người. Nếu văn học nghệ thuật là tiếng gọi tâm hồn trở về với tâm hồn thì thơ (một bộ phận của văn học nghệ thuật “là sự thể hiện, con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). Đứng về phương diện thể hiện cuộc sống, thơ đã góp tiếng nói thẩm mỹ làm phong phú trái tim con người, giúp con người cảm thông với nhau, biết yêu cái đẹp để mình sống chân hơn, thiện hơn. Chính vì giá trị thẩm mỹ của thơ ca ta mới thấy tình yêu trong thơ Xuân Diệu mớỉ đẹp và tình đến thế ! Câu thơ:

Có ai định nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.

Có một thời độc giả cho răng lãng mạn quá và Tây quá nhưng thời egan đã trả lời. Đó là tâm trạng yêu cuồng nhiệt, say đắm của chàng thi sĩ đa tình Xuân Diệu. Hay câu thơ:

Ta là Một, là Riêng là thứ nhất

Không có chi, bè bạn nỗi cùng ta

Thể hiện “cái tôi” cá nhân cần khẳng định và thơ ca đã làm được điều đó. Nó giúp con người hiểu rõ hơn lâm sự thi sĩ và đánh giá đúng hơn thơ ca của ông.

Nhiều nhà thơ nhà vẫn cho rằng thơ là “thần hứng" (Platôn) là "thể loại nữ hoàng” hay như Xuân Diệu nói “Thơ là bà chúa nghệ thuật” chứng tỏ - những người nghệ sĩ họ đã biết tác dụng to lớn của thơ ca nên đã dùng nó làm phương tiện hiểu đạt mọi sắc màu cuộc sống. Thơ không có cánh, nhưng “bà chúa nghệ thuật” ấy sẵn sàng nâng cánh tình yêu cho con người đến với cái đẹp. Đã bao nhà thơ mượn cây đàn thơ ấy để tâm sự, sẻ chia. Cũng như anh bộ đội xa nhà nhớ về quê hương có “người vợ mòn chân bên cối gạo canh khuya” trông ngóng chồng hay anh chiến sĩ:

Ngắt một cành xấu hổ

Ép vào trong trang sổ của mình

Và chuyện này chỉ cây biết với anh.

(Anh Ngọc, Cây xâu hổ)

Để cho cuộc sống trước mắt và hy vọng ngày mai đẹp hơn, thân thương hơn, thì thơ cũng là cầu nối tinh cảm nối những tâm hồn khao khát ấy đứng vững trước cuộc đời.

“Thơ là tiếng lòng” (Diệp tiếp) một lần nữa lại rung lên đến với trái tim khát vọng. Thơ sẽ chia niềm vui, “đồng cảm” với nỗi xót thương vợ của Hữu Loan trong bài màu tím hoa sim. Tình yêu con người ta gửi trọn trong thơ nhưng không phải là thơ chỉ nói đến cái vui, cái buồn nỗi đau thương. Thơ còn nói tới cái xấu xa, đê tiện của con người để con người không phải nhìn vào nó mà xấu đi, mà thơ giúp con người nhìn nhận lại chính bản thân mình, ở đây, thơ đã thực hiện chức năng đạo hoá con người, giúp họ sống đẹp hơn, “người hơn”. Ta không thể đánh giá thơ ca đơn thuần chỉ là phản ánh mà phải thấy được giá trị thực sự của thơ ca trons tư tưởng, trong chiêm nghiệm cuộc sống của nhà nghệ sĩ. Người nghệ sĩ phải sống hết mình cho thơ và Chế Lan Viên có nói “ thi sĩ là người say, người mơ, là tiên, là yêu...” Như vậy, đã chứng tỏ vai trò của người làm thơ vô cùng quan trọng, nó quyết định giá trị của thơ đối với cuộc sống con người. Aragông đã sống hết mình vì tình yêu: Puskin khao khát cuộc sống tình yêu đẹp và xã hội công bằng, bình đẳng nên nhà thơ không thể mượn vần điệu, nhịp điệu... để nói riêng mình mà nó phải là xuất phát từ cuộc sống chung để nói đến cái lớn lao mà loài người mơ ước. Bác Hồ không nhận mình là người nghệ sĩ, nhưng những tác phẩm của Người lại chứng tỏ Người là rất nghệ sĩ. Bác sáng tác bài thơ Vãn cảnh (Cảnh chiều hôm) thì không thể nói rằng Bác không phải là nghệ sĩ; thơ đã nói dùm ta là Bác rất nghệ sĩ. Bởi khi viết về cái đẹp cần được vĩnh cửu hoá, cần được biết đến thì nhà thơ không thể dùng những lời lẽ thô kệch được. Sáng tác rất cần đến lẽ sống chân thành của người nghệ sĩ.

Thơ như con sông thời đại cứ vỗ hoài vào bờ, nhưng thơ làm con người đẹp hơn còn sóng nước làm bờ đá mòn bớt đi. Hai sự thực mâu thuẫn nhưng lại đồng nhất; thư không bào mòn con người mà tăng trưởng con người hơn. Thơ thực sự là một “người mẹ”, “quảng đại” - tức là ta nói về giá trị đích thực của thơ ca, bởi chì có thơ ca đích thực, là nghệ thuật thì mới “quảng đại”, bao dung, nhân từ đối với từng con người. Tiếng thơ làm người nghệ sĩ sống chân chính.

Những vần thơ cũng giống như những truyện cổ tích phải bắt nguồn từ cuộc sống lúc đó thơ mới thực sự làm nhiệm vụ “quảng đại” của mình. Chính điều này đã làm tôi nhớ lại: lúc tôi còn bé tôi rất sợ sự ra đi của ba tôi. Nhưng đến ba tuổi ihì điều lo sợ ây đã thành sự thật - mẹ tôi nước mắt lưng tròng tiễn cha tôi đi bộ đội. Nhưng thơ đem đến cho tôi nhận thức mới. Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ đến với tôi lúc tôi tròn mười lăm tuổi. Tôi đã hiểu sự ra đi của cha mình có ý nghĩa hơn là đem lại cuộc sống thanh bình cho quê hương xử sở. Có chia ly đó nhưng để mai sau này sẽ mãi mãi bên nhau. Cuộc chia ly màu đỏ đã nói cho tôi điều đó. Thơ đã chiếm lĩnh một phần của trái tim ta nên nó đi vào ta với niềm hy vọng, hãy sống sao cho xứng với mình.

Thơ yêu cầu “quảng đại”, nhưng người nghệ sĩ không được lợi dụng tính “quảng đại" đó để nói về cái xấu xa, cái đê tiện không có giá trị làm đẹp con người. Nếu nhà thơ nào làm sai nguyên lý ấy, tác phẩm của họ sẽ bị đào thải, bị lên án, hoạ chăng nó “chỉ tồn tại ở một người, một thời may mắn” ( Diệp Tiếp).

Thơ đã giúp con người nhìn lại chính mình như một văn hào nào đó đã nói: Hãy quay trở lại xem chúng ta sống tồi tệ như thế nào. Thơ ca không chỉ thực hiện chức năng cải tạo con người mà nó còn tạo ra con đường nghệ thuật mới cho con người nghệ sĩ nhìn lại chính mình để sáng tác đúng với thời đại và đúng với đòi hỏi của độc giả.

Có phải chăng hôm nay đất nước được bình yên con người cần phải “ngủ" thêm chút nữa? Vui sướng hơn điều đã có? Câu hỏi ấy thơ ca gỡ rối giùm - cuộc sống không đơn giản như ta nghĩ nó là tiếng thét là tiếng rên của những người nghèo khổ quanh ta thì con người không thể sống thờ ơ, hưởng lạc những điéu mình đã có. Thanh Thảo trong khối vuông Rubich đã làm nhức nhối trong lòng ta, đã góp phần đánh thức giá trị nhân bản của con người. Đó là quyền sống và quyền hạnh phúc của con người.

Hoài Thanh nói rất đúng về thơ “Nó đã ra đời giữa những vui buồn của con người” làm con người yêu hơn cuộc sống này, chính chất thơ giàu cảm xúc, tình thương cảm bao la mới hiểu được giá trị sâu sắc của Truyện Kiều mà xã hội bây giờ không có được một Truyện Kiều thứ hai. Tiếng kêu thương, nỗi lòng của nàng kiều - chính là nỗi lòng của Nguyễn Du về thời đại về kiếp sống con người trong xã hội lúc đó. Nhờ thơ ca nhận thức về con người được phong phú, được hoàn thiện hơn một chút. “Những điều trông thấy” của Nguyễn Du “dẫu đau đớn lòng” vẫn là đòn bẩy nhận thức, nghĩ suy của con người đúng hơn với xã hội hôm qua và nhìn lại mình thật hơn trong xã hội hôm nay.

Cuộc sống là vô hạn và sức biểu đạt cùa thơ cũng vô hạn. Nhà thơ tìm ở thơ tiếng nói cho chính tâm hồn mình bởi “Thơ chính là tâm hồn" như văn hào Gorki đã nói.

Đứng về phương diện này ta nên đánh giá đúng đắn hơn về cả vai trò của người tiếp nhận. Bạn đọc phải là “kẻ đồng hành sáng tạo” (Gorki) phải biết chọn lựa con đường đến với thơ ca đúng nhất. Ta không thể đọc, những câu thơ tình yêu rồi uỷ mị rồi chán đời, mà phải sống tốt hơn, sống cho đúng nghĩa là sống. Đến lúc đó bạn sẽ là “bạn” của thơ ca bởi bạn đã góp phần làm đẹp thu ca, làm đẹp cuộc sống.

Thơ là cà một thế giới tâm hồn rọi vào đó con người cần phải băn khoãn trăn trở để cái đẹp sẽ ngự trị, cái ác bị liêu diệt. Thơ là món quà vô giá mà người nghệ sĩ tặng bạn đọc. Những vần thơ hay sẽ còn mãi với loài người “đến ngày tận thế". Nhà thơ Gam za tốp đã từng viết trong bài thơ ca: Chăm sóc tuổi già thơ sẽ là con gái - lúc từ giã cõi đời, kỷ niệm hoá thơ lưu.

Lúc còn sông thơ đã làm đẹp cho con người, giúp bạn ý thức được cuộc đời nhưng thơ là tất cả - ngay cả khi nhà thơ chết, thơ của họ vẫn là bạn của con người. Hoài Thanh nhận xét thơ cả bằng lý trí và tình cảm mà thơ dành cho con người. Thơ giúp ta không thể hững hờ trước số phận, của nhân loại. Tình cảm đối với những người đi biển mà cái chết là vực thẳm đại dương đã được Huygô đã gửi gắm trong bài Đêm đại dương, số phận những con người ấy cần sự sể chia, cần sự cảm thông của những lâm hồn đồng điệu và thơ ca đã cất lên liếng nói ấy để đến với hàng vạn con tim đang sống. Hãy đến với thơ như bạn đã từng sống thực, đừng đến với thơ khi con tim khô cứng, không hồn. Chỉ khi tâm hồn bạn muốn cao thượng muốn cuộc sống đẹp thì thơ ca mới là bạn, chứ đừng lợi dụng tiếng đàn của thơ để làm cuộc sông này vô nghĩa.

Thơ đã thực sự là tiếng gọi cấp bách, kêu gọi con người hãy sống nhân đạo - thơ là chức năng tuyệt vời “quảng đại và mãnh liệt” mà thơ ca đem lại cho con người. Hoài Thanh, qua lời nhận xét của mình, đã nói về mồi quan hệ giữa con người với thơ ca và thơ ca phải đồng nhất với lâm hồn nhà thơ. Nếu thơ có nghệ thuật, thì nhà thơ mới thực sự là người hiểu hiện được cái đẹp trong cuộc sống để nâng cao tầm nhìn và làm phong phú thêm cho những tâm hồn đang sống. Nghĩ về thơ trước đây không phải để phủ nhận thơ nay, mà khẳng định chính thơ ngày nay đã góp phần đóng góp làm phong phú cho thơ ca. Dù nói về bất cứ một cái gì nhà thơ cũng có bổn phận quan trọng trong việc thể hiện cái tốt đẹp. Kinh thánh có câu: Mọi linh hồn con người đều có thể đến với chúa bằng nhiều con đường. Nhà thơ hãy tìm cho mình con đường đúng đắn để đến với thơ ca và cuộc sống con người. Một con gấu ăn mật ngọt, nhưng mật của nó lại đắng thì thơ phải là quá trình ngược lại: phải dằn vặt, trăn trở, khổ đau đôi khi cần phải khóc trong lúc vui để sản phẩm (thơ) của mình sẽ đem lại niềm vui cho mọi người.

§ Mở bài:

Nhà văn nguyễn Khải từng nói: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”. Nghĩa là phải có sức khơi gợi ở người đọc những cung bậc tình cảm sâu thẳm. Bàn về điều đó, nhà thơ Lưu Trọng Lư từng khẳng định: câu thơ hay là một câu thơ cỏ sức gợi ”.

§ Thân bài:

Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…. Người “phu chữ” của cuộc đời hẳn đã phải như chàng trai Samet trong tác phẩm của Pautovski đi khắp nơi để gom bụi quý tạo thành một bông hồng vàng giá trị. Và công việc ấy lại càng khó khăn hơn bởi khi nó hoàn thành, người đánh giá nó không ai khác ngoài độc giả. Câu thơ có tồn tại được hay không, có chỗ đứng trong lòng người đọc hay không còn phụ thuộc vào việc “sức gợi” mà nó tạo ra trong lòng người.

Nói về thơ có rất nhiều ý kiến, có người dùng những ngôn từ trau chuốt để bày tỏ quan điểm sáng tác của mình, nhưng cũng có những quan điểm thật hàm súc như của Lưu Trọng Lư. Quan niệm “hay” hay “dở” thật ra nằm trong một phạm vi rất chủ quan. Nhưng những sự chủ quan đó luôn có một điểm giao nhau và Lưu Trọng Lư đã dùng câu này để nói về điểm giao nhau đó, là điều kiện cần để câu thơ được người ta đánh giá cao.

“Sức gợi tức là những khoảng trắng trong tác phẩm văn học, là những tín hiệu nghệ thuật mang hàm ý sâu thôi thúc người ta đọc và suy ngẫm. Gợi cho độc giả những tư tưởng, tình cảm mới mẻ cũng là gợi mở cho- người đọc đi tìm một cách hiểu khác, ở bất cứ cách hiểu nào, đó cũng là cách ta đánh giá một câu thơ hay, một nhà thơ bậc tài. Thơ hay, thơ bắt nguồn từ cảm xúc và tìm đến cảm xúc cũng là lí lẽ muôn đời của người cầm bút, như nhà phê bình Hoài Thanh nhận định: “Cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người”.

Qua quá trình tiếp nhận mang bản chất là đồng sáng tạo nên người đọc chính là người tạo nên số phận thứ hai cho tác phẩm. Nếu bỏ qua yếu tố này, thi tác phẩm sẽ không có sức sống vì một tác phẩm không có sức gợi là một tác phẩm chết. Đặc điểm thơ muôn đời vẫn là “ý tại ngôn ngoại” và những ý ở ngoài lòi đó là nơi cần độc giả sử dụng tài năng và tâm huyết của minh, để lấp đầy “khoảng trắng” mà đến với tư tưởng tác giả. Đối với con người bình thường, ta đã thấy gì mà người ta có quá dễ dàng thì sẽ không biết quý trọng và mau chán nản.

Một câu thơ hay cũng như là một báu vật vô giá trị vậy, thôi thúc người ta tìm chiếc chìa khóa cho nó để tiếp cận tư tưởng của nhà văn. Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ảm ảnh. Sở dĩ có sự ảm ảnh bởi vì câu thơ ấy thôi thúc người ta suy nghĩ về nó, hòa tâm của mình vào bài thơ và trăn trở tìm cho ra chiếc chia khóa thơ còn được cất giữ trong ngõ ngách tâm hồn. Cùng một câu thơ nhưng nhiều người, nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận có nhiều cách hiểu khác nhau. Chính vì thế mà thơ có sức sống bất diệt nối tiếp từ thời đại này sang thòi đại khác, số phận này sang số phận khác.

Kết thúc bài thơ Đồng chí, nhà thơ Chính Hữu viết: “Đầu súng trăng treo” hết sức ấn tượng. Chỉ bốn từ thôi mà’gợi ra nhiều cách hiểu. Tác giả đã ca ngợi hình ảnh đẹp hiện lên giữa rừng khuya, đồng thời gợi cho độc giả liên tưởng: ánh trăng tượng trưng cho ánh sáng của hòa bình, đầu súng là một hình ảnh của chiến hanh. Giữa rừng khuya này, các anh chiến sĩ đang chiến đấu vì hòa bình nhân loại.

Lưu Trọng Lư hẳn đã nhiều năm gắn với nghiệp làm thơ rồi mới có thể đưa ra một định nghĩa đúng đắn như thế. Bởi đây không chỉ là tiêu chí đánh giá một câu thơ hay, mà còn là tiêu chí đánh giá một nhà thơ thực tài nữa. Trong thế giới thợ ca, người ta có thể quên đi anh là ai, anh đã sống cuộc đời như thế nào, nhưng trong hoàn cảnh mà tiếng nói thường ngày rơi vào bế tắc, người ta bỗng nhớ đến anh, và người ta ghi nhớ tên anh bằng những tình cảm, cảm xúc không lẫn lộn bao giờ.

Nhà thơ cần phải trau dồi và không ngừng nâng cao năng lực sáng tác để tạo ra những thi phẩm hay, sống với thời gian. Những tín hiệu nghệ thuật là những hình ảnh, từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ khiến tác phẩm giàu sức gợi. Chính vì yêu cầu đặt ra với một câu thơ hay này mà lúc sáng tác người làm thơ luôn phải lưu ý đến tính hàm súc trong thơ. Đây là điểm phân biệt rõ giữa thơ và văn xuôi. Thơ cần một sự cô đọng rất lớn trong ngôn từ, cũng vì thế mà giàu sức gợi. Như Maiakovski từng nói: Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ mới thu về một chữ mà thôi. Nhưng chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tỉm trong hàng năm dài”.

Để phát huy tối đa sức mạnh của thơ ca, để “sức gợi” của tác phẩm lan tỏa rộng ra và sâu hơn, người viết và người đọc luôn cần một sự phối hợp và thấu hiểu. Để câu thơ có sức gợi, người viết cần có đủ tâm và tài để tạo sức sống cho chính tác phẩm của mình, viết những câu thơ sâu sắc, không hời hợt, không quá bí hiểm. Người đọc cần trau dồi trình độ cảm thụ tác phẩm cùng sự thấu hiểu nhà văn để chạm đến cái tư tưởng ẩn sau lớp chữ ấy. Sự đồng điệu, cộng cảm muôn đời vẫn là cứu cánh của văn chương.

§ Kết bài:

Để phát huy tối đa sức mạnh của thơ ca, để “sức gợi” của tác phẩm lan tỏa rộng ra và sâu hơn, người viết và người đọc luôn cần một sự phối hợp và thấu hiểu. Để câu thơ có sức gợi, người viết cần có đủ tâm và tài để tạo sức sống cho chính tác phẩm của mình, viết những câu thơ sâu sắc, không hời hợt, không quá bí hiểm. Người đọc cần trau dồi trình độ cảm thụ tác phẩm cùng sự thấu hiểu nhà văn để chạm đến cái tư tưởng ẩn sau lóp chữ ấy. Sự đồng điệu, cộng cảm muôn đời vẫn là cứu cánh của văn chương. Như L.Tônx tôi khẳng định:”Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu.Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại”.

Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn Việt Nam, giáo trình Văn học dân gian nhận định: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc (Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương , Phan Bội Châu , Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy….) đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú”.

Đó là một nhận định xác đáng thể hiện rõ mối quan hệ máu thịt gắn bó giữa văn học dân gian và văn học thành văn trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc.  VHDG chính là nền tảng của VHV và có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của VHV, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu và cảm hứng sáng tạo cho văn học viết.
+ Về phương diện nội dung: VHDG cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, của các dân tộc. Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên xã hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người. Nó bảo tồn, phát huy những truyền thồng tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương,...Biểu hiện rõ nhất là ở đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu con người,...
- Đề tài tiêu biểu trong văn học dân gian: Số phận người phụ nữ, thân phận người lao động nói chung, tình yêu đôi lứa, những kinh nghiệm sống quý báu, đặc biệt ngợi ca tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước,...
- Nguồn cảm hứng : Văn học dân gian thường lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống xã hội, lao động sản xuất,... .Đặc biệt, ca dao Việt Nam đã đưa ra những tiêu chí về vẻ đẹp người con gái truyền thống.
- Tư tưởng nhân ái : Văn học dân gian đề cao tình cảm yêu thương con người nhất là thân phận người phụ nữ, người lao động cùng khổ,...

Tài liệu có 101 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống