Một số đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn

Tải xuống 26 3.4 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Một số đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn, tài liệu bao gồm 26 trang. Đề thi được tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi TN THPT môn Ngữ Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản được trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích đến trong đầu chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc chắn là đời rồi sẽ về đâu. Nhưng như vậy thì đời mới vui. Đọc truyện mà biết được đoạn cuối ngay từ khởi đầu thì cụt hứng rồi. Điều đó có nghĩa là đường đời không phải là đường thẳng mà đường quanh co ngoằn ngèo, cứ như đường rừng. Đôi khi đi cả chục cây số rồi mới khám phá ra là mình lại quay về điểm khởi hành.

Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm mình đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt trái cây, ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó nếu ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi. Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai.

Cho nên nếu sống khôn ngoan thì ta gieo hạt trên mỗi bước đi.

(Trích từ "Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống", tác giả Trần Đình Hoành, NXB Phụ Nữ, 2012.)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trích đã dẫn. (0,5 điểm)

Câu 2: Hình ảnh "gieo hạt giống" trong văn bản trích đã dẫn được sử dụng theo phương thức tu từ nào? (0,5 điểm)

Câu 3: Tóm tắt nội dung chính của văn bản trích nêu trên. (1,0 điểm)

Câu 4: Giải thích ngắn gọn ý nghĩa được gửi gắm trong cụm từ "sống khôn ngoan" ở câu cuối của văn bản. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ gợi ý của văn bản trên, anh chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tư tưởng "gieo hạt trên mỗi bước đi".

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau

-“ta muốn ôm

Cả sợ sống mới bắt đầu mơn mởm

……

-Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”

(Vội vàng- Xuân Diệu_

-làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

  

Đáp án đề 6

Thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn

A. Hướng dẫn chung

- Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.

- Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25đ. Sau đó làm tròn số đúng quy định

B. Hướng dẫn cụ thể:

I. ĐỌC HIỂU: 

1. Nghị luận. 0,5

2. Phương thức tu từ ẩn dụ. 0,5

3. Đời là một con đường vòng, lắm khi ta sẽ trở lại đoạn đường mình đã đi qua, nên sống khôn ngoan là biết gieo hạt trên mỗi bước đi. 1,0

4. Sống hôm nay mà biết lo cho ngày mai. 1,0

II. LÀM VĂN: 

Câu 1 

1/ Yêu cầu chung:

Thí sinh biết kết hợp kiến thức (sách vở, đời sống) và kỹ năng tạo lập đoạn văn để làm bài. Đoạn văn phải đúng hướng, rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2/ Yêu cầu cụ thể:

* Đảm bảo cấu trúc một đoạn nghị luận. (Nếu thí sinh viết 2 đoạn trở lên thì mất điểm phần này). 0,5

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Biết chuẩn bị cho ngày mai bằng lối sống tốt đẹp hôm nay. 0,5

* Triển khai vấn đề cần nghị luận: 1,0

Định hướng chính:

·        "Gieo hạt trên mỗi bước đi" là sống tốt đẹp ngay hôm nay để mai sau sẽ đón nhận được kết quả tốt.

·        Đó là phương châm sống khôn ngoan, là chuẩn bị cho tương lai một cách tích cực.

·        Sống tốt đẹp, đôi khi ta sẽ không phải chờ đợi đến ngày mai mà có thể sẽ nhận được kết quả ngay từ hôm nay.

Câu 2 

Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn học.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

1/ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25

2/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là cầm vũ khí để chống lại kẻ thù tàn ác. (Hoặc: Sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng là con đường sống còn tất yếu của nhân dân miền Nam thời kì chống Mĩ). 0,5

3/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự phân tích sắc sảo và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặc chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

a/ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 0,5

b/ Phân tích, chứng minh: 2,0

* Về nội dung:

b.1/ Giải thích ý nghĩa của lời phát biểu:

- Bối cảnh: Lời kết luận xuất hiện sau khi cụ Mết kể cho dân làng nghe về bi kịch trong cuộc đời Tnú.

- Ý nghĩa: Trong hoàn cảnh kẻ thù tàn ác đã cầm vũ khí, đã sử dụng bạo lực hòng huỷ diệt sự sống của chúng ta thì lựa chọn tất yếu của chúng ta là làm cách mạng để bảo vệ sự sống.

b.2/ Phân tích bi kịch trong cuộc đời nhân vật Tnú:

- Phần chính của câu chuyện kể về cuộc đời nhân vật Tnú bắt đầu từ sự việc giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào nổi dậy ở Xô Man. Chúng bắt vợ con Tnú và tra tấn dã man bằng gậy sắt. Cả Mai và con đều gục chết dưới đòn thù. 

Sự việc diễn ra trước mắt Tnú. Và anh đã không cứu sống được vợ con, dẫu bằng tất cả yêu thương và căm thù, anh đã lao vào bọn giặc với sức mạnh của mình.

Tnú không cứu sống được vợ con. Và cũng không bảo vệ được chính mình. Bản thân anh cũng bị giặc bắt, đốt cháy mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu. 

Bi kịch trong cuộc đời Tnú là bi kịch hạnh phúc bị đập vỡ, sự sống bị bóp chết.

Bi kịch trong cuộc đời Tnú tiêu biểu cho bi kịch của dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung trong kháng chiến chống Mỹ.

- Nguyên nhân của bi kịch ấy là vì Tnú "chỉ có hai bàn tay trắng", vì Tnú và dân làng chưa kịp cầm vũ khí để chống lại kẻ thù tàn ác.

- Bi kịch được giải quyết khi dân làng cầm vũ khí chống lại kẻ thù. Lửa bạo tàn bị dập tắt, sự sống được tiếp nối.

* Về nghệ thuật:

- Diễn biến câu chuyện giàu kịch tính, giọng điệu vừa đau thương vừa hào hùng, giàu chất sử thi, lựa chọn được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc...

c/ Đánh giá chung:

- Về nghệ thuật: Thành công trong việc phát biểu chân lý lịch sử bằng hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

- Về nội dung: Vấn đề có tính chân lý lịch sử lớn lao và đã góp phần tạo nên sức sống lâu bền của tác phẩm "Rừng xà nu".

4/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,5

5/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm

 

 

ĐỀ 2

PHẦN ĐỌC- HIỂU

 Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lới các câu hỏi:

 1) Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu.

(2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên. Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.

( 3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…

( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều-

Báo điện tử Dân Trí, 13/12/2015)

Câu 1 (0,5 điểm) : Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2 (1,0 điểm ):  Dựa vào văn bản, anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ.

Câu 3 (0,5 điểm):  Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?

Câu 4  1,0 điểm): Theo anh/ chị bệnh ái kỷ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác?

PHẦN LÀM VĂN

Câu 1(2 điểm): Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về chứng ái kỷ của con người trong xã hội hiện đại.

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Tây Tiến – Quang Dũng)



Xem thêm tại: 
http://tin.tuyensinh247.com/de-thi-thu-thptqg-mon-van-2018-thpt-quang-xuong-1-c31a36052.html#ixzz54QB2aCDL

Đáp án :

Phần I. Đọc – hiểu:

– Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí/ báo chí

– Câu 2:  + Phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi

+ Dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa

– Câu 3: Trẻ mắc bệnh “Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều

– Câu 4: Những hậu quả nghiêm trọng khác của bệnh tự yêu bản thân:

+ Tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn

+ Thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh

+ Sống thu mình vào thế giới ảo, không có niềm tin vào người khác

+ Có những hành động dại dột như tự tử…..

Phần II. Làm văn

Câu 1:

§  Học sinh viết được một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) theo một trong các mô hình cấu tạo như: Diễn dịch; Quy nạp; Song hành; Móc xích; Tổng- Phân- Hợp.

§  Về hình thức: Chữ đầu tiên của đoạn viết hoa, lùi đầu dòng. Các câu trong đoạn đảm bảo có sự gắn kết chặt chẽ; được trình bày liên tục, không ngắt xuống dòng khi chưa hết đoạn. Đoạn văn thường gồm: câu mở đoạn, các câu thân đoạn, câu kết đoạn.

– Về nội dung: Các câu trong đoạn văn cần thể hiện tập trung những suy nghĩ của người             viết về: Chứng ái kỷ của con người trong xã hội hiện đại

Một số định hướng:

§  Chứng ái kỷ( bệnh tự yêu bản thân mình): một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Tâm lý tự yêu bản thân, ảo tưởng về bản thân là một căn bệnh nguy hiểm với con người

– Biểu biện của chứng ái kỷ: sống thu mình vào thế giới ảo tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn; thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh; có những hành động dại dột như tự tử…..

§  Chứng ái kỷ có thể xuất phát từ tâm lý thích hưởng thụ, tự phụ vào bản thân…

§  Hậu quả: Nó là chứng bệnh đe dọa, thủ tiêu những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của con người như : lòng nhân ái, tinh thần vị tha…

§  Cần đẩy mạnh tuyên truyền về lối sống tốt đẹp. Quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống; giúp đỡ những người ái kỷ hòa nhập với cộng đồng.

 

 

ĐỀ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản. (1,0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi được đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận?

Câu 2 (5,0 điểm)

Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ có cái bay bổng, đậm màu sắc của văn hóa dân gian. Lại có ý kiến nhấn mạnh: Trích đoạn thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo của tư duy hiện đại.

Bằng cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên

Tài liệu có 26 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống