Đề cương ôn tập kì 1 môn Ngữ Văn lớp 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập kì 1 môn Ngữ Văn lớp 11 tài liệu bao gồm 5 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Ngữ Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11, HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 – 2010

 PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN

1/ TIẾNG VIỆT

-  - Nắm được kiến thức cơ bản về từ, nghĩa của từ trong sử dụng.

<!- Nắm được các kiểu câu, các bộ phận trong câu.

<!- Nắm được các phép tu từ cơ bản và tác dụng của nó.

<!- Nắm được các phong cách ngôn ngữ và đặc trưng cơ bản của các phong cách.

2/ LÀM VĂN

<!- Nắm được các phương thức biểu đạt trong văn bản.

<!- Nắm được các thao tác lập luận trong văn nghị luận (Giải thích, phân tích, so sánh, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp...)

<!- Nắm được lí thuyết các kiểu bài làm văn (Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ, bài văn, đoạn văn; nghị luận về nhân vật trong tác phẩm; nghị luận về nội dung, giá trị của tác phẩm; nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm...)

3/ VĂN BẢN VĂN HỌC

<!  - Nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học được học trong chương trình

+ Vị trí tác giả trong làng văn.

+ Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, xuất xứ tác phẩm, trích đoạn văn học được học trong chương trình.

+ Những nét chính về nội dung tác phẩm.

+ Những đặc sắc về nghệ thuật.

<!- Hệ thống được các dạng đề bài có liên quan đến tác phẩm hoặc trích đoạn văn học được học.

PHẦN II: MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ

A/ Bài tập đọc hiểu và nghị luận xã hội

I/ Đề 1:

     Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

           Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates — từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:// tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của cải cho con cái?

Câu 3. Anh/ Chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” nghĩa là gì?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần đọc hiểu: “Có người… để tự chịu trách nhiệm” không? Vì sao?

Làm Văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội.

II/ Đề 2:

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

                                         GỬI CON

                       …..

 Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

                       Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

                        …..
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.

                        …..
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.

                                                              ( Theo Bùi Nguyễn Trường Kiên)

 Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:

    “Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.  Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

                   Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

                    “Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
                    Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
                    Chẳng sao
                   Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
                  Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Phần II:  Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

                                         “Và hãy tin vào điều có thật:
                                         Con người – sống để yêu thương
.

                                                         

III/ Đê 3:

     Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định“đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận“tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

          (Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.

Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

B/ Bài tập nghị luận văn học

1/ Đề 1:

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: “Thị nghe thấy thế thì lộn ruột... Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”

2/ Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.

3/ Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.

4/ Đề 4: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.

5/ Đề 5: Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: “Đến huyệt, lúc hạ quan tài,...và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ”.

6/ Đề 6: Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia”.

7/ Đề 7: Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.

8/ Đề 8: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao/ nhân vật quản ngục trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

9/ Đề 9: Cảm nhận của anh/chị về cảnh đợi tàu trong truyện “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạc Lam.

10/ Đề 10: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tối trong truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

11/ Đề 11: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của Liên trong truyện “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam.

12/ Đề 12: Phân tích diễn biết tâm trạng của Liên trong tryện “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam.

13/ Đề 13: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu.

14/ Đề 14: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người vợ trong bài thơ “Thương vợ” – Tú Xương.

15/ Đề 15: Cảm nhận của anh/chị về nỗi lòng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ “Tự tình”.

16/ Đề 16: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”.

17/ Đề 17: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn cùa Lê Hữu Trác qua trích đoạn “Vào phủ chúa Trịnh”.

18/ Đề 18: Bàn về nhân vật Liên có ý kiến cho rằng: “nét nổi bật ở Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo”. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Liên chín chắn, điềm đạm, có tâm hồn phong phú và nhân hậu”.

      Bằng hiểu biết về nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, anh/ chị hãy bình luận các ý kiến trên.

 

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống