Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 bài văn mẫu Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay hay nhất, gồm 9 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 11 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi vào lớp 10 môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng: Phong cách Hồ Chí Minh
Từ văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà, tác giả đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về nhiệm vụ của thế hệ trẻ với việc tiếp thu văn hóa nhân loại đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. "Thế hệ trẻ" được coi là tương lai của một đất nước của một dân tộc. " Văn hóa nhân loại" là trí thức, lối sống, văn hóa thế giới; còn " bản sắc văn hóa dân tộc" là truyền thống, nét riêng của dân tộc.
Ở giới trẻ ngày nay, đã có một bộ phân biệt hội nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và đồng thời cũng vẫn còn tồn tại một bộ phận khác đang tiếp thu văn hóa nhân loại này một cách thụ động, không có chọn lọc và coi đó là " mốt thời thượng". Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như cách đi đứng, ăn mặc, nói năng và trang phục. Xu hướng chung của giới trẻ ngày nay là bắt chước, học theo phim nước ngoài, học theo các diễn viên, ca sĩ, thần tượng nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm đầy màu sắc, những bộ quần áo ngắn cũn cỡn, rách te tua, những câu nói lẫn lộn giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt... là biểu hiện của sự ăn chơi, đua đòi, là thứ văn hóa phù phiếm và nó cũng đã thể hiện việc quay lưng với bản sắc văn hóa dân tộc. Và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do cách quan niệm, cách suy nghĩ cũng như lối sống của giới trẻ ngày nay. Họ cho rằng những nét văn hóa, bản sắc dân tộc là sự cũ kĩ, cổ hủ, lạc hậu,... Khi tiếp xúc với những công dân trẻ tuổi, ta thường thấy dấu ấn của bản sắc văn hóa Việt Nam rất lu mờ nhưng đậm nét lại là một thứ văn hóa ngoại lai hỗn tạp. Nhưng đó cũng chỉ là nguyên nhân khách quan, là do sự tác động của môi trường sống mà thôi; còn nguyên nhân chủ quan lại là do ý thức của thế hệ trẻ ngày nay. Họ không quan tâm nhiều đến bản sắc văn hóa dân tộc, họ không hiểu và cũng không cần hiểu bản sắc văn hóa dân tộc là gì. Bản sắc văn hóa dân tộc là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc nếu như ta đánh mất nó thì chúng ta chỉ là con số không ở giữa nhân loại. Vậy cần phải làm gì để thực hiện điều đó? Trước hết là sự tự giác ý thức của mọi người để thấy được giá trị của văn hóa dân tộc. Sau đó là sự giúp đỡ của gia đình, xã hội làm cho những nét văn hóa đó được tô đậm trong sự trà trộn phức tạp của các luồng văn hóa khác. Mặc dù chúng ta phải giữ gìn những nét văn hóa dân tộc nhưng không có nghĩa là ta loại bỏ những nền văn hóa khác. Chúng ta cần phải học hỏi một cách chủ động, có chọn lọc, tiếp thu những cái tinh hoa văn hóa của nhân loại để hình thành một nền văn hóa Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng mà vẫn đảm bảo được yêu cầu " hòa nhập nhưng không hòa tan" trong xã hội mới. Vì vậy, thực hiện điều này là trọng trách của mọi công dân. mỗi thanh thiếu niên ngày nay. Là học sinh, em đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Em sẽ nỗ lực cố gắng để khiến những nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta ngày càng được tô đậm và được toàn thế giới biết đến.
1. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
- Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam…công học tập của các em” hoặc một số câu khác có nội dung tương tự. (0,5 đ)
2. Thân bài:
* Giải thích thế nào là tuổi trẻ?
- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
- Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ nhân của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.
* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?
- Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
- Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
- Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
* Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.
- Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
- Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, …
- Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh.
+ Trong chiến tranh: (dẫn chứng cụ thể)
+ Trong thời bình: (dẫn chứng cụ thể)
- Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học… đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai.
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?
- Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
- Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức…
Các bài mẫu khác:
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người là vô cùng cần thiết, trong đó, phong cách sống của mỗi người, đặc biệt là lớp trẻ ngày nay cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới đất nước.
Ta đều biết phong cách là tính cách, là cá tính riêng của mỗi người. Vậy phong cách sống là lối sống riêng thể hiện tính cách, cá tính của họ. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng phong phú, nó được thể hiện ở cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Đối với phong cách sống tích cực, ta có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc như: sống hy sinh vì người khác, học tập tích cực, sống có đạo đức, có chuẩn mực, sống hòa nhập và bảo vệ thiên nhiên,…Với lối sống tích cực đó, nó góp phần ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đói với bản thân mà còn đối với cộng đồng xã hội. Những phong cách sống tích cực như vậy sẽ làm cho giá trị bản thân họ được đề cao hơn, gây thiện cảm, niềm tin yêu, sự tôn trọng của mọi người, bên cạnh đó còn làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, sánh vai bình đẳng với thế giới, thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Bên cạnh những phong cách sống tích cực thì việc lớp trẻ vẫn hình thành nên lối sống tiêu cực là không thể tránh khỏi. Họ luôn sống ích kỷ, sống vì lợi ích bản thân, sống không có mục đích, luôn gây ra những trào lưu vô bổ nhằm mục đích phản động,… Tất cả những phong cách sống đó không những hủy hoại, làm mất đi giá trị bản thân trong mắt mọi người mà còn làm mọi người ghét, xa lánh, không tôn trọng mình hơn, qua đó còn làm cho đất nước ngày càng lạc hậu, không phát triển, không thể đứng lên sánh vai với thế giới. Chính vì những lối sống tiêu cực gây ảnh hưởng lớn như vậy nên chúng ta phải biết sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh, sống có ích, biết sống cống hiến vì người khác, phê phán và lên án những lối sống không lành mạnh để rồi từ đó làm gương cho mọi người học tập và noi theo. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng quan trọng đối với đất nước.
Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa hết sức to lớn: trang bị hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng cả mỗi người, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta.
Nội dung của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là việc nghiên cứu và vận dụng hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh, bao gồm các tư tưởng chủ yếu như: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức Cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân;... Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải nắm bắt được yếu tố cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: tư tưởng về độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Việc học tập, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp người học tiếp cận, hiểu rõ hơn về con người vĩ đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Người là nhà lãnh đạo nổi tiếng được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, một vị nguyên thủ tài ba mà gần gũi, được hàng triệu đồng bào Việt Nam yêu mến. Hồ Chí Minh đồng thời cũng là một nhà văn hóa lớn với nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị để lại cho đời. Có thể nói, có rất nhiều yếu tố để tạo nên một con người vĩ đại với những thành tựu xuất chúng và dành được trái tim, tình cảm của nhiều đồng bào trong nước nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Song một yếu tố quan trọng then chốt và cơ bản đó chính là nội lực tự thân bên trong Hồ Chí Minh - là toàn bộ tư tưởng, quan điểm, nhận thức cũng như phẩm chất đạo đức của Người. Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp ta khám phá và hiểu rõ hơn những phẩm chất, quan niệm sâu sắc của Người, cũng là qua đó tìm ra cho mình một tấm gương sáng để noi theo và những bài học bổ ích để vận dụng trong cuộc sống. Đối với Hồ Chí Minh, giữa tư tưởng với đạo đức – phong cách – lối sống là luôn thống nhất nên việc nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ cho ta cái nhìn giản đơn về những quan niệm của Người trong các lĩnh vực, mà mặt khác còn cho ta cảm nhận được phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Người. Hồ Chí Minh là con người “bằng xương bằng thịt” nhưng Người làm được những việc phi thường, to lớn không phải bất cứ một ai cũng làm được. Hồ Chí Minh cùng thành quả của Người chính là tấm gương sáng “người thực việc thực” cho những ai am hiểu sâu sắc về những tư tưởng của Người có thể học tập, làm theo. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh còn là một trong những con đường để nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công lao to lớn của Người đối với nhân dân, đất nước Việt Nam và nhân dân của các nước thuộc địa trên thế giới. Thấm thía công lao của Người cũng sẽ khơi gợi trong mỗi một người dân Việt Nam lòng biết ơn, lòng tự hào dân tộc, thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc - đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác trong thời đại ngày nay. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc dù có tính khái quát cao về các lĩnh vực có nội hàm rộng lớn như dân tộc và cách mạng dân tộc, chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản, Nhà nước, tư tưởng đại đoàn kết, quân sự, nhân văn, đạo đức, văn hóa... nhưng lại có tính thực tiễn và áp dụng rất cao, có thể được vận dụng hiệu quả trong từng công việc nhỏ lẻ của mỗi người dân.
Thấm nhuần được các tư tưởng chủ đạo, ta sẽ có nền tảng vững chắc về mục đích lao động, mục tiêu đúng đắn để phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa và có bản sắc riêng. Từ đó ta sẽ tìm ra đường hướng cụ thể để phát triển năng lực của bản thân, xây dựng đất nước. Trên nền tảng kiên định lập trường, vững vàng quan điểm ấy, việc nắm rõ được bản chất của các tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho mỗi người nâng cao được khả năng tư duy lý luận sắc bén và cải tiến phương pháp lao động hiệu quả và khoa học hơn. Thay đổi được tư duy nhận thức đúng đắn cũng chính là loại bỏ, bài trừ những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, phiến diện, phản động, hướng con người đến những tư tưởng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển. Nếu đổi mới tư duy có vai trò dẫn dắt khởi nguồn cho sự tiến bộ thì cải tiển phương pháp cũng quan trọng không kém trong việc hiện thực hóa những dự định, quan điểm đổi mới đó. Giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa giàu nghèo, phần tầng xã hội, sự suy đồi về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin, tư tưởng và tình cảm của quần chúng nhân dân vào Đảng. Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, noi gương đạo đức của Người trở nên cần thiết, cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết giúp đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo. Luôn luôn xuất phát từ thực tế, hết sức tránh lặp lại những lối cũ, đường mòn, không ngừng đổi mới và sáng tạo.
Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa, các thế lực phản động thù địch không từ bỏ âm mưu nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đối với nước ta thông qua cơ chế thị trường và trao đổi, giao lưu văn hóa. Trong điều kiện đó, chúng ta có thể làm gì để vừa mở cửa, hợp tác phát triển kinh tế mà vẫn giữ được độc lập, chủ quyền dân tộc. Muốn vậy chúng ta phải tạo ra nguồn sức mạnh nội lực làm cơ sở cho sự phát triển. Một trong những sức mạnh nội lực đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Người có căn dặn: học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, để giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn đổi mới hiện nay, tức là phải luôn biết gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung làm phong phú thêm lý luận. Do vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là việc học tập có ý nghĩa về mặt định hướng giá trị, tạo nên sức mạnh đồng thời là kim chỉ nam, là nền tảng tư tưởng cho mọi hành động của cả dân tộc.
Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên ngành Luật nói riêng: Trong huấn thị gửi Đại hội Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam lần thứ II, Người viết: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy, cho nên phải tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người.” Điều này cho thấy Người luôn quan tâm đến thanh niên - những người chủ tương lai của đất nước. Là sinh viên Luật, không chỉ là những người chủ tương lai của đất nước, mà còn là lực lượng nòng cốt xây dựng nên hệ thống pháp chế nước nhà, xương sống của quốc gia, chúng ta cần phải luôn quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng của mỗi sinh viên Luật ngay từ trong ghế nhà trường. Rèn luyện tài: Tự giác trau dồi kiến thức pháp luật, tận dụng triệt để những điều kiện mà xã hội đang tạo ra, không để làm phí hoài tuổi trẻ. Học phải có lý tưởng, phải trả lời được hai câu hỏi của người “Học để làm gì? Học để phục vụ ai?”. Mặt khác, phải thường xuyên tham khảo nhiều phương pháp học trong và ngoài nước để tìm hiểu, đóng góp cho pháp luật nước nhà. Rèn luyện đức, ngành luật là chuyên ngành xương sống của quốc gia nhưng cũng vô cùng nhạy cảm cả trong nghề lẫn trong chính trị. Sinh viên luật phải tự nhắc nhở đạo đức nghề nghiệp, đạo đức với quốc gia dân tộc. Kết hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội sinh viên, thường xuyên tổ chức tham gia các buổi học về tư tưởng chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh; cùng nhau thảo luận vai trò của sinh viên Luật và để thấm nhuần hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thế kỉ mới. Kế thừa tư tưởng đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng trong thời đại mới đang ra sức học tập, để đưa nước nhà “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Thực tiễn việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay: Việc giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng luôn được coi trọng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay đã được đưa vào chương trình giảng dạy của nhiều trường cao đẳng, đại học. Không ít những đoàn viên, thanh niên noi theo tấm gương của Bác đạt nhiều thành công trong học tập cũng như những lĩnh vực khác. Cũng nhờ việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, các cán bộ, đảng viên và đông đảo tầng lớp nhân dân đã nâng cao được nhận thức tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách làm việc, kiên định mục tiêu, góp phần đưa công cuộc đổi mới đi tới những thắng lợi to lớn. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sự hiệu quả. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đơn vị, người dân chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa tự giác tham gia. Việc vận dụng, học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn mang tính dập khuôn, cứng nhắc. Một số cán bộ chủ chốt chưa gương mẫu và tích cực trong học tập do đó chưa tạo được phong trào học tập sôi nổi ở cơ quan đơn vị. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một công tác vô cùng quan trọng, nhưng lại chưa thật sự mạnh mẽ, chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia.
Với những ý nghĩa hết sức to lớn như trên, tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/ 1991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Và từ đó tới nay, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đèn soi sáng cho con đường của chúng ta, là vũ khí lý luận có giá trị khoa học sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn to lớn; là tư tưởng chỉ đạo, là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta và đi vào lịch sử nhân loại như một trong những vĩ nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX. Điều làm nên sự vĩ đại, nhưng gần gũi, giản dị của Hồ Chí Minh là ở nhân cách, đạo đức, tài năng, những cống hiến của Người cho dân tộc và nhân loại. Một trong những di sản mà Người để lại là phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo - cơ sở, tiền đề cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo là một trong những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc và nhân loại (Trong ảnh: Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này). Phong cách là “lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nền nếp ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động, như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)… tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó”(1). Tư duy, theo Từ điển tiếng Việt, là “giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý”.
Có thể hiểu, phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh là một trong những nét độc đáo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh; là cơ sở cho việc hình thành những luận điểm, tư tưởng đặc sắc mang dấu ấn Hồ Chí Minh, tạo nên sự khác biệt giữa Hồ Chí Minh với nhiều nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo tiền bối và đương thời. Với Hồ Chí Minh, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi, giáo điều, tránh lối cũ, đường mòn và tự mình phải luôn tìm tòi, suy nghĩ. Tự chủ là tự mình làm chủ suy nghĩ, làm chủ bản thân và công việc của mình, tự mình thấy trách nhiệm trước đất nước và dân tộc. Sáng tạo là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù; sẵn sàng từ bỏ những cái cũ, lạc hậu, tìm tòi, đề xuất những cái mới để có thể trả lời được những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống đặt ra(2). Nhờ tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra quy luật của cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển chung của nhân loại. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo hình thành rất sớm ở Hồ Chí Minh, ngay từ thuở thiếu thời, lúc Người mới bước vào tuổi thanh niên. Khác với các nhà cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh không lựa chọn sang phương Đông mà quyết định sang phương Tây, cụ thể là nước Pháp để tìm đường cứu nước, cứu dân. Đó là sự lựa chọn hết sức táo bạo trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Cũng với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, nếu như Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, Phan Chu Trinh chủ trương giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền, thì Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tán thành Quốc tế Cộng sản, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga.
Chính tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo đó đã tạo ra sự khác biệt trong cách đi, bước đi, quan điểm, tư tưởng giữa Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với các nhà yêu nước cách mạng tiền bối và cùng thời với Người. Để đưa ra quyết định lựa chọn cứu nước theo con đường cách mạng vô sản, trong suốt 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tự mình khảo sát, nghiên cứu các cuộc cách mạng ở các nước tư bản Mỹ, Anh, Pháp…, đã sống, lao động, học tập, tiếp xúc với đủ hạng người, từ tầng lớp thượng lưu, tinh hoa đến những người lao động nghèo khổ nhất ở châu Á, Âu, Phi, Mỹ La-tinh. Điều đó giúp Người mở rộng tầm mắt, tăng cường vốn sống, hiểu địa.biết về cuộc sống, tình cảnh, số phận con người, nhất là người lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người chính là biểu tượng của một lối sống giản dị mà đầy thanh cao. Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà - người đọc như hiểu rõ hơn về điều ấy.
Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990. Qua văn bản này, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đầu tiên, nét đẹp trong phong cách của Bác Hồ chính là ở sự kết tinh giữa văn hóa của nhân loại và truyền thống dân tộc. Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nước trên thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đối với mỗi nền văn hóa Người lại có những vốn hiểu biết nhất định trên nhiều lĩnh vực. Đến đâu, Bác Hồ cũng không ngừng học hỏi. Điều đó thể hiện qua vốn ngoại ngữ của Hồ Chủ tịch. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” toàn bộ cái hay cái đẹp của các nền văn hóa nhưng tiếp thu có chọn lọc. Đồng thời, Người cũng đã “nhào nặn” để cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình. Bác đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.
Kế tiếp, Lê Anh Trà đã đưa ra những biểu hiện trong lối sống giản dị của Bác với những dẫn chứng cụ thể và đầy thuyết phục. Nơi ở của Bác - mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Quả thật, đúng như lời nhận xét đầy xác đáng của tác giả - ít có vị chủ tịch hay tổng thống nào có lối sống giản dị được như Hồ Chủ tịch.
Cuối cùng, nhà văn đưa ra lời bình luận về phong cách của Bác. Việc liên tưởng đến các nhà hiền triết thời xưa suy cho cùng cũng chỉ để khẳng định vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh. Đó không phải là một cách sống khác người hay lối sống khắc khổ của những nhà tu hành. Bác Hồ đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Một cách sống thanh cao và có thể đem lại cho Người một tinh thần thoải mái, vui vẻ. Ta có thể bắt gặp rất nhiều câu chuyện có thật về đời sống giản dị của Bác. Câu chuyện của ông Nguyễn Thế Văn quê ở Thái Bình là người thân cận duy nhất lo cho Bác từ giấc ngủ đến bữa ăn kể lại: “Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa tai hoặc mũi lợn luộc, một chút mắm chua. Khi ăn, bao giờ Bác cũng gặp tai, mũi lợn ra một chiếc đĩa nhỏ rồi lấy chén đậy lại. Va li quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô và một bộ trang phục để tiếp khách thế nhưng Bác luôn dặn tôi phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc va li như báu vật, nếu đi đâu ra khỏi phòng phải cho vào tủ khóa lại…”. Hay như câu chuyện của bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể lại khi làm việc ở văn phòng chủ tịch, có đôi khi bà còn đảm nhận công việc khâu vá quần áo, chăn màn cho bác. Theo lời bà kể: “Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá...”.
Thế mới thấy, lối sống giản dị của Bác Hồ là điều mà tất cả mọi người đều cảm nhận được. Nhưng đến với bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta mới thấy được điều ấy một cách thật sâu sắc.Tóm lại, qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã cho người đọc thấy rõ được phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh - giản dị nhưng thật thanh cao và đáng quý.
Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.
Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: Phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác. Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chú, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc, Bác lọc những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại, “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.
Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc của Người lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại đơn sơ, mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác. Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào, hải vị, không có những món cầu kì, đắt tiền mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường.
Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa, nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường. Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống, … Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.
Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.
Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.
Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc" với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm" các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi."
(Người đi tìm hình của nước)
Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.
Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện" của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ", đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ".
Trang phục của Người "hết sức giản dị" với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn". Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.
Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".
Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Việt Nam đang trên đà phát triển, hòa cùng với xu thế hội nhập toàn cầu trên thế giới. Vì thế, một vấn đề cấp bách đặt ra là làm thế nào để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại thế giới mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc, hòa nhập nhưng không được hòa tan. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa quốc gia. Nhận thức được điều đó, Lê Anh Trà đã có bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" trong cuốn "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam". Trong bài viết có trích đoạn "Phong cách Hồ Chí Minh" rất là tiêu biểu, độc đáo, tác giả đã chỉ ra những vẻ đẹp về phong cách của Người. Và Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, giúp cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được những bài học nhận thức đúng đắn về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.
Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa trên thế giới. Tạp chí "Time" đã xếp Người vào danh sách là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX. Bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà không chỉ mang ý nghĩa thời sự trong tình hình hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài tới tương lai phía trước. Bởi việc học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần phải duy trì thực hiện thường xuyên đối với mọi thế hệ của người Việt.
Trước hết là cơ sở hình thành phong cách Hồ Chí Minh trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Trên con đường hoạt động cách mạng, trải qua bao nhiêu năm bôn ba trên khắp các châu lục từ châu Á sang châu Âu, từ châu Phi sang châu Mĩ, đã giúp cho Hồ Chí Minh có một sự hiểu biết sâu rộng mọi nền văn hóa trên thế giới. Để có được điều đó, Người đã ra sức học các tiếng ngoại ngữ nước ngoài "viết và nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga... Người luôn chủ động học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật ở mọi lúc mọi nơi đến một mức khá là uyên thâm.
Người sẵn sàng tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của mọi nền văn hóa nhưng cũng luôn quan sát phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực của Chủ nghĩa tư bản; luôn biết cân bằng hài hòa sự "ảnh hưởng quốc tế đó... với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được..." để tạo nên một phong cách "rất Việt Nam, rất Phương Đông... rất mới, rất hiện đại". Như vậy, chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một con người rất bản lĩnh, giàu nghị lực, có tầm nhìn sâu xa và có một phong cách rất giàu giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Từ đó, tạo nên một phong cách độc đáo ở con người Hồ Chí Minh.
Từ việc chỉ ra cơ sở để hình thành nên Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đi vào những biểu hiện cụ thể về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua lối sống: giản dị và thanh cao. Mặc dù lúc này, Người đã trở thành một vị chủ tịch nước vĩ đại, cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Người vẫn hiện lên với một lối sống vô cùng giản dị. Nơi ở và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm thành "cung điện" của mình, chỉ có vẻn vẹn vài phòng như: phòng tiếp khách, phòng họp Bộ chính trị, phòng làm việc và phòng ngủ.
Trang phục của Bác đơn giản chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. Những món ăn hằng ngày đạm bạc của dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Đây không phải là một lối sống khắc khổ, tự thần thánh hóa hay tự làm cho khác người mà là một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao của một con người trí thức với một quan niệm sống tích cực: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, thanh cao.
Phần cuối của trích đoạn, tác giả đưa ra sự liên hệ dẫn chứng giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tác dụng như một thủ pháp đòn bẩy, khẳng định lại một cách mạnh mẽ lối sống giản dị của Bác là một lối sống đẹp, rất thanh cao, trong sáng; là cách để Người di dưỡng tâm hồn và thể xác. Từ đó, gợi lên sự gần gũi và truyền thống giữa người xưa và nay, giữa Bác và các bậc hiền triết, làm tôn thêm phần cao quí ở Người.
Tóm lại, bài viết có sự kết hợp giữa kể và bình luận; những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn rất tiêu biểu, có sức thuyết phục; sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để làm nổi bật ý: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác, đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.
Kể chuyện Hồ Chí Minh, đọc thơ văn của Người và thơ văn viết về Người ở đất nước ta, đối với mỗi người Việt Nam, dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hoá thú vị đáng tự hào. Ở sách Ngữ văn 7, chúng ta đã được học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng - một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn hoá lớn, từng được sống làm việc nhiều năm bên Người.
Giờ đây, mở đầu sách Ngữ văn 9, chúng ta lại được học một văn bản nữa của Lê Anh Trà - một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh. Lần theo từ ngữ, câu văn, bắt đầu từ nhan đề đến dòng cuối cùng của văn bản, chúng ta lại được cùng nhau khám phá "Chuyện Bác Hồ", thú vị và bổ ích biết bao. Hình tượng nổi bật hiện lên từ bài Phong cách Hồ Chí Minh phải chăng là một nhân cách Việt Nam hài hoà vẻ đẹp của nền văn hoá Việt Nam mang truyền thống lâu đời với nền văn hoá thế giới hiện đại?
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết là ở vốn tri thức văn hoá nhân loại mà Người đã tích luỹ được. Ông Lê Anh Trà kể: "Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ,... đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh...".
Hồ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên trái đất, tiếp xúc với đủ mọi dân tộc, mọi chủng tộc của các màu da vàng, đen, trắng, đỏ... nhờ đó, "Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,...". Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức.
Dường như Hồ Chí Minh đã thấu hiểu quy luật ấy nên "Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Học hỏi, tìm hiểu để tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời Người biết "phê phán những tiêu cực". Cách đi, cách sống và cách học tập như vậy thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. Người đã kể một kỉ niệm trong thời kì tìm hiểu, học tập về lí tưởng cách mạng của mình rằng: "Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp... Còn như Đảng là gì..., chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu... Tôi dự rất nhiều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy?... Điều mà tôi muốn biết hơn cả là... vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên... Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa... Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính.
Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động,... Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ tôi chỉ ngồi nghe người ta nói; tôi cảm thấy người nào cũng có lí cả, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi... Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường "của tôi"... Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác - Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ..." .
Tuy câu chuyện chỉ là một trong muôn vàn kỉ niệm của cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh nhưng vẫn đủ cho chúng ta thấu hiểu một phong cách sống và học tập năng động, hết mình vì cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, dân tộc mình và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhờ đi nhiều nơi, hăng hái tích cực, thường xuyên tìm tòi, học hỏi, tranh luận, sống sôi nổi, hết mình, vừa nghiên cứu lí luận, vừa làm công tác thực tế, Người đã tích luỹ được một vốn tri thức sâu rộng. Sau vài ba sự việc được kể tóm tắt, nhằm gợi cho người đọc liên tưởng và suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức, tác giả Lê Anh Trà bình luận: "Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị... đồng thời rất mới, rất hiện đại".
Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của nhiều nền văn hoá thế giới không phải chỉ để cho riêng mình mà đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc mình, dân tộc mình, đó là cách sống của Hồ Chí Minh. Chính vì biết cống hiến tất cả cho một lí tưởng cao đẹp như thế, nên Hồ Chí Minh đã trở thành một người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thời đại, một nhân cách Việt Nam mang truyền thống phương Đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.
Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.
Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, …tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào. Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được. Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,… Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.
Video bài văn mẫu Cảm nhận phong cách Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là biểu tượng cao quý nhất, tấm gương sáng cho muôn đời, cho mọi thế hệ về lòng yêu nước, thương dân - Ái Quốc, Ái Dân như tên gọi của Người đã trở thành huyền thoại về bậc vĩ nhân, về một con người vĩ đại, cao thượng mà vô cùng giản dị.
Bởi thực sự vĩ đại nên vô cùng giản dị, càng giản dị bao nhiêu Người càng trở nên vĩ đại bấy nhiêu. Là lãnh tụ vĩ đại, đứng đầu Đảng và Nhà nước mấy chục năm, vậy mà cuộc sống của Người vẫn như cuộc sống của người dân thường - đạm bạc, tiết kiệm, tiết kiệm đến mức khắc khổ, bởi thương dân, vì dân và để nêu gương cho mọi người. Bộ quần áo ka ki đã sờn, đôi dép cao su trường chinh vạn dặm, tủ áo đơn sơ với quần nâu áo vải, căn phòng nhỏ, chiếc giường cá nhân, chiếu mộc, chăn đơn, gối chiếc, một đời không chút riêng tư, hy sinh cả hạnh phúc riêng tư cho hạnh phúc của toàn dân. Trên giường của Bác còn để hai chiếc quạt - quạt mo cau của Tỉnh ủy Nghệ An biếu lần Bác về thăm quê và chiếc quạt lá cọ Tỉnh ủy Phú Thọ biếu để Người nhớ kỷ niệm kháng chiến vùng trung du. Trên bàn làm việc của Bác, có một ống bơ sữa bò dùng làm hộp đựng bút.
Có lãnh tụ, vĩ nhân nào trên thế giới đã sống và sinh hoạt hằng ngày như Bác của chúng ta? Bao nhiêu người đã từng đến đây từ mọi miền đất nước, từ khắp các nước để chiêm ngưỡng một con người, để hiểu một cuộc đời, để cảm nhận một sự nghiệp tỏa sáng - Hồ Chí Minh. Bao nhiêu người đã khóc, từ em nhỏ tới người lớn, từ người dân thường đến các học giả, các chính khách, các tướng lĩnh ở muôn nơi - những giọt nước mắt của lòng kính trọng và biết ơn, của sự ngưỡng mộ và tự hào về Hồ Chí Minh - con người đã đi trọn lô gích của cuộc đời, toàn vẹn, dấn thân trong cần lao tranh đấu cho dân tộc và nhân loại, để dâng hiến, hy sinh đến mức hóa thân vào nhân dân. Khi trút hơi thở cuối cùng, trên ngực áo của Người không một tấm huân chương, bởi Hồ Chí Minh xa lạ với cao sang quyền quý, bởi Người không màng danh lợi, suốt đời ở ngoài vòng danh lợi và còn bởi Người là mẫu mực tuyệt vời trong sáng của đức khiêm nhường, lòng nhân ái vị tha. Từ chối mọi huân chương, phần thưởng, Người nói rằng, Người chưa xứng đáng. Khi đất nước còn chia cắt, Bắc - Nam chưa sum họp một nhà, Người ăn không ngon, ngủ không yên. Biết rõ sự hữu hạn của đời người, Người đã dồn hết tâm sức, trí lực, cả tình thương yêu và trách nhiệm cho nước, cho dân. Mười năm cuối đời, Bác Hồ của chúng ta dù tuổi cao sức yếu mà vẫn đến với nhân dân, nhất là nông dân ở nông thôn tới 700 lần, ân cần chu đáo tỉ mỉ để thấu hiểu đời sống của dân, để thấu cảm tâm trạng, nguyện vọng lòng dân. Trí tuệ Người vẫn sáng suốt, minh mẫn. Người viết bức thư để lại cho dân, cho Đảng vào đúng dịp sinh nhật 75 tuổi. Người sửa lần cuối cùng “Những lời để lại” mà ta gọi là Di chúc vào tháng 5-1969.
Bốn tháng sau, Người vĩnh biệt toàn dân, toàn Đảng về với tổ tiên, đi vào cõi vĩnh hằng. Ra đi, Người chỉ có một điều tiếc nuối “không được phục vụ Tổ quốc và nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Sự cao thượng đó kết tinh tất cả Tư tưởng - Đạo đức và Phong cách của Người. Đó là tài sản thiêng liêng, vô giá Người trao gửi lại cho Đảng, cho dân. Với Hồ Chí Minh, tư tưởng bao hàm cả phương pháp, tư tưởng gắn liền với đạo đức; đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lối sống và bản lĩnh “vô ngã vị tha” đã trở thành động lực thúc đẩy mọi hành động, biến tư tưởng thành hiện thực của Người. Những điều cao quý ấy lại được biểu hiện và định hình trong phong cách Hồ Chí Minh với đặc trưng nổi bật là sự giản dị. Bởi vậy, nếu cảm nhận thật đầy đủ, nhận thức thật đúng đắn, sâu sắc phong cách Hồ Chí Minh thì chúng ta sẽ lĩnh hội được chiều sâu tư tưởng của Người, sẽ thụ cảm được chân thực và tinh tế nhất nguồn sáng từ viên ngọc quý đạo đức Hồ Chí Minh, lan tỏa đến mọi người, mọi việc, ở mọi nơi, mọi lúc. Phong cách Hồ Chí Minh là nơi hội tụ và kết tinh tư tưởng - phương pháp - đạo đức của Người, là giá trị đặc sắc, riêng có ở Hồ Chí Minh, một “cái tôi” cá thể, bản thể và bản ngã của Hồ Chí Minh hòa vào trong “cái chúng ta”, trở thành biểu tượng và khát vọng vươn tới của cái chung, của tất cả mọi người, từ Việt Nam trong thời đại mang tên Người - thời đại Hồ Chí Minh đến thế giới nhân loại.
Giản dị là đặc trưng nổi bật, bao trùm phong cách Hồ Chí Minh. Giản dị thấm nhuần trong toàn bộ ý nghĩ, việc làm, giao tiếp, ứng xử của Người, trở thành một thói quen, một lối sống, một nhu cầu tu dưỡng đạo đức, nhuần nhuyễn, tự nhiên, hồn nhiên, không một chút nào khiên cưỡng, gượng ép. Cách nói giản dị của Người thấm vào muôn vạn lòng người. Đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, Bác Hồ dừng lại và hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?”. Cả một biển người ngày ấy hô vang tiếng “Rõ”. Không còn khoảng cách nào giữa lãnh tụ và người dân nữa qua cử chỉ đó của Người.
Bài thơ xuân năm 1969, năm cuối cùng, lần cuối cùng chúng ta có thơ mừng Xuân của Bác, có những vần thơ mang âm hưởng của một thông điệp, vạch ra cả một lộ trình tiến tới mục tiêu trọn vẹn: “Vì độc lập vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”. Phải nghiền ngẫm kỹ những câu thơ ấy mới thấy hiển lộ chủ nghĩa nhân văn cao cả trong chính trị và trong điều hành chính sự của Người. Càng ít đổ máu càng tốt, không đổ máu là tốt nhất. Chỉ đánh sập ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ để nó phải cút đi, đánh đổ ngụy quyền tay sai để giang sơn thu về một mối, để Nam Bắc sum họp một nhà - điều khắc khoải chờ mong thương nhớ những năm cuối cùng của Bác. Với cán bộ, đảng viên, công chức, Người luôn căn dặn đức là gốc, phải rèn luyện đủ đức, đủ tài, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Những lời lẽ giản dị của Người đã có sức cảm hóa, thức tỉnh lương tâm, danh dự của mỗi người: “Tiền Chính phủ trả lương cho công chức lấy từ những đồng tiền đóng thuế của dân. Làm việc lười biếng, cẩu thả, tắc trách, là lừa gạt dân chúng”. Đủ hiểu vì sao Người đòi hỏi nghiêm khắc trừng trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai, làm việc gì, ở cương vị nào. Người nêu rõ yêu cầu tiêu chuẩn công chức phải thạo chính trị, giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, đề cao kỷ luật công vụ và đạo đức công chức để tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Vào lúc này, những chỉ dẫn đó của Người, phong cách làm việc, phong cách phục vụ dân của Người vẫn còn nguyên giá trị, vẫn nóng hổi tính thời sự…
Phong cách giản dị của Hồ Chí Minh qua lời văn, lời nói cho ta nhận ra bản lĩnh của Người: Đem cái tối thiểu của ngôn từ để tải cái tối đa của tư tưởng và đạo đức. Với Hồ Chí Minh, chữ thì ít nhất mà nghĩa thì nhiều nhất. Di chúc 1.000 từ là một minh chứng điển hình. Rõ ràng, giản dị là đặc trưng nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh, bao trùm trong tư tưởng, đạo đức và định hình ở phong cách của Người, nhất là phong cách ứng xử mẫu mực, tinh tế, thấm nhuần đức khoan dung, lòng nhân ái vị tha của Người. Hồ Chí Minh là giản dị chứ không hề giản đơn. Trải nghiệm cuộc sống thực tế, thấu hiểu cuộc sống với nỗi đau nhân thế, tích lũy tri thức, kinh nghiệm, vốn sống, Người đi qua sự phong phú, sâu sắc của trường đời để biểu hiện thành sự giản dị, chứ không bao giờ giản đơn như có người lầm tưởng. Như một danh ngôn đã nói, giản dị là nỗ lực cao nhất của bậc thiên tài. Bác Hồ là như vậy, “vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh”, là niềm tự hào và hạnh phúc của chúng ta.
Cũng bởi thế, với mỗi người Việt Nam, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vừa là niềm tự hào, vừa là tâm nguyện trong sáng vươn lên trong đạo làm người.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Lê Anh Trà sinh ngày 24/6/ 1927, mất năm 1999
- Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- Năm 1965, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va
- Ông lần lượt được phong học hàm Phó giáo sư và Giáo sư các năm 1984 và 1991
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
+ Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả”
1. Hoàn cảnh sáng tác
“Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990
2. Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh
- Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc
- Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh
3. Giá trị nội dung
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
4. Giá trị nghệ thuật
Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dụ, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam