Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 10: Các nước Tây Âu chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 9 trang gồm 43 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình SGK Lịch sử 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án này sẽ giúp các bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 10: Các nước Tây Âu:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9
BÀI 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
Câu 1: Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Bức tường Béc-lin sụp đổ
B. Nước Đức tái thống nhất
C. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau
Lời giải
Ngày 3-10-1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức thành nước Đức thống nhất. Ngày nay, Đức là một quốc gia có thế lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc
B. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực
C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước châu Á
D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV
Lời giải
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. Biểu hiện:
- Sự ra đời của “Cộng đồng than – thép châu Âu” (4-1951).
- “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (3-1957) rồi thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?
A. Hiệp ước Rôma
B. Hiệp ước Maxtrích
C. Định ước Henxinki
D. Hiệp ước Lisbon
Lời giải
Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?
A. Hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản
B. Cạnh tranh với khối SEV
C. Nâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế
D. Cạnh tranh với Mĩ
Lời giải
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm hình thành một thị trường chung để xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 6 nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản… Đồng thời có một chính sách thống nhất trong nông nghiệp và giao thông.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
A. Liên minh châu Âu (EU)
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
C. Liên hợp quốc
D. Cộng đồng châu Âu (EC)
Lời giải
Đến cuối thập kỉ 90, EU chiếm ¼ GDP của thế giới, 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới
=> EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?
A. Hy Lạp
B. Đức
C. Thổ Nhĩ Kì
D. Áo
Lời giải
Năm 1949, trên lãnh thổ nước Đức đã hình thành hai nhà nước đi theo 2 con đường đối lập nhau, có sự chi phối của Mĩ và Liên Xô. Sự tồn tại hai nhà nước Đức và sự phân đôi Béclin làm cho nước Đức trở thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô - Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa
B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Lời giải
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:
- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có liên hệ mật thiết với nhau
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và xu thế liên kết quốc tế
- Nhu cầu thắt chặt sự tin cậy lẫn nhau để khắc phục những nghi kị, chia rẽ trong lịch sử; đồng thời cũng là để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu
A. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu
B. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây bán cầu
C. Dùng để chỉ về sự khác biệt kinh tế- chính trị với Đông Âu
D. Dùng để chỉ các quốc gia thân Mĩ
Lời giải
Tây Âu không phải là khái niệm chỉ vị trí địa lý mà là khái niệm chính trị- xã hội, xuất hiện trong thời kì chiến tranh lạnh để chỉ những quốc gia đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, thân Mĩ. Nó khác biệt với các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa thân Liên Xô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Tại sao Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?
A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức.
B. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.
C. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực
Lời giải
Mĩ và các nước phương Tây không muốn một giải pháp thống nhất ở Đức mà ở đó có sự cân bằng quyền lực giữa Xô- Mĩ theo quy định của hội nghị Ianta và Pốtxđam. Sự ra đời của nước CHLB Đức (Tây Đức) tháng 9- 1949 đã phản ánh tham vọng đó. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. Xuất phát điểm
B. Mức độ liên kết
C. Nguyên tắc hội nhập
D. Quy mô
Lời giải
EU và ASEAN đều là các tổ chức liên kết mang tính khu vực ở châu Âu và Đông Nam Á
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?
A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp
B. Anh rời khỏi EU
C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu
D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
Lời giải
Brexit là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện Anh rời khỏi EU. Theo kết quả cuộc trưng cầu chính thức ngày 24- 6- 2016, người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ và 48,1% phản đối hành động này
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?
A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu
B. Cộng đồng than, thép châu Âu
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu
D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
Lời giải
Trải qua một quá trình chuẩn bị, ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (gồm Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).
- Sau đó, ngày 25-3-1957, 6 nước này lại kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
- Ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất lại thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
- Tháng 12-1991, được đổi tên thành “Liên minh châu Âu” (EU).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?
A. hoàn toàn kiệt quệ
B. phát triển mạnh mẽ
C. phát triển không ổn định
D. phát triển chậm
Lời giải
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Sau chiến tranh, nền kinh tế của các nước này hoàn toàn kiệt quệ:
- Ở Pháp, năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938.
- Ở Italia, tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hang hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
C. Để hàng hóa Pháp Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu, giữ nguyên những người cộng sản trong chính phủ.
D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động, giữ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
Lời giải
Để nhận được viện trợ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?
A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.
C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.
D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
Lời giải
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các nước tư bản Tây Âu tìm mọi cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây như Anh quay lại Ấn Đô, Pháp quay lại xâm lược Đông Dương…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
C. Chống lại Liên Xô và Trung Quốc
D. Chống lại phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản
Lời giải
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra năm 1949 nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì?
A. Liên minh quân sự - chính trị.
B. Liên minh giáo dục, văn hóa, y tế.
C. Liên minh về khoa học - kỹ thuật.
D. Liên minh kinh tế - chính trị.
Lời giải
Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức có tính chất là liên minh kinh tế - chính trị chung của các nước châu Âu. Tính chất này cũng phù hợp với mục tiêu khi thành lập EU.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
C. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.
D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.
Lời giải
Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan là nguyên nhân khách quan quan trọng thúc đẩy sự hồi phục và phát triển của các nước Tây Âu sau chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Thành công của Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.
B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.
C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
Lời giải
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu chịu hậu quả nặng nề, kinh tế kiệt quệ, đất nước gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Tuy nhiên, với kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế 1945 – 1950 và sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mac-san đã giúp Tây Âu cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Lời giải
Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Quần đảo Nhật Bản gồm bốn đảo chính, trong đó đảo lớn nhất là gì?
A. Hô-cai-đô
B. Hôn-xư.
C. Kiu-xiu
D. Xi-cô-cư.
Đáp án B
Câu 22: Đơn vị hành chính của Nhật Bản gồm:
A. 40 khu vực
B. 45 khu vực
C. 47 khu vực
D. 50 khu vực
Đáp án C
Câu 23: Thủ đô Nhật Bản là:
A. Ki-ô-tô.
B. Ô-xa-ca.
C. Na-gôi-a.
D. Tô-ki-ô.
Đáp án D
Câu 24: Nhật Hoàng tuyên bố chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời gian nào?
A. 14/8/1945
B. 15/8/1945
C. 16/8/1945
D. 17/8/1945
Đáp án A
Câu 25: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?
A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Đáp án D
Câu 26: Nhật Bản lần đầu tiên bị quân đội nước ngoài chiếm đóng dưới chế độ quân quản của:
A. Anh
B. Hoa kì
C. Liên xô
D. Liên hợp Quốc
Đáp án B
Câu 27: Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?
A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.
B. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.
C. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.
D. Phải dựa vào viện trự của Mĩ dưới hình thức vay nợ.
Đáp án D
Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành nhiều cải cách trong đó cải cách nào là quan trọng nhất?
A. Cải cách hiến pháp.
B. Cải cách ruộng đất.
C. Cải cách giáo dục.
D. Cải cách văn hóa.
Đáp án A
Câu 29: Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?
A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
D. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.
Đáp án A
Câu 30: Sự kiện nào được coi à “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản?
A. Cải cách ruộng đất.
B. Ban hành hiên pháp 1946.
C. Chiến tranh Triều Tiên.
D. Chiến tranh Việt Nam.
Đáp án C
Câu 31: Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì?
A. Những cải cách dân chủ.
B. Ban hành hiến pháp năm 1946.
C. Chiến tranh Triều Tiên.
D. Chiến tranh Việt Nam.
Đáp án D
Câu 32: Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa?
A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.
B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.
C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.
D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.
Đáp án B
Câu 33: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào?
A. Những năm 60 của thế kỉ XX.
B. Những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Những năm 90 của thế kỉ XX.
Đáp án B
Câu 34: Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế?
A. Yếu tố con người.
B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế.
C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao.
Đáp án A
Câu 35: Nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào?
A. Sau năm 1973.
B. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Đáp án D
Câu 36: Nhật Bản đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của khoa học – kĩ thuật?
A. Coi trọng nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật.
B. Mua bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài.
C. Cho người đi học tập ở nước ngoài.
D. Mời những người giỏi về làm việc.
Đáp án B
Câu 37: Trong thời gian 1955 – 1993, Đảng nào liên tục cầm quyền ở Nhật Bản?
A. Đảng Cộng sản Nhật Bản.
B. Đảng Dân chủ Xã hội.
C. Đảng Dân chủ Tự do.
D. Đảng Komeito.
Đáp án C
Câu 38: Mục đích của việc Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” là gì?
A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
B. Nhật Bản đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ để giảm chi phí quân sự.
C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
D. Mĩ giúp Nhật trở thành bá chủ châu Á.
Đáp án B
Câu 39: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, mục tiêu lớn nhất mà Nhật Bản muốn hướng đến là gì?
A. Vươn lên trở thành cường quốc chính trị.
B. Duy trì vị thế siêu cường kinh tế.
C. Vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
D. Giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới.
Đáp án A
Câu 40: Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật đạt:
A. 180 tỉ USD.
B. 181 tỉ USD
C. 182 tì USD.
D. 183 tỉ USD
Đáp án D
Câu 41: Năm 1961- 1970, tốc độ tăng trưởng bình quân về công nghiệp của Nhật hằng năm là bao nhiêu?
A. 12,5%
B. 13,5%
C. 14,5%.
D. 15,5%.
Đáp án B
Câu 42: Những năm 1967-1969, sản lượng lương thực của Nhật cung cấp:
A. 80% nhu cầu trong nước.
B. 70% nhu cầu trong nước,
C. 60% nhu cầu trong nước.
D. 50% nhu cầu trong nước.
Đáp án A
Câu 43: Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?
A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ. (Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 830 tỉ USD),
B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 - 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
C. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản.(Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản).
D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.
Đáp án D