SBT Lịch sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu | Giải SBT Lịch sử lớp 9

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 10: Các nước Tây Âu chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 9  Bài 10: Các nước Tây Âu

Bài 1 trang 35 SBT Lịch sử 9: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã

A. Quốc hữu hoá các xí nghiệp

B. Thực hiện cải cách ruộng đất

C. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch Phục Hưng Châu Âu”

D. Đẩy mạng buôn bán với các nước Tây Âu.

Trả lời:

Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a,... đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là Kế hoạch Mác-san).

Chọn C

Câu 2: Để nhận viện trở từ Mĩ các nước Tây Âu phải

A. Liên kết lại với nhau

B. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động

C. Tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra

D. Sử dụng viện trợ của Mĩ vào phát triển kinh tế

Trả lời:

Các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như:

+ Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp;

+ Hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ nhập vào;

+ Phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ (như ở Pháp, I-ta-li-a...).

Chọn C

Câu 3: Điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN

B. Ủng hộ phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân lao động thế giới

C. Ngoại giao mềm mỏng, tập trung vào xây dựng và phát triển kinh tế

D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây.

Trả lời:

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.

Chọn D

Câu 4: Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” gay gắt giữa hai phe các nước Tây Âu đã

A. Tham ra khối quân sự NATO do Mĩ thiết lập ra để chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

B. Thực hiện chính sách trung lập, không chạy đua vũ trang.

C. Đấu tranh đòi quân Mĩ phải giải trừ quân bị.

D. Thành lập khối liên minh quân sự riêng để chống lại Mĩ và các nước XHCN.

Trả lời:

Trong thời kì Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4 - 1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Chọn A

Câu 5: Nước Đức thống nhất vào thời điểm

A. Tháng 9-1949         B. Tháng 10-1949

C. Tháng 9-1990         D. Tháng 10-1990

Trả lời:

Ngày 3- 10- 1990, Cộng hoà Dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức thành một nước Đức thống nhất.

Chọn D

Câu 6: Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là

A. Sự thành lập “cộng đồng kinh tế Châu Âu”

B. 

C. Sự thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu”

D. Sự thành lập “Cộng đồng Châu Âu”

Trả lời:

Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là sự thành lập “cộng đồng than thép - Châu Âu”

Chọn B

Bài 2 trang 36 SBT Lịch sử 9: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau:

1. ☐ Trong những năm 1948 - 1951, nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

2. ☐ Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, sản xuất Công nghiệp Cộng hoà Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

3. ☐ Do được củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ cải cách tiến bộ trước đây.

4. ☐ Đến nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.

5. ☐ Hội nghị cấp cao tại Maxtrich (Hà Lan) đánh dấu một mốc mang tính quyết định của quá trình liên kết quốc tế ở Châu Âu.

Trả lời:

Đúng: 1, 3, 4;

Sai: 2, 5.

Bài 3 trang 37 SBT Lịch sử 9: Hãy nối các thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp

SBT Lịch sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Lịch sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 2)

Bài 4 trang 37 SBT Lịch sử 9: Các sự kiện dưới đây, sự kiện nào nằm trong quá trình hình thành Liên minh châu Âu?

A. Năm 1946, 16 nước Châu Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ 

B. Sự ra đời của “Cộng Đồng than - thép châu Âu” tháng 4-1951.

C. “Cộng đồng nguyên tử năng lượng Châu Âu” được thành lập tháng 3 - 1975.

D. “Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời.

E. Cộng Hoà Dân Chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức ngày 3-10-1990.

F. Tháng 7-1976, Cộng đồng than – thép Châu Âu, Công đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng Đồng Kinh tế Châu Âu sáp nhập với nhau thành Cộng đồng Châu Âu (EC), đến tháng 12-1991, đổi thành liên minh Châu Âu (EU).

Trả lời:

Các sự kiện nào nằm trong quá trình hình thành Liên minh châu Âu:

B. Sự ra đời của “Cộng Đồng than - thép châu Âu” tháng 4 - 1951.

C. “Cộng đồng nguyên tử năng lượng Châu Âu” được thành lập tháng 3 - 1975.

D. “Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời.

F. Tháng 7-1976, Cộng đồng than – thép Châu Âu, Công đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng Đồng Kinh tế Châu Âu sáp nhập với nhau thành Cộng đồng Châu Âu (EC), đến tháng 12-1991, đổi thành liên minh Châu Âu (EU).

Bài 5 trang 38 SBT Lịch sử 9: Tác động của chiến tranh thế giới thứ hai đến các nước Tây Âu như thế nào?

Trả lời:

Tác động của chiến tranh thế giới thứ hai đến các nước Tây Âu:

* Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): 

Nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề.

- Pháp: Bị thiệt hại to lớn về kinh tế. Năm 1944, sản xuất công nghiệp của Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh.

- I-ta-li-a: Sản xuất công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp chi đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước.

- Anh: Kinh tế Anh phát triển chậm sau chiến tranh, vị trí kinh tế cùa Anh ngày càng giảm sút; Tháng 6-1945, nước Anh nợ tới 2 tỉ bảng Anh.

* Sau chiến tranh thế giới thứ hai:

Để khôi phục nền kinh tế đất nước, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a... đã nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ

 

Đánh giá

0

0 đánh giá