6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12

Tải xuống 81 1.6 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12, tài liệu bao gồm 81 trang,  giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Đọc - hiểu

6 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

1, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

Note: Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.

2, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương

Note: Trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.

3, Phong cách ngôn ngữ chính luận:

- Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

Note: Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …

4, Phong cách ngôn ngữ khoa học

- Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH.

5, Ngôn ngữ báo chí:

– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

Note: Các bài có trích dẫn nguồn báo

6, Phong cách ngôn ngữ hành chính

- VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.

Note: Các mẫu đơn xin phép, có tiêu đề, biểu ngữ.. (đơn xin nghỉ học, đơn khiếu nại..)
Các biện pháp nghệ thuật
1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  1. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
  2. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  3. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  4. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
  5. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
  6. Nói quá:  là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  7. Nói giảm, nói tránh:  là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

6  PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

  1. Tự sự: Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo nên một mạch hoàn chỉnh, không quan tâm đến thái độ và quan điểm của tác giả.
  2. Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
    3. Biểu cảm: dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về một sự vật, sự việc.
  3. Thuyết minh:  là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
  4. Nghị luận: là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

6. Hành chính- công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí  (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)

Xem thêm
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 1)
Trang 1
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 2)
Trang 2
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 3)
Trang 3
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 4)
Trang 4
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 5)
Trang 5
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 6)
Trang 6
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 7)
Trang 7
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 8)
Trang 8
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 9)
Trang 9
6 phong cách ngôn ngữ văn bản và cách nhận biết môn Ngữ văn lớp 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 81 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống