62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Tải xuống 9 6.3 K 171

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 9 trang gồm 62 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 11.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 9 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 62 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án: Tuần hoàn máu (tiếp theo) – Sinh Học lớp 11:

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án: Hoạt động của tim (ảnh 1)

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 11

BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (TIẾP THEO)

A/  Hoạt động của tim

Câu 1: Tính tự động của tim

 A. Nhịp tim.

B. Tính tự động của tim.

C. Chu kì tim.

D. Huyết áp.

Lời giải:

Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là  :

A. Do hệ dẫn truyền tim

B. Do tim

C. Do mạch máu

D. Do huyết áp

Lời giải:

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Hệ dẫn truyền tim gồm:

A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His .

Lời giải:

Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Hệ dẫn truyền tim gồm: 

1. Nút xoang nhĩ       2. Nút nhĩ thất 

3. Bó His                   4. Mạng Puốc kin

A. 1, 2, 3.

B. 1, 4.

C.  2, 3, 4. 

D.  1, 2, 3, 4. 

Lời giải:

Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

 A. Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ -> Tâm nhĩ co -> Nút nhĩ thất -> Bó his -> Mạng Puôc – kin -> Tâm thất -> Tâm thất co.

B. Nút nhĩ thất ->  Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ -> Bó his -> Mạng Puôc – kin -> Các tâm nhĩ, tâm thất co

C. Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> Mạng Puôc – kin -> Bó his -> Các tâm nhĩ, tâm thất co.

D. Nút xoang nhĩ -> Hai tâm nhĩ -> Nút nhĩ thất -> Mạng Puôc – kin -> Các tâm nhĩ, tâm thất co.

Lời giải:

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:

Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng thì cơ tim:

A. Cơ tim co tối đa

B. Cơ tim co bóp nhẹ.

C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp.

D. Cơ tim co bóp bình thường.

Lời giải:

Tim hoạt động theo quy loạt "tất cả hoặc không có gì": khi kích thích ở cường dộ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng = co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm cơ tim co mạnh hơn nữa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

B. Hoạt động tự động.    

C. Hoạt động theo chu kì.

D. Hoạt động cần năng lượng.

Lời giải:

Cả hoạt động của cơ tim và cơ vân đều cần đến năng lượng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Hoạt động của cơ tim khác biệt gì so với hoạt động của cơ vân?

A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

B.  Hoạt động tự động.

C. Hoạt động theo chu kì

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Cơ vân hoạt động theo ý thức, cơ tim hoạt động theo chu kỳ và tự động. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Nhịp tim trung bình khoảng:

 A. 50-80 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

B. 40-60 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh

C. 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

D. 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

Lời giải:

Nhịp tim trung bình là: 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Nhịp tim trung bình là:

A. 75 lần/phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

B. 85 lần/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

C. 75 lần/phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh

D. 65 lần/phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

Lời giải:

Nhịp tim trung bình là: 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh, vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?

A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải:

Tất cả các trường hợp ở A, B, C đều có thể làm nhịp tim tăng lên

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Nhịp tim sẽ giảm xuống trong trường hợp nào sau đây ?

A. Khi nghỉ ngơi.

B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

D. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

Lời giải:

Tất cả các trường hợp ở B, C, D đều có thể làm nhịp tim tăng lên

Khi nghỉ ngơi nhịp tim sẽ giảm xuống

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

A. 0,8 giây

B. 0,6 giây

C. 0,7 giây

D. 0,9 giây

Lời giải:

Mỗi chu kỳ tim ở người  dài 0,8s trong đó tâm nhĩ co: 0,1s; tâm thất co : 0,3s; pha giãn chung: 0,4s

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

A. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.   

B. Tim có hệ thống nút có khả năng tự phát xung điện.

C. Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể

D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Lời giải:

Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do: khi tim được nuôi dưỡng đầy đủ: được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp, nó có khả năng tự động vận hành nhờ cơ chế tự phát nhịp của mình

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Khả năng tự động vận hành nhờ cơ chế tự phát nhịp của tim giúp tim:

A. Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng.

B. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. 

C. Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể.

D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Lời giải:

Khả năng tự động vận hành nhờ cơ chế tự phát nhịp của tim giúp tim thể hiện ở: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?

A. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

B. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và tăng co tim.

C. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.

D. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

Lời giải:

Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Dây giao cảm có tác dụng gì đối với tim?

A. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

B. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim.

C.  Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. 

D. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim.

Lời giải:

Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?

A. Động mạch dưới đòn

B. Động mạch dưới cằm

C. Động mạch vành

D. Động mạch cảnh trong

Lời giải:

Động mạch vành mang máu đi nuôi tim

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Ở người, mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm:

A. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây

C. Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

D. Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Lời giải:

Mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm 3 pha: tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình  là:

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B.  0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Lời giải:

Mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm 3 pha: tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. Tổng thời gian mỗi chu kỳ hoạt động là 0,8 giây.

Đáp án cần chọn là: B

B/ Hoạt động của hệ mạch

Câu 1: Hệ mạch máu của người gồm: 

I. Động mạch;    II. Tĩnh mạch;    III. Mao mạch. 

Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:

A. I → III → II.

B. I → II → III.

C. II → III → I.

D. III → I → II.

Lời giải:

Máu chảy trong hệ mạch tuần hoàn theo chiều từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Máu của người chảy trong hệ mạch theo chiều:

 A. Động mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch.

B. Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch.

C.  Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch.

D. Mao mạch → Động mạch → Tĩnh mạch.

Lời giải:

Máu chảy trong hệ mạch tuần hoàn theo chiều từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Động mạch là

A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

Lời giải:

Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Động mạch là những mạch máu

A. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

B. Chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

C. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

D. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

Lời giải:

Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Mao mạch là

A. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

B. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

C. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

D. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.

Lời giải:

 Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Mao mạch là những mạch máu

A. Rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

B. Nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

C.  Rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

D.  Phân biệt động mạch và tĩnh mạch, không tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.

Lời giải:

Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Tĩnh mạch là:

A. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

B. Những mạch máu từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

C. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

D. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Lời giải:

Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Tĩnh mạch là những mạch máu:

A. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

B. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

C. Từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

D. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

Lời giải:

Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?

A. Động mạch.

B. Mạch bạch huyết.

C. Tĩnh mạch.

D. Mao mạch.

Lời giải:

Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?

A. Động mạch.

B. Mạch bạch huyết.

C. Tĩnh mạch.

D. Mao mạch.

Lời giải:

Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tiêt diện nhỏ nhât?

A. Mao mạch.

B. Mạch bạch huyết. 

C. Tĩnh mạch. 

D. Động mạch.

Lời giải:

Mao mạch có tiêt diện nhỏ nhất nhưng xét cả cơ thể thì có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?

A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.

B. Vì mao mạch thường ở xa tim.

C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn

D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.

Lời giải: 

Mao mạch có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn → có tổng tiết diện lớn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Vì sao ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất?

A. Vì tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn.

B. Vì số lượng tĩnh mạch nhiều hơn động mạch.

C. Vì số lượng tĩnh mạch lớn.

D. Vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.

Lời giải:

Ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.

Theo đó huyết áp ở động mạch là lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?

A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm

B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì

C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào

D.  Tất cả các phương án còn lại

Lời giải:

Mao mạch có thành mỏng, vận tốc máu chậm, phân nhánh đến tế bào → trao đổi chất hiệu của với tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể:

A. Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch.

B. Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch.

C. Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.

D. Tim phải cho bóp theo chu kì.

Lời giải:

Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

A. Dòng máu chảy liên tục

B. Sự va đẩy của các tế bào máu

C. Co bóp của mạch.

D. Năng lượng co tim.

Lời giải:

Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ sự co bop của tim.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Huyết áp là:

A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Lời giải:

Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18:  Huyết áp là gì ? 

A. Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất

B. Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch

C. Ap lực của máu vào thành mạch

D. Ap lực máu trong tim

Lời giải:

Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?

A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

Lời giải:

Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch chứ không chỉ do sự ma sát của máu. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau. 

1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn 

2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ. 

3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm. 

4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. 

5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch 

Có bao nhiêu kết luận không đúng?

 A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Lời giải:

1. đúng

2. đúng

3. đúng, thể tích máu giảm làm huyết áp giảm

4. sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển làm thay đổi vận tốc máu

5. sai, đó là sự giảm dần của huyết áp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.

C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.

Lời giải:

Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?

A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.

B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp. 

C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao. 

D. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.

Lời giải:

Người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp vì thành mạch dày lên tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:

A. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 120mmHg.

B. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg

C. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 110mmHg.

D. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.

Lời giải:

Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi huyết áp cực đại thường xuống dưới 100mmHg

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Phần nào của hệ mạch dưới đây sẽ có huyết áp lớn nhất?

A. Tiểu tĩnh mạch

B. Tĩnh mạch chủ

C. Tiểu động mach.

D. Mao mạch

Lời giải:

Tiểu động mạch có huyết áp lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Huyết áp giảm dần từ

A. động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.

B. động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

C. mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.

D. tĩnh mạch → mao mạch → động mạch.

Lời giải:

Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?

A. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não →  Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu.

B. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.

C. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.

D. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.

Lời giải:

Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại khi:

A. Huyết áp giảm.

B. Nồng độ CO2 tăng.

C. Huyết áp giảm và nồng độ CO2 tăng.

D. Huyết áp giảm và nồng độ CO2 giảm.

Lời giải:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại khi huyết áp giảm và nồng độ CO2 tăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Tốc độ máu chảy trong một giây là?

A. Huyết áp.

B. Vận tốc máu.

C. Nhịp tim.

D. Không xác định được

Lời giải:

Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Tốc độ máu chảy trong một giây là?

A. Huyết áp.

B. Vận tốc máu.

C. Nhịp tim.

D. Không xác định được

Lời giải:

Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Vận tốc máu là?

A. Tốc độ máu chảy trong một giây.

B. Áp lực của máu lên thành mạch.

C. Số nhịp đập trên một phút.

D. Không xác định được.

Lời giải:

Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Vận tốc máu ở các mạch giảm theo chiều?

A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.

B. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

C. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch.

D. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.

Lời giải: 

Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Vận tốc máu ở các mạch tăng theo chiều?

 A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.

B. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

C. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch.

D. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.

Lời giải:

Vận tốc trong hệ mạch tăng theo chiều Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

  1. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch. 

  2. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch. 

  3. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất. 

IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Xét các phát biểu

I, III, IV đúng

II sai, máu trong tĩnh mạch phổi giàu oxi hơn trong động mạch phổi

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi đề cập đến vận tốc máu và tương quan giữa nó với huyết áp và tổng tiết diện ? 

1. Ở động mạch tổng tiết diện lớn nhất, huyết áp lớn nhất và vận tốc máu lớn nhất. 

2. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn. 

3. Ở mao mạch tổng tiết diện lớn nhất, huyết áp cao nhất và vận tốc máu chậm nhất. 

4. Ở tĩnh mạch vì xa tim nên huyết áp thấp nhất và vận tốc máu nhanh nhất.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

(1) Sai vì Ở mao mạch tổng tiết diện lớn nhất, huyết áp lớn nhất và vận tốc máu lớn nhất

(3) sai vì huyết áp ở động mạch là cao nhất

(4) sai vì ở tĩnh mạch vận tốc máu chảy chậm, ở động mạch có vận tốc máu nhanh nhất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 1:

Lời giải:

Câu 35: Những lúc trời rét buốt, ngón tay ngón chân người lạnh đi rất nhiều chủ yếu vì:

A. Hệ mạch co mạnh, nên lượng máu đến đó rất ít        

B. Các bộ phận này tỏa nhiệt mạnh nhất

C. Đây là các cơ quan ít mao mạch nhất trong cơ thể    

D. Đó là các vị trí xa tim nhất

Lời giải:

Những lúc trời rét buốt, ngón tay ngón chân người lạnh đi rất nhiều chủ yếu vì nhiệt độ thấp mạch máu dưới da co mạnh, nên lượng máu đến đó ít đi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Những lúc trời rét buốt, mạch máu dưới da co lại. Hiện tượng này nhằm mục đích gì?

A. Tăng quá trình thải nhiệt.

B. Tăng quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

C. Giảm quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

D. Giảm quá trình thải nhiệt.

Lời giải:

Những lúc trời rét buốt, (khi nhiệt độ giảm) mạch máu dưới da co lại để giảm quá trình thải nhiệt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37: Khi đi dưới trời nắng, mạch máu dưới da dãn ra và làm mặt đỏ lên. Hiện tượng này nhằm mục đích gì?

A. Tăng quá trình thải nhiệt.       

B. Tăng quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

C. Giảm quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.

D. Giảm quá trình thải nhiệt.

Lời giải:

Khi nhiệt độ tăng cao, mạch máu dưới da dãn ra làm mặt đỏ lên đồng thời tăng quá trình thoát nhiệt ra ngoài, giảm nhiệt độ xuống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38: Khi đi dưới trời nắng, mặt đỏ lên là vì:

A. Hệ mạch co mạnh, nên lượng máu đến đó rất ít  

B. Mạch máu dưới da dãn ra

C. Đây là các cơ quan nhiều mao mạch nhất trong cơ thể

D. Các vị trí này ở gần tim

Lời giải:

Khi đi dưới trời nắng, mặt đỏ lên là vì mạch máu dưới da dãn ra làm mặt đỏ lên đồng thời tăng quá trình thoát nhiệt ra ngoài, giảm nhiệt độ xuống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ?

A. Phôtpholipit

B. Ơstrôgen

C. Côlesterôn

D. Testosterôn

Lời giải:

Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với côlesterôn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: Tăng hàm lượng côlesterôn trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh?

A. Bệnh thận

B. Bệnh gan

C. Bệnh da

D. Bệnh xơ vữa động mạch

Lời giải:

Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với côlesterôn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 41: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn

C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải:

Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần thực hiện tất cả các lưu ý trên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42: Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc?

A. Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng

B. Giảm luợng muối ăn hàng ngày ( < 6g NaCl)

C. Hạn chế uống ruợu bia không hút thuốc lá

D. Cả 3 phuơng án trên

Lời giải:

Để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc ta cần: Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng; Giảm luợng muối ăn hàng ngày (<6g NaCl); hạn chế uống ruợu bia không hút thuốc lá, …

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 1)
Trang 1
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 2)
Trang 2
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 3)
Trang 3
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 4)
Trang 4
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 5)
Trang 5
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 6)
Trang 6
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 7)
Trang 7
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 8)
Trang 8
62 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án 2023: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống